Quét mã QR tải app đặt thợ điện
 

 

 

 

 

Hướng dẫn nhận biết ký hiệu thiết bị điện dân dụng đầy đủ nhất

Để hiểu thêm về bản vẽ điện dân dụng thì bạn phải phải hiểu được các chức năng ký hiệu điện dân dụng, dưới đây là các ký hiệu được quy ước tiêu chuẩn để biểu thị dây dẫn, thiết bị điện, đồ dùng điện, và cách đi dây. Ngoài việc nắm rõ các ký hiệu thì bạn cần biết nguyên tắc hoạt động và phương pháp lắp đặt. Số lượng ký hiệu cũng không quá nhiều. Trong thực tế cũng không sử dụng nhiều trang thiết bị lắm, nên bạn chỉ cần nắm vững những ký hiệu điện dân dụng cơ bản.

Ký hiệu thiết bị điện dân dụng

Dưới đây là một số hình ảnh về ký hiệu thiết bị điện dân dụng phỏ biến nhất hiện nay. Trong đời sống việc nắm bắt và nhận biết được các ký hiệu này sẽ giúp cho bạn chủ động sử dụng các thiết bị dùng điện an toàn hơn cho gia đình.

ky hieu thiet bi dien
Ký hiệu thiết bị điện dân dụng

Những ký hiệu này còn hay xuất hiện trên các bản vẽ sơ đồ điện. Đừng quên khi lắp mạng điện trong nhà, những ký hiệu này bạn cũng cần phải nắm rõ nhé.

Sơ đồ điện dân dụng

Phía trên là bảng các ký hiệu điện dân dụng.

Sơ đồ điện thường có 3 loại: sơ đồ nguyên lý, sơ đồ mặt bằng- sơ đồ lắp đặt, sơ đồ đơn tuyến.

Sơ đồ nguyên lý điện dân dụng

Đây là sơ đồ mối quan hệ về điện. Sơ đồ này không hiện cách sắp xếp, hay cách lắp ráp của các phần tử. Sơ đồ nguyên lý điện dân dụng dùng để nghiên cứu những nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện và mạch điện.
Ví dụ:Sơ đồ nguyên lý của mạch điện đơn giản gồm 1 cầu chì, 1 công tắc điều khiển 1 bóng đèn và 1 ổ cắm như sau:

so-do-nguyen-ly-taplo
Sơ đồ nguyên lý taplo

Sơ đồ mặt bằng – lắp đặt

Đây là dạng sơ đồ hiển thị ví trí lắp đặt, các lắp ráp giữa các phần tử của mạch điện. Sơ đồ này được sử dụng khi dự trù vật liệu, sửa chữa mạch điện, lắp đặt và các thiết bị điện. Từ một sơ đồ nguyên lý mặt bằng – lắp đặt, ta có thể xây nên được nhiều sơ đồ lắp đặt khác.
Ví dụ: Từ sơ đồ nguyên lý trên, ta có sơ đồ mặt bằng đi dây như sau:

so do mat bang di day
Sơ đồ mặt bằng đi dây

Sơ đồ đơn tuyến

Đây là dạng của sơ đồ lắp đặt, tuy vậy trong sơ đồ thì đường dây chỉ vẽ có một nét và đánh số lượng trong đường dây.
Ví dụ: Ngoài sơ đồ đơn giản như trên, thì dưới đây là một số dạng sơ đồ thực tế phức tạp hơn

so do tuyen tu dien
Sơ đồ tuyến tủ điện

Các ký hiệu trên đồ điện tử và điện gia dụng

Ký hiệu điện trên đồ điện tử và điện gia dụng là thông tin quan trọng không thể thiếu trên mỗi thiết bị. Nhờ có những ký hiệu đó, người dùng có thể nhận biết được các thông số điện về thiết bị để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.

Ký hiệu điện là gì?

Ký hiệu điện hay còn gọi là biểu tượng điện là biểu tượng hình họa khác nhau để biểu diễn các hợp phần của thiết bị đồ điện tử và điện gia dụng. Ví dụ như: dây điện, pin, điện trở…trong sơ đồ mạch điện hoặc điện tử.
Các biểu tượng điện có thể tùy theo quốc gia chỉ định nhưng hầy như ngày nay mọi thiếu bị dùng điện đều sử dụng biểu tượng, ký hiệu điện chuẩn quốc tế.

Một số biểu tượng ký hiệu trên đồ điện tử

Giải thích thêm một số biểu tượng ký hiệu trên đồ điện tử

FCC là gì?

FCC (Federal Communication Commission) là viết tắt của Ủy ban Truyền thông Liên bang là cơ quan đảm nhiệm việc quản lý viễn thông, công nghệ thông tin, tần số vô tuyến điện… ở Mỹ. FCC thể hiện rằng mức sóng mà thiết bị phát ra không quá cao, không gây hại tới sức khỏe con người và ảnh hưởng tới những thiết bị điện tử khác.

ky hieu chuan quoc te
Ký hiệu thiết bị điện quốc tế

Hình ảnh có ký hiệu WEE

Có ký hiệu WEE là không được phép vứt bỏ vào thùng rác thông thường. Vì chúng chứa những chất có thể gây độc nếu bị rò rỉ, hoặc có thể cháy nổ. Những ký hiệu WEE thường thấy trên các thiết bị công nghệ.

ky hieu thiet bi WEE
Ký hiệu thiết bị WEEE

Nhãn hiệu CE

Nhãn hiệu CE được đưa ra vào năm 1985 bởi một nghị quyết của Hội đồng EC, góp phần giảm bớt các rào cản kỹ thuật đối với việc thương mại trong EU. Nhãn hiệu CE hài hòa các quy tắc và tiêu chuẩn kỹ thuật trong các nước thành viên. Qua đó kết quả thử nghiệm và chứng nhận được công nhận lẫn nhau trong EU bởi các chính sách chung.

Nhãn hiệu CE là bắt buộc đối với các sản phẩm, được tiêu thụ tại 27 nước EU và ở cả các nước Iceland, Liechtenstein và Na Uy (các nước thuộc khu vực kinh tế châu Âu).

Ký hiệu REC

REC- vật liệu tạo ra sản phẩm có thể được tái chế.

Trên đây là các ký hiệu điện dân dụng và một số ký hiệu bạn sẽ thường gặp trong đời sống. Hy vọng những thông tin trên của chúng tôi sẽ có ích với bạn. Chúc các bạn thành công và luôn sử dụng các thiết bị điện thật an toàn!

Đặt thợ điện

Đặt thợ điện như thế nào?

Đặt trực tiếp từ mẫu tìm thợ điện tại trang web này

•  Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
•  Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
•  Bước 3: Nhập vào số điện thoại để thợ điện có thể liên hệ với bạn.
•  Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi thợ điện, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho thợ điện biết khi họ gọi điện cho bạn.
•  Bước 5: Nhập vào Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết...
•  Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm thợ điện gần bạn...

Tải ứng dụng Rada để đặt thợ điện

•  Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
•  Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
•  Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
•  Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết... bạn cần yêu cầu thợ điện, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
•  Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm thợ điện

Lợi ích khi đặt thợ điện từ hệ thống Rada

•  Mạng lưới thợ điện liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào thợ điện cũng có thể đáp ứng
•  Ngay sau khi kết nối thành công, thợ điện sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
•  Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được thợ điện cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
•  Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
•  Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với thợ điện
•  Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,620 nhà cung cấp dịch vụ, 139,179 người sử dụng và 236,915 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt thợ điện từ mạng lưới dịch vụ của mình.


Chat với RadaGPT
Hỏi đáp với Rada ×