Quét mã QR tải app đặt xe cứu hộ
 

 

 

 

 

Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh xe cứu hộ

đăng ký doanh nghiệp cứu hộ giao thông

Xe cứu hộ giao thông (bao gồm cứu hộ ô tô và cứu hộ xe máy) là loại xe làm dịch vụ giải tỏa ách tắc giao thông gây ra trong các trường hợp phương tiện giao thông bị hỏng, do tai nạn giao thông, cứu người bị mắc kẹt trong xe, hoặc đơn giải là kéo xe ô tô hỏng về nơi sửa chữa. Bài viết sau đây cung cấp một cách toàn diện thủ tục đăng ký kinh doanh xe cứu hộ.

1. Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp.
  • Nghị định 78/2015/NĐ – CP
  • Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT.
  • Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg.

2. Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh xe cứu hộ

Để có thể kinh doanh xe cứu hộ, tổ chức, cá nhân cần tiến hành đăng ký kinh doanh ngành nghề liên quan, phù hợp đối với lĩnh vực, dự định kinh doanh.

Ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp có thể lựa chọn để đăng ký giấy phép kinh doanh xe cứu hộ là:

Đại lý xe có động cơ khác (Mã ngành: 45139)

Nhóm này gồm

Hoạt động đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ, môi giới, đấu giá xe có động cơ khác loại mới và loại đã qua sử dụng.

Cụ thể

  • Ô tô chở khách loại trên 9 chỗ ngồi, kể cả loại chuyên dụng như xe cứu thương, xe chở tù, xe tang lễ;
  • Ô tô vận tải, kể cả loại chuyên dụng như xe bồn, xe đông lạnh; rơ-moóc và bán rơ-moóc;
  • Ô tô chuyên dụng: Xe bồn, xe cứu hộ, xe cứu hỏa, xe chở rác, xe quét đường, xe phun tưới, xe trộn bê tông, xe chiếu chụp X-quang…

Loại trừ

  • Bán buôn xe có động cơ khác được phân vào nhóm 45119 (Bán buôn xe có động cơ khác);
  • Đại lý bán lẻ xe có động cơ khác bên ngoài cửa hàng được phân vào nhóm 47990 (Bán lẻ hình thức khác chưa được phân vào đâu).

Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ (Mã ngành: 5225)

Nhóm này gồm

  • Hoạt động liên quan tới vận tải hành khách, động vật hoặc hàng hóa bằng đường bộ;
  • Hoạt động của các bến, bãi ô tô, điểm bốc xếp hàng hóa;
  • Hoạt động quản lý đường bộ, cầu, đường hầm, bãi đỗ xe ô tô hoặc gara ôtô, bãi để xe đạp, xe máy;
  • Lai dắt, cứu hộ đường bộ.

Nhóm này cũng gồm

  • Hoá lỏng khí để vận chuyển.

Loại trừ

  • Bốc dỡ hàng hóa đường bộ được phân vào nhóm 52242 (Bốc xếp hàng hóa đường bộ).

Theo đó, tổ chức, cá nhân muốn đăng ký giấy phép kinh doanh xe cứu hộ phải thực hiện việc đăng ký kinh doanh có đăng ký 1 trong các ngành nghề kinh doanh được quy định trên liên quan đến kinh doanh xe cứu hộ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Hồ sơ thực hiện hoạt động đăng ký kinh doanh

Tổ chức, cá nhân lựa chọn một trong các loại hình kinh doanh phù hợp với điều kiện kinh doanh, mục đích kinh doanh như sau:

Trường hợp đăng ký kinh doanh theo hình thức thành lập doanh nghiệp

Đối với Doanh nghiệp Tư nhân

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP (cụ thể: Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực; Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực).
  • Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Đối với Công ty TNHH một thành viên

