Kỹ năng thoát hiểm khi cháy chung cư cao tầng
“Trong cơn hỏa hoạn, tuyệt đối không sử dụng thang máy làm lối thoát nạn. Vì khi xảy ra hỏa hoạn có thể nguồn điện bị ngắt, bạn sẽ bị kẹt trong đó. Trước khi mở cửa thoát hiểm chung cư hãy kiểm tra nhiệt độ trước… ” – nguyên Phó Hiệu trưởng trường Đại học PCCC khuyến cáo.
Chuông báo cháy kêu lại tưởng trẻ con nghịch
Hơn 1 ngày sau vụ cháy tại khu chung cư CT4A, B, C (Khu đô thị Xa La, Hà Đông, Hà Nội), hàng trăm người dân nơi đây vẫn chưa kết bàng hoàng, sợ hãi. Nhớ lại khi bắt đầu xảy ra vụ hỏa hoạn, nhiều hộ dân cho biết họ có nghe thấy tiếng chuông báo cháy nhưng lại “đinh ninh là trẻ con trêu đùa như nhiều lần trước”.
Người mẹ bần thần sau khi 2 mẹ con thoát hiểm khỏi vụ hỏa hoạn.
Chị Toàn ở tầng 21 cho biết: “Khi nghe thấy tiếng chuông reo báo cháy, tôi cứ nghĩ là bọn trẻ con trong tòa nhà nghịch ngợm bấm chuông đùa như nhiều lần trước đó. Trẻ con ở toà nhà này rất nghịch, chúng hay bày trò nên thỉnh thoảng chuông báo cháy vẫn cứ reo. Lần này cũng vậy, chúng tôi coi đó là chuyện bình thường chứ có ngờ đâu cháy thật”.
Một số người lại cho rằng, hệ thống chuông báo cháy của toà nhà này cũng không ổn định, lúc kêu, lúc không nên ai cũng nghĩ đó là trò đùa.
Cũng có thông tin cho rằng, khi khói lan lên tận tầng 21 thì họ mới nghe chuông báo cháy (?).
Các hộ dân sống tại chung cư CT4A khẳng định, phải 15 phút sau khi đám cháy xảy ra, chuông báo cháy mới kêu. Người dân cũng cho biết, kể từ khi về ở tại khu chung cư họ chưa hề được diễn tập phòng cháy chữa cháy nên khi xảy ra cháy, mỗi người chạy một hướng, mạnh ai nấy chạy. Đa số người chạy xuống nhưng lại có người bế con chạy lên… hò hét loạn xạ khiến khung cảnh trở nên hết sức hỗn loạn.
Anh Minh, một hộ dân sống tại tầng 10, cho biết: “Tôi là đàn ông cũng thấy hoảng nữa là các bà, các cháu. Cầu thang thì tối om om, phải leo xuống mấy chục tầng gần như không thở nổi. Hơn nữa chỉ có một cầu thang thoát hiểm, trong khi đó khói bao trùm đậm đặc”.
Chị Thủy, một trong những hộ dân sống tại tòa nhà, là người đầu tiên phát hiện ra vụ cháy thuật lại: “Tôi đang ở hành lang tòa nhà, nghe nổ rồi khói đen bốc ra, hoảng quá la hét cho người nhà ở tầng hai chạy nhưng chẳng ai nghe thấy. Mãi sau mọi người mới phát hiện ra có cháy ở tầng hầm nên mới di tản. Còn những người ở tầng cao thì cháy một thời gian, thấy điện chập chờn thì mới đoán có cháy”.
