Du lịch Đà Nẵng: “Khát” nhân lực ngoại ngữ
Nguồn nhân lực hướng dẫn viên (HDV) ngoại ngữ tại Đà Nẵng đang là một con số khá khiêm tốn, thậm chí có ngoại ngữ số lượng HDV chỉ đếm trên đầu ngón tay!
1. Theo báo cáo, trong vòng 5 năm (từ năm 2011 đến 2016), tốc độ tăng trưởng bình quân của khách du lịch đến Đà Nẵng đạt 20,14%, tổng doanh thu tăng bình quân 30,7%. Riêng năm 2015, tổng lượt khách đến Đà Nẵng đạt 4,68 triệu lượt, đứng thứ 4 so với các địa phương trong cả nước, trong đó khách quốc tế đạt 1.267.000 lượt. Tính đến cuối năm 2015, Đà Nẵng có 74 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch, dịch vụ với tổng vốn đầu tư 8,420 tỷ USD, trong đó có 16 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 1,208 tỷ USD và 58 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn 151.452 tỷ đồng. Hình ảnh và thương hiệu của du lịch Đà Nẵng đối với thị trường trong nước và quốc tế đã có một chỗ đứng nhất định. Tuy nhiên, để thu hút khách du lịch, ngoài các điểm đến hấp dẫn, đặc sản, văn hóa… đội ngũ HDV đóng một vai trò khá quan trọng trong việc làm nhịp cầu nối đưa du khách đến gần hơn với địa phương, đặc biệt là với du khách quốc tế. Ông Nguyễn Hữu Chiến, Phó Giám đốc Sở VH-TTDL Đà Nẵng nhìn nhận, nguồn nhân lực du lịch của Đà Nẵng hiện chưa đáp ứng nhu cầu và chưa chuyên nghiệp. Khi Việt Nam gia nhập AEC (Cộng đồng kinh tế ASEAN) thì phải thực hiện việc thừa nhận nghề du lịch lẫn nhau. Một nguồn nhân lực không nhỏ của nước ngoài có lợi thế về ngoại ngữ sẽ đến làm việc tại Việt Nam và Đà Nẵng. Nếu như lao động Việt Nam cũng như Đà Nẵng không thông thạo ngoại ngữ thì có thể thua ngay trên sân nhà, và đương nhiên là không thể sang nước khác làm việc. Ông Chiến cho biết thêm, chỉ tính tiêng về nguồn lực HDV, Đà Nẵng đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt. Hiện ngành du lịch Đà Nẵng có 897 HDV tiếng Việt và 1.285 HDV quốc tế, trong đó HDV tiếng Anh có 616 người, HDV tiếng Lào chỉ có 1 người, 21 HDV nói tiếng Hàn…
Hiện ngành du lịch Đà Nẵng có 897 HDV tiếng Việt và 1.285 HDV quốc tế, trong đó HDV tiếng Anh có 616 người, HDV tiếng Lào chỉ có 1 người, 21 HDV nói tiếng Hàn…
2. Với phép so sánh nhỏ, ông Trần Trà, Chủ nhiệm CLB HDV du lịch Đà Nẵng dẫn chứng: Chỉ so sánh khách du lịch đến từ hai nước Hàn Quốc và Trung Quốc, thì khách Hàn Quốc bằng khoảng 70% khách Trung Quốc, trong khi đó, số lượng HDV tiếng Hàn chỉ bằng 6% so với HDV tiếng Trung. Trong khi đó, Trường ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng có khoảng 300 sinh viên học tiếng Hàn chuẩn bị ra trường và hàng năm có khoảng 100 sinh viên tốt nghiệp. Tuy nhiên, không phải tất cả các sinh viên trên ra trường đều làm HDV du lịch tại Đà Nẵng, mà chỉ có số ít tham gia vào môi trường du lịch, đa phần còn lại đầu quân vào công ty liên doanh. Thiếu HDV tiếng Hàn, trong khi khách Hàn đến Đà Nẵng ngày càng tăng khiến cho nhu cầu về HDV tiếng Hàn luôn trong tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng. “Việc mở các đường bay trực tiếp từ nước ngoài đến Đà Nẵng đã giúp cho số lượng khách đến Đà Nẵng tăng lên rõ rệt mỗi năm, đặc biệt là khách Trung Quốc và Hàn Quốc. Nhưng số lượng HDV luôn trong tình trạng không đáp ứng đủ, đặc biệt những thời điểm khách tàu biển đến cảng Đà Nẵng hoặc Chân Mây thì việc tìm HDV lại càng khó khăn gấp bội”, ông Trà trăn trở. Ông Trà cũng đặt ra vấn đề: Hiện tại trên địa bàn Đà Nẵng có vài cơ sở đào tạo HDV cấp tốc. Điều này dẫn đến hệ quả chất lượng HDV kém, không đủ thời gian bồi dưỡng kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp. Phải chăng đây cũng là nguyên nhân chất lượng dịch vụ HDV của Đà Nẵng kém so với các nơi khác? Từ đó ông Trà nêu ý kiến cần phải có quy trình đào tạo bài bản để bổ sung nguồn lực HDV chất lượng.
3. Tìm hướng đi cho du lịch Đà Nẵng trong quá trình hội nhập, ông Nguyễn Hữu Chiến cho biết, với quá trình hội nhập ngày càng tăng, Đà Nẵng sẽ là điểm đến cạnh tranh với các điểm đến khác không chỉ trong nước mà cả quốc tế. Các doanh nghiệp du lịch nước ngoài sẽ trực tiếp tham gia kinh doanh và cạnh tranh ngay trên sân nhà sẽ là thách thức rất lớn cho các doanh nghiệp trong nước, trong đó có Đà Nẵng và đặc biệt là các doanh nghiệp lữ hành. Giai đoạn 2016-2020, Đà Nẵng xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Để đạt được điều này, Đà Nẵng đưa ra nhiều giải pháp trọng tâm, trong đó chú trọng đến phát triển nguồn nhân lực du lịch, nâng cao chất lượng du lịch. Cụ thể: đào tạo nâng cao tay nghề đội ngũ nhân viên phục vụ ngành du lịch; Đổi mới chương trình đào tạo phù hợp với tình hình thực tế; Thành lập trung tâm sát hạch chất lượng nhân lực du lịch và tiến hành khảo sát, thống kê cung cấp thông tin về nguồn nhân lực và nhu cầu đào tạo…
Bài, ảnh: Phan Lệ
Link Gọi hướng dẫn viên tiếng Hàn trên Rada
Đặt dịch vụ như thế nào?
Đặt trực tiếp từ mẫu tìm dịch vụ tại trang web này
• Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
• Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
• Bước 3: Nhập vào số điện thoại để dịch vụ có thể liên hệ với bạn.
• Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi dịch vụ, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho dịch vụ biết khi họ gọi điện cho bạn.
• Bước 5: Nhập vào Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết để gửi đến dịch vụ...
• Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm dịch vụ gần bạn...
Tải ứng dụng Rada để đặt dịch vụ
• Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
• Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
• Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
• Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết để gửi đến dịch vụ... bạn cần yêu cầu dịch vụ, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
• Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm dịch vụ
Lợi ích khi đặt dịch vụ từ hệ thống Rada
• Mạng lưới dịch vụ liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào dịch vụ cũng có thể đáp ứng
• Ngay sau khi kết nối thành công, dịch vụ sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
• Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được dịch vụ cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
• Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
• Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với dịch vụ
• Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,634 nhà cung cấp dịch vụ, 139,292 người sử dụng và 238,007 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt dịch vụ từ mạng lưới dịch vụ của mình.