Thợ sửa chữa với xe phun xăng điện tử FI
Rộ lên rất lâu rồi việc thợ sửa chữa quen sửa xe chế hoà khí, khi thấy các hãng ra xe mới là phun xăng điện tử (còn gọi là xe FI – fuel injection), có một số người thấy hoang mang, lo sợ không biết là mới thế, hiện đại thế mình không biết thì sửa kiểu gì. Rồi lao đi tìm hiểu, có người còn đóng tiền học đắt vãi đái, gom tiền béo cho mấy ông đào tạo. Rồi nó trở thành phong trào FI, nghe có vẻ lên đời lắm. Nhiều cửa hàng treo biển hoành tráng sửa xe FI theo trào lưu, post ảnh thiết bị điện tử như chuẩn bị một phát thành sờ pai đờ men siêu hạng.
Thôi, đừng có má hào nhoáng nữa. Bước xuống đi ạ. Tập trung vào đúng việc của mình, đó là phục vụ khác hàng thật tốt chứ không phải là nghề chém gió.
Một cách lý thuyết và thực tế sửa xe FI còn dễ và đơn giản hơn xe chế thông thường. Mình viết ở đây để cho một số bạn đã học thì bớt thể hiện, bạn nào chưa học thì thấy nó chẳng có cái con khỉ mẹ gì cả, đỡ phải nghe những thằng đi học một tí rồi nó lại về chém gió, nó doạ. Và đừng có mất tiền oan đi học không đúng mục đích giống thằng trước hoặc nếu có đi học nên tìm hiểu kỹ về phương pháp học của mình, học chỗ tin cậy, đào tạo thực sự, đừng có mà a zua, đi học để tìm hiểu nó khác đi học để lên đời.
Xe phun xăng điện tử nó cũng giống hệt xe chế xăng. Ví dụ thế này nhé, cùng là đi xe nhưng xe đạp nó đạp, xe máy nó có động cơ. Đến khi hỏng thì các bộ phận bánh, côn, xích, líp nó giống hệt nhau.
Nó khác nhau ở mỗi việc đó là
- Xe FI: bình xăng nó chủ động phun xăng vào buồng đốt bằng kim phun (giống như kim tiêm ấy)
- Xe chế: bình xăng nó bị động chế nó hút xăng vào buồng đốt (họng chế)
Vi dụ nôm na: ta có một cái cây (buồng đốt) cần tưới nước (xăng)
- cách 1 là ta làm một cái ao nước (bình xăng) cạnh cái cây, khi nào cây khô thì rễ cây sẽ tự lấy nước từ ao (chế hoà khí hút xăng từ bình xăng).
- cách 2 là ta chủ động cứ hàng ngày ta lấy vòi nước tưới cho cây lúc cần thiết (phun xăng), rồi một ngày ta mệt, ta lắp cho cái vòi một cái máy bơm nước tự động, cứ hết nước là nó tự động bơm, và thế là người ta gọi là phun điện.
Vậy cái cây nó héo (xe hỏng) thì các yếu tố tác động khác là giống nhau, còn nếu héo là do nước (xăng) thì đối với loại chăm cây bằng máy bơm nước tự động (phun xăng điện tử) tôi khuyên bạn:
- 1 là sắm một cái thiết bị kiểm tra máy bơm tự động ở chỗ uy tín, tin cậy và học qua bạn bè cách sử dụng nó (cái này dễ như ăn cháo), cái máy đó nó sẽ báo cái máy bơm hỏng chỗ nào (hãng Honda, Yamaha họ đã ra xe là họ có thiết bị đo kiểm tra)
- nếu nó báo hỏng cái gì thì mua thiết bị về mà thay như cảm biến chẳng hạn, hoặc tắc kim phun… (chú ý đừng có mà sửa). Rất đơn giản, tháo lắp thông thường như vẫn làm tháo lắp nhông xích nhật RK.