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty (phải có họ, tên và chữ ký của chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu công ty là tổ chức);)
  • Bản sao hợp lệ:
    • Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền đối với Công ty TNHH một thành viên được tổ chức quản lý theo mô hình Chủ tịch Công ty, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và Kiểm soát viên.
    • Danh sách người đại diện theo ủy quyền và bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của từng đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo mô hình Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và Kiểm soát viên.
  • Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
    • Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân;
    • Quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước);
    • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành)
  • Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức.
  • Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty Cổ phần và Công ty Hợp danh

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức.
  • Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
    • Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;
    • Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
    • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
  • Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Trường hợp đăng ký kinh doanh theo mô hình hộ kinh doanh

Hồ sơ cần thiết khi tiến hành đăng ký hộ kinh doanh

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
  • Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình;
  • Lưu ý: Trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập cần có bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh.

4. Các bước thực hiện đăng ký giấy phép kinh doanh xe cứu hộ

Thủ tục đăng ký kinh doanh

Đăng ký thành lập doanh nghiệp

  • Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ theo quy định tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
  • Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan quản lý sẽ thông báo đến doanh nghiệp bằng văn bản.

Đăng ký thành lập hộ kinh doanh

  • Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
  • Phòng Tài chính – Kế toán thuộc UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ thông báo bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

Thủ tục công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp và khắc con dấu cho công ty. (Trường hợp đăng ký thành lập doanh nghiệp)

  • Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày kể từ ngày được công khai.
  • Ngành, nghề kinh doanh của công ty.
  • Danh sách thành viên công ty, nhà đầu tư trong và ngoài nước.
  • Trước khi sử dụng con dấu, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Lưu ý: Đối với trường hợp doanh nghiệp/hộ kinh doanh muốn kinh doanh dịch vụ cứu hộ vận tải đường bộ:

Để thực hiện hoạt động kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh này, doanh nghiệp/hộ kinh doanh phải có thông báo bằng văn bản cho Sở Giao thông vận tải địa phương các nội dung: địa chỉ, số điện thoại liên hệ và bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc đăng ký doanh nghiệp).

5. Những câu hỏi thường gặp của khách hàng:

Các loại giấy phép cần có để xin giấy phép kinh doanh xe cứu hộ gồm những gì?

  • Tùy theo đối tượng xin giấy phép sẽ có giấy tờ phù hợp.

Thời hạn xin cấp giấy phép kinh doanh xe cứu hộ là bao lâu?

  • Thời gian cấp giấy phép kinh doanh xe cứu hộ trong vòng 3- 5 ngày làm việc khi nhận đủ hồ sơ.
Đặt xe cứu hộ

Đặt xe cứu hộ như thế nào?

Đặt trực tiếp từ mẫu tìm xe cứu hộ tại trang web này

•  Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
•  Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
•  Bước 3: Nhập vào số điện thoại để xe cứu hộ có thể liên hệ với bạn.
•  Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi xe cứu hộ, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho xe cứu hộ biết khi họ gọi điện cho bạn.
•  Bước 5: Nhập vào trạng thái, yêu cầu, chủng loại hoặc đời xe để đơn vị cứu hộ nắm được
•  Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm xe cứu hộ gần bạn...

Tải ứng dụng Rada để đặt xe cứu hộ

•  Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
•  Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
•  Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
•  Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung trạng thái, yêu cầu, chủng loại hoặc đời xe để đơn vị cứu hộ nắm được bạn cần yêu cầu xe cứu hộ, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
•  Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm xe cứu hộ

Lợi ích khi đặt xe cứu hộ từ hệ thống Rada

•  Mạng lưới xe cứu hộ liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào xe cứu hộ cũng có thể đáp ứng
•  Ngay sau khi kết nối thành công, xe cứu hộ sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
•  Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được xe cứu hộ cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
•  Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
•  Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với xe cứu hộ
•  Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 7 năm hoạt động, đến nay đã có 10,337 nhà cung cấp dịch vụ, 137,934 người sử dụng và 228,655 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt xe cứu hộ từ mạng lưới dịch vụ của mình.


Tham khảo thêm: Giá dịch vụ xe cứu hộ
Chat với RadaGPT
Hỏi đáp với Rada GPT ×