Liên quan đến vụ việc, Tiến sĩ Phạm Sỹ Liêm – Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam – cho rằng, công tác an toàn cháy nổ tại các chung cư không thể làm qua loa chiếu lệ, để đảm bảo an toàn cháy nổ ở chung cư, trước hết phải kiện toàn hoạt động của Ban quản lý (BQL) chung cư. Trách nhiệm của BQL là liên tục kiểm tra về cơ điện, an toàn kỹ thuật trong vận hành thang máy, sửa chữa điện nước…
“Trách nhiệm để xảy ra hỏa hoạn hay cháy nổ mà do vấn đề kỹ thuật chính là trách nhiệm của BQL tòa nhà. Việc tuyển dụng các nhân viên chăm sóc các vấn đề kỹ thuật liên quan đến phòng cháy chữa cháy cũng không thể tùy tiện, phải tuyển chọn những người thợ có tay nghề kỹ thuật. Chủ yếu là BQL từng tòa nhà phải tự quản lý tốt hệ thống an toàn cháy nổ của mình”, Tiến sĩ Liêm cho biết.
Theo Tiến sĩ Liêm: “Ở góc độ quản lý Nhà nước, cơ quan chức năng phải tăng cường công tác kiểm tra phòng cháy chữa cháy. Xem xét hệ thống chứa nước, đường ống dẫn nước, họng nước, bình xịt chữa cháy… có vận hành tốt hay chỉ là… bày cho đẹp mắt. Sở Công an PCCC là đơn vị có chức năng phải làm nhiệm vụ này theo định kỳ. Tức là phải đề phòng hỏa hoạn, chứ không nên chờ cháy để tiến hành cứu chữa”.
Kỹ năng thoát hiểm của cư dân chung cư
Khi xảy ra cháy nổ ở chung cư cao tầng, một kỹ năng quan trọng mà ai cũng cần có là kỹ năng thoát hiểm.
Theo PGS, TS – Đại tá Ngô Văn Xiêm, nguyên Phó Hiệu trưởng trường Đại học Phòng cháy Chữa cháy: “Khi các hộ dân chuyển về ở, trước tiên các chủ tòa nhà phải thường xuyên hướng dẫn người dân những điều cơ bản để phòng ngừa cháy nổ có thể xảy ra”.
Hàng trăm xe máy cháy thành than sau vụ hỏa hoạn tại tòa nhà CT4A
Đại tá Ngô Văn Xiêm cho biết, khi có cháy người dân hãy bình tĩnh suy xét; dùng các thiết bị chữa cháy có sẵn hỗ trợ dập tắt đám cháy. Nếu không dập được cháy hãy đóng cửa phòng bị cháy lại. Tìm các lối thoát nạn sẵn có theo đèn chỉ dẫn hoặc nghe thông báo qua hệ thống truyền thanh.
“Trong cơn hỏa hoạn, tuyệt đối không sử dụng thang máy làm lối thoát nạn. Vì khi xảy ra hỏa hoạn có thể nguồn điện bị ngắt, bạn sẽ bạn kẹt trong đó. Lưu ý hãy sử dụng cầu thang bộ hay theo lối đèn có chữ “EXIT” – lối ra để thoát nạn. Đồng thời trên đường đi, hãy báo cho hàng xóm hoặc những người khác ở các phòng lân cận biết đang có cháy xảy ra.
Nếu phải băng qua lửa thì hãy dùng chăn, áo thấm nước ướt trùm lên người. Bò hoặc đi khom người di chuyển trong vùng có nhiều khói. Nếu có điều kiện, hãy dùng khăn thấm nước để bịt lên mũi, giúp hạn chế hít phải khí độc.
Lưu ý: nếu phải mở cửa hãy kiểm tra nhiệt độ trước khi mở (bằng cách sờ tay vào cửa). Nếu nhiệt độ quá cao, tuyệt đối không được mở. Khi mở cửa nên tránh mặt, né người sang một bên đề phòng lửa tạt và tránh tổn thương do hiện tượng chênh lệch áp suất.
Khi vào phòng nếu thấy có khói lùa vào hãy dùng vải, giẻ ướt chặn lấy chân cửa. Nếu không tìm thấy lối ra cửa chính, hãy di chuyển ra ban công hoặc mở cửa sổ. Từ ban công, cửa sổ hãy hô to cho mọi người biết đồng thời báo ngay cho lực lượng phòng cháy chữa cháy vị trí cụ thể của mình đang bị mắc kẹt”, Đại tá Xiêm chia sẻ.