- trong máy bơm nó có một hộp đen (giống như hộp đen máy bay), nghĩa là phần điện tử trung tâm (ECU – electrical Control unit) nếu nó hỏng thì các bạn đừng làm gì vì điện tử không phải nghề của các bạn (nó giống như điện tử tivi ấy), nhanh nhất là mang đi sửa, mà sửa cũng còn tuỳ (bảng mạch chính điện tử mainboard mà cứ đục đục khoét khoét, hàn bét tè lè nhè thì cũng chưa chắc cú). Chắc cú nhất chỉ có mua mới, nhưng mua mới thì đắt vãi, nên nếu sửa thì kiếm người có tay nghề tốt, mà cũng chỉ nên mổ 1 lần thôi.
Như vậy sửa một cái xe phun xăng điện tử còn dễ hơn một cái xe chế, nhanh hơn. Sạch hơn. Chỉ việc đo và thay, máy nó làm hết.
Làm thợ ai cũng biết làm con xe ga đơn giản hơn xe số nhưng do xe ga ra sau, trông có vẻ hầm hố hơn, tự động hơn nên nó tác động vào tâm lý thợ, rồi tâm lý người tiêu dùng về sự sĩ diện, về sự hào nhoáng, về sự hiện đại dởm thành ra bây giờ cứ sửa xe ga, bảo dưỡng xe ga là phải lấy đắt hơn xe số, mà người đi xe chịu một cái vô lý vì đi xe ga nên đương nhiên là phải trả giá cao, giống như hôm nọ tôi đi mẹc mua một mớ rau muống, con mẹ bán rau mặc quần đen đeo ca la vát đỏ, nó nói rất tự nhiên như đương nhiên nó phải thế: 1 triệu 1 mớ.
Đến giờ xe FI, cũng lại vậy và xã hội ta là vậy.
P/s: anh em thợ nào mà chưa biết FI, đầu tiên cứ nghĩ đó là một việc bình thường không phải sốt ruột, chẳng có gì mà cao siêu cả, cứ từ từ, va chạm dần dần rồi sẽ biết hết, giống như ngày đầu mình mới vào nghề sửa xe vậy, hồi mới đi học sửa xe triết lý hay nhất đó là ” không biết thì hỏi “, khẳng định luôn là sửa FI còn đơn giản, tiện lợi, nhanh và dễ hơn sửa chế nhiều, vì sao, vì nó có máy móc hỗ trợ. Hồi xưa mổ ruột thừa phải banh ra, móc móc, tìm ruột, mẹ bây giờ nó siêu âm, nó chọc 3 cái mũi vào nó soi, nó mổ vài phút xong luôn, ai khỏe 1 tí ra viện luôn, 1 tuần đi đá bóng bình thường. Cái gì càng tiến đến sự hiện đại thì yên tâm nó sẽ càng đơn giản, đơn giản theo nghĩa đơn giản thực sự, đừng tưởng tượng mấy ông chuyên môn ông ấy nói, ông ấy nói thì nó kinh khủng lắm. Việc phổ thông chúng ta là phục vụ khách tốt, và được trả phí. Học là một việc của cả đời, đương nhiên vậy.
Tác giả: Khánh Râu – Thành Gia Motor
Đặt thợ điện như thế nào?
Đặt trực tiếp từ mẫu tìm thợ điện tại trang web này
• Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
• Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
• Bước 3: Nhập vào số điện thoại để thợ điện có thể liên hệ với bạn.
• Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi thợ điện, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho thợ điện biết khi họ gọi điện cho bạn.
• Bước 5: Nhập vào Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết...
• Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm thợ điện gần bạn...
Tải ứng dụng Rada để đặt thợ điện
• Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
• Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
• Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
• Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết... bạn cần yêu cầu thợ điện, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
• Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm thợ điện
Lợi ích khi đặt thợ điện từ hệ thống Rada
• Mạng lưới thợ điện liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào thợ điện cũng có thể đáp ứng
• Ngay sau khi kết nối thành công, thợ điện sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
• Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được thợ điện cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
• Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
• Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với thợ điện
• Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,634 nhà cung cấp dịch vụ, 139,292 người sử dụng và 238,007 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt thợ điện từ mạng lưới dịch vụ của mình.