Quét mã QR tải app đặt xe cứu hộ
 

 

 

 

 

Làm gì khi ô tô gặp sự cố trên cao tốc Nội Bài – Lào Cai?

Dịch vụ sửa xe, làm lốp với mức giá chặt chém trên cao tốc Nội Bài – Lào Cai khiến tài xế ô tô lo ngại khi gặp sự cố trên tuyến cao tốc dài nhất Việt Nam.

Một số hiện tượng

Nhiều ngày qua, chúng tôi đã nhận được phản ánh từ các tài xế trên tuyến về tình trạng cò mồi sửa xe, vá lốp trên cao tốc Nội Bài – Lào Cai với mức giá cao bất thường.

Số điện thoại cứu hộ khẩn cấp của Trung tâm điều hành đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai được cắm dọc tuyến cao tốc – Ảnh: Nguyễn Tuấn

Chiều ngày 1.10, lấy lý do xe ô tô nổ lốp khi di chuyển qua Km 19 đường cao tốc thuộc địa phận huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) cần sửa chữa, PV Thanh Niên Online liên hệ với số điện thoại khẩn cấp cắm biển báo ở ven đường để được hỗ trợ.

Sau khi hỏi thông tin về địa điểm, nguyên nhân gặp sự cố, nhân viên tổng đài thông báo sẽ có người của đơn vị cứu hộ trên địa bàn gọi lại sau rồi cúp máy. Chưa đầy 1 phút sau có một số máy lạ gọi tới giới thiệu là người của trung tâm và báo giá.

Theo đó, lốp nhãn Michelin cỡ 175/65 R14 có giá 2 triệu đồng, chưa bao gồm thuế VAT, công thay 300.000 đồng, tổng cộng mất 3,2  triệu đồng/lốp. Vừa từ chối vì mức giá cao, người này đã mồi chài và đồng ý giảm xuống 3 triệu đồng với lý do “mất công vòng xe lên cao tốc”.

Khi chúng tôi nói đã có lốp sơ-cua, người này hét giá 200.000 đồng công thay nếu “đồng ý” thì sẽ tới ngay. Tiếp tục đổi số điện thoại liên hệ, chúng tôi đều bắt gặp tình trạng cò mồi “hét giá” sửa xe tương tự.

Cán bộ cứu hộ thường xuyên trực chốt tại trạm thu phí để giải quyết khi các phương tiện gặp sự cố cần hỗ trợ – Ảnh: Nguyễn Tuấn

Từng gặp sự cố khi di chuyển trên cao tốc Nội Bài – Lào Cai, anh P.D – một tài xế ô tô vẫn chưa hết bức xúc cho biết: Vào ngày 30.9, đi qua Km21-190 cao tốc Nội Bài – Lào Cai bất ngờ gặp sự cố. Khi gọi điện thông báo tới đường dây nóng của Trung tâm vận hành đường cao tốc thì nhân viên nói có đơn vị sẽ liên hệ báo giá để sửa chữa.

Ngay sau đó có người gọi tới số điện thoại của anh D. báo giá sửa chữa nhưng anh D. đã từ chối vì mức giá quá cao. Một lúc sau, anh D. tiếp tục nhận được điện thoại của một số máy khác và báo giá với mức còn cao hơn đơn vị trước.

May mắn, anh D. đã tìm được chỗ sửa xe gần đó với mức giá chỉ bằng 1/5 mức giá mà đơn vị từ đường dây nóng cung cấp.

Đang kiểm tra và chẩn chỉnh

Chiều 2.10, PV Thanh Niên Online cung cấp một vài số điện thoại “thợ săn” liên lạc với xe gặp sự cố trên tuyến để thỏa thuận giá cả do tài xế phản ánh, ông Nguyễn Tường An, Giám đốc Trung tâm điều hành đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai khẳng định “những số điện thoại cung cấp không phải số của cán bộ ở trung tâm cứu hộ trên cao tốc”.

Ông An cho biết, để đảm bảo quyền lợi cho lái xe cũng như nâng cao chất lượng phục vụ của đường cao tốc, Trung tâm sẽ phối hợp với chính quyền địa phương rà soát toàn bộ các dịch vụ cứu hộ lốp, kiểm soát giá cả đảm bảo công bằng hợp lý, niêm yết công khai trước khi thực hiện dịch vụ.

