Những lưu ý khi gọi cứu hộ giao thông
Phải nhờ đến cứu hộ là điều không mong muốn, nhưng nếu tài xế chuẩn bị những kiến thức cơ bản, vấn đề sẽ đơn giản hơn.
Số lượng ô tô tăng lên cũng là lúc thị trường cứu hộ sôi động với nhiều đơn vị tham gia vào chuyên ngành này. Với các loại ô tô dưới 9 chỗ thì phổ biến nhất hiện nay là cứu hộ kiểu kéo và kiểu chở. Mỗi loại tương thích với từng trường hợp cụ thể.
Thông thường khi đặt cứu hộ giao thông trên ứng dụng Rada, nhân viên trực hoặc lái xe có khoảng cách gần bạn nhất sẽ yêu cầu cung cấp thông tin để phân loại xe, từ đó điều động loại phương tiện phù hợp. Vì thế, tài xế cần nắm vững về chiếc xe của mình.
Thông tin quan trọng đầu tiên là loại dẫn động. Những xe dẫn động một cầu có thể dùng được cả hai hình thức kéo hoặc chở. Trong khi xe dẫn động hai cầu dùng hình thức chở, tránh ảnh hưởng tới kết cậu của hệ dẫn động. Loại hai cầu cũng có thể dùng xe kéo nhưng phải có con lăn ở hai bánh còn lại, tránh cho bánh xe tiếp xúc trực tiếp với mặt đường.
Nếu kéo dẫn động 2 cầu mà dùng cứu hộ kiểu kéo, bánh xe quay tác động lên bộ truyền động, hộp số. Do máy không nổ nên dầu bôi trơn không được cung cấp trong khi các chi tiết vẫn làm việc. Nếu để lâu sẽ gây nóng, mài mòn và có thể hỏng.
Tài xế nữ thường không biết xe mình thuộc loại nào. Một cách phổ quát nhất để nhận biết là các dòng sedan của Hàn Quốc, Nhật và Mỹ hầu hết sử dụng dẫn động một cầu ở bánh trước. Xe Đức dẫn động bánh sau. Những xe dẫn động hai cầu thường là thể thao đa dụng SUV hay một số dòng sedan mới đây của Audi. Một vài xe nhập khẩu còn gắn ngay hướng dẫn cách cứu hộ trên cửa kính.
Quan trọng thứ hai là mức độ của sự cố, mô tả hiện trường và đánh giá sơ bộ thiệt hại. Nếu va chạm tới mức gãy cầu hoặc bánh không đi được thì chắc chắc phải dùng loại kéo vì xe không thể di chuyển lên sàn chở.
Những thông tin trên cần được cung cấp chính xác và đầy đủ để cứu hộ được suôn sẻ. Anh Nguyễn Võ Việt của cứu hộ Khang Minh (Hà Nội) cho biết nhiều trường hợp phải điều tới hai loại xe cứu hộ vì khách hàng không nêu rõ thông số. Cả hai bên đều tốn thời gian còn cứu hộ thì thiệt vì cước chỉ tính một lần.
Ngoài ra, không phải tất cả các tình huống đều cần phải gọi cứu hộ. Những trường hợp bị lỗi ” nguội “, không do tai nạn như xe đề không nổ, tài xế nên kiểm tra kỹ. Có những vụ xe cứu hộ xuống tới nơi mới phát hiện xe chỉ hết ắc-quy. Kỹ thuật viên đành đấu nối sạc bình, rồi quay về ” tay không “. Trường hợp đó khách hàng hoàn toàn có thể có giải pháp khác mà không cần xe cứu hộ.
Nguyễn Nghĩa
Đặt xe cứu hộ như thế nào?
Đặt trực tiếp từ mẫu tìm xe cứu hộ tại trang web này
• Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
• Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
• Bước 3: Nhập vào số điện thoại để xe cứu hộ có thể liên hệ với bạn.
• Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi xe cứu hộ, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho xe cứu hộ biết khi họ gọi điện cho bạn.
• Bước 5: Nhập vào trạng thái, yêu cầu, chủng loại hoặc đời xe để đơn vị cứu hộ nắm được
• Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm xe cứu hộ gần bạn...
Tải ứng dụng Rada để đặt xe cứu hộ
• Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
• Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
• Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
• Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung trạng thái, yêu cầu, chủng loại hoặc đời xe để đơn vị cứu hộ nắm được bạn cần yêu cầu xe cứu hộ, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
• Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm xe cứu hộ
Lợi ích khi đặt xe cứu hộ từ hệ thống Rada
• Mạng lưới xe cứu hộ liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào xe cứu hộ cũng có thể đáp ứng
• Ngay sau khi kết nối thành công, xe cứu hộ sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
• Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được xe cứu hộ cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
• Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
• Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với xe cứu hộ
• Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,631 nhà cung cấp dịch vụ, 139,245 người sử dụng và 237,589 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt xe cứu hộ từ mạng lưới dịch vụ của mình.
Tham khảo thêm: Giá dịch vụ xe cứu hộ