Đỏ mắt tìm hướng dẫn viên tiếng Hàn
Các công ty du lịch Việt Nam đang “đau đầu” vì khó tìm hướng dẫn viên tiếng Hàn trong nước có khả năng thông dịch Việt-Hàn. Trong lúc này, Hàn Quốc vẫn là quốc gia có lượng khách vào Việt Nam du lịch đứng thứ hai. Bức bách, nhiều công ty du lịch chấp nhận thà bị phạt còn hơn mất khách.
Một hướng dẫn viên “chăm” chục ngàn khách
Phố cổ Hội An, Quảng Nam vào một buổi chiều cuối tháng 5-2015, thời tiết nóng bức không thể ngăn nổi dòng du khách đổ về tham quan phố cổ. Trong đó, có rất nhiều đoàn khách du lịch Hàn Quốc. Điểm chung của nhiều đoàn này là hướng dẫn viên người Việt Nam thường cầm cờ đi trước và… im lặng. Việc thuyết minh, hướng dẫn tại những điểm tham quan do một người Hàn Quốc, được gọi là trưởng đoàn đảm nhiệm.
Theo quy định của Luật Du lịch, kể cả những thỏa thuận của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các đoàn khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam phải có hướng dẫn viên trong nước hướng dẫn. Trong trường hợp thiếu hướng dẫn viên tiếng nước đó thì phải có hướng dẫn viên nội địa nói tiếng Anh hướng dẫn cho du khách hiểu hoặc phải có trưởng đoàn dịch lại. Trưởng đoàn chỉ có trách nhiệm dịch chứ không phải là hướng dẫn viên thuyết minh, hướng dẫn như cách mà nhiều công ty đang tổ chức tour cho thị trường này đang áp dụng. Như vậy, trường hợp vị trưởng đoàn người Hàn Quốc ở trên là trái luật hiện hành.
Theo các con số thống kê từ cơ quan chức năng, mấy năm nay, khách Hàn Quốc đến Việt Nam ngày càng nhiều. Đặc biệt, gần đây, lượng khách đổ xuống thành phố Đà Nẵng bằng máy bay thuê bao rồi đến các điểm du lịch lân cận như Hội An, Huế ngày một đông, có khi lên đến 11.000 lượt khách mỗi tháng. Điều này khiến cho tình hình khan hiếm hướng dẫn viên tiếng Hàn lại ngày càng căng thẳng. Các thành phố lớn như TPHCM, Hà Nội cũng không khá hơn.
Hàn Quốc là thị trường du lịch lớn thứ hai và tăng trưởng đều đặn của du lịch Việt Nam. Theo số liệu từ Tổng cục Du lịch, năm ngoái có 847.958 lượt khách đến từ Hàn Quốc, nhưng tính cho đến tháng 5-2015 cả nước chỉ có 52 hướng dẫn viên tiếng Hàn có thẻ hướng dẫn. Giám đốc một công ty du lịch có trụ sở chính tại TPHCM nói rằng, tính trên đầu người thì một hướng dẫn viên phải phục vụ hơn 16.000 lượt khách. “Đi khắp nơi vẫn không tìm được hướng dẫn viên dù chấp nhận trả chi phí đi tour gấp ba lần so với hướng dẫn viên tiếng Anh. Có khi hướng dẫn viên tiếng Hàn đòi đến 100 đô la Mỹ (hơn 2 triệu đồng) cho một ngày đi tour, cao gấp ba lần hướng dẫn viên tiếng Anh nhưng chúng tôi cũng phải chịu vì nếu không sẽ mất khách, nhất là những đoàn khách đặc biệt”, ông này nói.
Trong trường hợp nhờ chính du khách người Hàn biết nói tiếng Việt làm hướng dẫn cho du khách Hàn Quốc, vị này cho rằng “khách đến chả lẽ lại từ chối nên chúng tôi buộc lòng phải lách luật”.
Khéo co nhưng vẫn… thiếu
Việc nhiều người Hàn Quốc đang hướng dẫn cho khách du lịch nước này tại Việt Nam được đại diện Tổng cục Du lịch xác nhận là có, đã phạt liên tục nhưng không thể cải thiện được tình hình bởi cầu quá vượt cung. Cơ quan này cũng đã thực hiện nhiều biện pháp để tăng số lượng hướng dẫn viên tiếng Hàn lên nhưng vẫn không tăng được nguồn cung. “Người học, biết tiếng Hàn đã ít mà trong số này, những người muốn làm hướng dẫn viên du lịch lại càng ít hơn nên dù đã sử dụng nhiều cách vẫn không thể cải thiện”, bà Phạm Lê Thảo, Vụ phó Vụ Lữ hành thuộc Tổng cục Du lịch nói.
Với thị trường khách Hàn Quốc, cơ quan quản lý du lịch đã linh động bỏ đi nhiều yêu cầu về trình độ hướng dẫn viên như những yêu cầu bằng đại học, bằng ngoại ngữ, chứng chỉ về nghiệp vụ du lịch… để có thêm người phục vụ du khách. Chẳng hạn, Tổng cục Du lịch đã từng tổ chức các chương trình thi tiếng Hàn cho những người đi học ở Hàn Quốc về, cấp chứng chỉ và hướng dẫn thêm về thông tin du lịch Việt Nam để những người này có thể dịch lại chính xác những điều mà hướng dẫn viên đã thuyết minh, nhưng số người đi thi để làm nghề vẫn rất ít.
Hiện ngành du lịch vẫn tuân thủ quy định thế giới là không chấp nhận hướng dẫn viên người nước ngoài hướng dẫn khách du lịch ở thị trường nội địa. Chủ trương này được giữ trong những cuộc đàm phán gia nhập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) hay Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). “Chúng tôi vẫn cương quyết không đồng ý mở cửa cho hướng dẫn viên người nước ngoài vào hoạt động tại thị trường nội địa cho nên các công ty nào làm sai thì thanh tra sẽ phạt. Chúng tôi vẫn tiếp tục tìm kiếm những cách làm mới để gia tăng số lượng hướng dẫn viên cho thị trường này nhưng tạm thời thì vẫn chưa có cách nào để giải quyết rốt ráo vấn đề”, bà Thảo cho biết.
Minh Duy
Link Gọi hướng dẫn viên tiếng Hàn trên app Rada
Đặt dịch vụ như thế nào?
Đặt trực tiếp từ mẫu tìm dịch vụ tại trang web này
• Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
• Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
• Bước 3: Nhập vào số điện thoại để dịch vụ có thể liên hệ với bạn.
• Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi dịch vụ, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho dịch vụ biết khi họ gọi điện cho bạn.
• Bước 5: Nhập vào Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết để gửi đến dịch vụ...
• Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm dịch vụ gần bạn...
Tải ứng dụng Rada để đặt dịch vụ
• Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
• Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
• Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
• Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết để gửi đến dịch vụ... bạn cần yêu cầu dịch vụ, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
• Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm dịch vụ
Lợi ích khi đặt dịch vụ từ hệ thống Rada
• Mạng lưới dịch vụ liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào dịch vụ cũng có thể đáp ứng
• Ngay sau khi kết nối thành công, dịch vụ sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
• Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được dịch vụ cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
• Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
• Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với dịch vụ
• Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,638 nhà cung cấp dịch vụ, 139,311 người sử dụng và 238,277 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt dịch vụ từ mạng lưới dịch vụ của mình.