Trước mắt Trung tâm điều hành đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai khuyến cáo các phương tiện nếu gặp sự cố, nên tuân theo chỉ dẫn nhân viên tổng đài, nếu thấy có hiện tượng ép giá, đề nghị gọi lại tổng đài để xác minh xem có đúng lực lượng cứu hộ mà Trung tâm có hợp tác hay không? Trong trường hợp cần thiết có thể liên lạc trực tiếp với giám đốc trung tâm qua số máy: 0983.106.248.

Liên quan tới tình trạng kể trên, ông An thông tin, Trung tâm đã trình báo tới Công an huyện Bình Xuyên, Công an tỉnh Vĩnh Phúc để xác minh xem các số điện thoại mà phóng viên cung cấp có phải là “cò của đường dây nóng” hay không.

Ông An cho biết thêm, theo quy trình, xe gặp nạn sẽ gọi tới tổng đài đường dây nóng. Nhân viên trực tổng đài sẽ gọi điện cho các cơ sở cứu hộ mà trung tâm ký hợp đồng hợp tác. Về nguyên tắc, ở địa phận tỉnh nào sẽ hợp tác với đơn vị cứu hộ ở tỉnh đó trên nguyên tắc cự ly gần nhất.

Trường hợp khi có khách gọi điện tới đường dây nóng, nhân viên tổng đài cho số điện thoại chủ xe cần cứu hộ cho đơn vị ký đồng hợp tác để xác minh chính xác vị trí xe.

Tuy nhiên, Trung tâm không khuyến khích cứu hộ, sửa chữa, thay lốp trên đường cao tốc vì lý do an toàn mà dùng xe kéo chuyên dụng để đưa xe gặp sự cố ra khỏi đường cao tốc rồi mới sửa chữa.

” Có thể có 1 số xe bị hỏng lốp vẫn muốn tiếp tục hành trình, không muốn dùng xe cứu hộ đưa xe ra khỏi đường cao tốc, nên nhờ trung tâm gọi người đến làm lốp. Việc này là tự thỏa thuận, không theo quy định của trung tâm”, ông An lý giải.

Còn về mức phí sửa chữa, thay lốp trên cao tốc cao hơn bình thường, ” tôi tìm hiểu, thợ sửa xe giải thích là xe vào đường cao tốc phải mất phí, vì xe đi vào cao tốc cứu hộ tính phí như bình thường. Phí đó có thể tính vào giá làm lốp. Thứ hai, cự ly có đoạn phải chạy 100 km mới có chỗ quay đầu nên giá cao như thế”, ông An nói.

Nguyễn Tuấn

Đặt xe cứu hộ

Đặt xe cứu hộ như thế nào?

Đặt trực tiếp từ mẫu tìm xe cứu hộ tại trang web này

•  Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
•  Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
•  Bước 3: Nhập vào số điện thoại để xe cứu hộ có thể liên hệ với bạn.
•  Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi xe cứu hộ, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho xe cứu hộ biết khi họ gọi điện cho bạn.
•  Bước 5: Nhập vào trạng thái, yêu cầu, chủng loại hoặc đời xe để đơn vị cứu hộ nắm được
•  Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm xe cứu hộ gần bạn...

Tải ứng dụng Rada để đặt xe cứu hộ

•  Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
•  Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
•  Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
•  Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung trạng thái, yêu cầu, chủng loại hoặc đời xe để đơn vị cứu hộ nắm được bạn cần yêu cầu xe cứu hộ, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
•  Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm xe cứu hộ

Lợi ích khi đặt xe cứu hộ từ hệ thống Rada

•  Mạng lưới xe cứu hộ liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào xe cứu hộ cũng có thể đáp ứng
•  Ngay sau khi kết nối thành công, xe cứu hộ sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
•  Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được xe cứu hộ cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
•  Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
•  Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với xe cứu hộ
•  Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,629 nhà cung cấp dịch vụ, 139,225 người sử dụng và 237,389 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt xe cứu hộ từ mạng lưới dịch vụ của mình.


Tham khảo thêm: Giá dịch vụ xe cứu hộ

Thông tin mới cập nhật

Chat với RadaGPT
Hỏi đáp với Rada ×