UBND TP Hà Nội vừa yêu cầu Sở Cảnh sát PCCC phối hợp với Công an TP và các ngành chức năng khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ cháy tại chung cư CT4 Xa La (quận Hà Đông).
Văn bản nêu rõ vào lúc 19h23 ngày 11/10, tại chung cư CT4B khu đô thị Xa La, Hà Đông xảy ra cháy nổ. Sự việc không gây thiệt hại về người những vụ cháy đã làm hư hại gần 200 xe máy, 45 xe đạp và 1 ô tô, hàng trăm hộ dân phải sơ tán khỏi nhà vì lý do an toàn.
Nhằm đảm bảo an ninh trật tự, khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống người dân tại khu vực, UBND TP Hà Nội yêu cầu quận Hà Đông chủ động phối hợp với các ngành chức năng bố trí địa điểm, hướng dẫn các hộ gia đình tạm cư tại các điểm do quận bố trí hoặc những địa điểm thuận lợi để chờ khắc phục hậu quả, đảm bảo điều kiện ăn, ở, sinh hoạt của người dân trong khi tạm cư.
Lực lượng công an quận và công an phường Phúc La, bảo vệ dân phố phong tỏa hiện trường, hướng dẫn cư dân sống tại tòa nhà phối hợp với lực lượng chức năng giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ tài sản của dân. Tổ chức thăm, động viên các gia đình khó khăn có người bị thương, chiến sĩ bị thương trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Hà Nội giao Sở Lao động thương binh và xã hội phối hợp với quận Hà Đông rà roát, hỗ trợ cư dân trong khi phải tạm di chuyển để đảm bảo cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
UBND TP Hà Nội chỉ đạo Sở Cảnh sát PCCC phối hợp với Công an TP và các ngành chức năng khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ cháy, đề xuất giải pháp xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
Ngoài ra, Hà Nội cũng yêu cầu chủ đầu tư công trình, ban quản lý dự án khu đô thị Xa La có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng đảm bảo các điều kiện sinh hoạt, ăn ở của người dân bị ảnh hưởng từ vụ cháy. Nhanh chóng khắc phục hệ thống kỹ thuật tại các tòa nhà trên đảm bảo an toàn khi trở lại vận hành. Đồng thời chấp hành các yêu cầu của cơ quan điều tra, chính quyền địa phương trong việc điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ cháy theo quy định của pháp luật
Tổng công ty Điện lực Hà Nội chỉ đạo công ty điện lực Hà Đông phối hợp với các đơn vị chức năng rà soát, khắc phục hệ thống đường dây để tiến hành cấp điện sinh hoạt trở lại đối với các tòa nhà CT4 A, B, C trong ngày 12/10.
Quang Phong (Dantri)
Đặt dịch vụ như thế nào?
Đặt trực tiếp từ mẫu tìm dịch vụ tại trang web này
• Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
• Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
• Bước 3: Nhập vào số điện thoại để dịch vụ có thể liên hệ với bạn.
• Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi dịch vụ, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho dịch vụ biết khi họ gọi điện cho bạn.
• Bước 5: Nhập vào Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết để gửi đến dịch vụ...
• Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm dịch vụ gần bạn...
Tải ứng dụng Rada để đặt dịch vụ
• Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
• Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
• Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
• Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết để gửi đến dịch vụ... bạn cần yêu cầu dịch vụ, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
• Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm dịch vụ
Lợi ích khi đặt dịch vụ từ hệ thống Rada
• Mạng lưới dịch vụ liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào dịch vụ cũng có thể đáp ứng
• Ngay sau khi kết nối thành công, dịch vụ sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
• Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được dịch vụ cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
• Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
• Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với dịch vụ
• Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,659 nhà cung cấp dịch vụ, 139,480 người sử dụng và 239,469 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt dịch vụ từ mạng lưới dịch vụ của mình.