Quét mã QR tải app đặt thợ điện
 

 

 

 

 

Cách đọc sơ đồ mạch điện nhanh, đơn giản và chính xác

Sơ đồ mạch điện chính là bản vẽ thiết kế hệ thống mạch điện. Các kỹ sư và thợ điện sẽ dựa vào sơ đồ mạch điện để hiểu, nắm rõ các thông tin chức năng, cũng như cấu trúc lắp ráp và cách đi dây cụ thể của mạch điện. Từ đó có thể thi công và lắp đặt hệ thống điện được hoạt động hiệu quả, an toàn. Tuy nhiên, việc đọc và hiểu sơ đồ mạch điện lại là vấn đề không phải ai cũng có thể làm được. Vì vậy bài viết dưới đây, Rada sẽ giới thiệu đến các bạn cách đọc sơ đồ mạch điện nhanh, đơn giản lại chính xác nhé!

Cần nắm vững những nguyên tắc cơ bản về mạch điện

Để đọc được và phân tích mạch điện bạn cần phải nắm vững những nguyên tắc cơ bản trong cách đọc mạch điện đó là:

– Những điểm cùng ký hiệu thì sẽ cùng một điện thế, trong mạch điện thực tế chúng sẽ được kết nối với nhau nhưng trong sơ đồ nguyên lý thì các điểm này không thực sự cần thiết phải nối với nhau. Điều này người đọc phải tự hiểu.

– Những điểm giao với nhau mà kết nối trong thực tế thì phải đánh dấu chấm vào điểm giao nhau đó.

Cần nắm vững các nguyên tắc cơ bản về mạch điện
Cần nắm vững các nguyên tắc cơ bản về mạch điện

Giới thiệu các ký hiệu về nguồn điện và linh kiện điện tử

Trong sơ đồ mạch điện thì người ta biểu thị sự kết nối các linh kiện thông qua các ký hiệu của nó. Vì vậy bạn cần ghi nhớ các ký hiệu này biểu hiện cho linh kiện nào thì bạn chắc chắn sẽ đọc và phân tích được mạch điện nhanh và dễ dàng. Nếu không hiểu chúng hoạt động thế nào thì làm sao có thể phân tích mạch điện tử, việc hiểu rõ từng linh kiện được đánh giá thông qua khả năng bạn nhận biết chúng, khả năng tính toán chế độ làm việc của chúng và khả năng vận dụng linh kiện trong thiết kế mạch.

Bạn cần tìm hiểu về các ký hiệu như: ký hiệu nguồn điện, ký hiệu dây dẫn điện, ký hiệu thiết bị điện, ký hiệu đồ dùng điện….và một số ký hiệu linh kiện khác.

Các bạn có thể tham khảo ý nghĩa của các kí hiệu trong sơ đồ mạch điện thông qua bảng sau:

Một số ký hiệu được sử dụng trong sơ đồ mạch điện
Một số ký hiệu được sử dụng trong sơ đồ mạch điện

Hãy để ý một số dạng mạch điện cơ bản

Cách đọc mạch điện cơ bản nhất là bạn cần biết được mạch điện đó được xây dựng trên nguyên tắc nào? Chúng được cấu thành từ những linh kiện gì? Trong mạch điện thì các linh kiện đều được kết nối với nhau theo một quy tắc nào đó để tạo thành một mạch chức năng theo ý muốn. Các mạch điện chức năng này thường sẽ là những mạch điện cơ bản như mạch nguồn, mạch tạo xung, mạch tạo trễ, mạch dao động, mạch kích, mạch khuếch đại, mạch so sánh,… Tức là các linh kiện rời rạc như transistor, điện trở, tụ điện, cuộn cảm thôi mà nhờ có sự biến tấu về cách mắc mà chúng ta có các mạch điện chức năng trên.

Hướng dẫn cách đọc sơ đồ mạch điện

Sau khi nắm được các thông tin về ký hiệu, dạng mạch điện và nguyên lý hoạt động cơ bản thì bạn sẽ vận dụng kiến thức đó để đọc sơ đồ mạch điện theo các chỉ dẫn sau:

  • Mối quan hệ của các bộ phận, linh kiện thiết bị điện trong sơ đồ: Các bạn cần phải tìm hiểu bằng cách tham khảo các thông số điện áp định mức của các thiết bị điện để tìm ra giá trị đúng của điện áp tụ điện và điện trở.
  • Vai trò của các thiết bị trong mạch điện: Để xác định được nhiệm vụ của các thiết bị điện trong mạch điện và sử dụng đúng mục đích các bạn cần phải tìm hiểu kỹ thông tin của từng bộ phận, thiết bị để hiểu được nhiệm vụ của các thiết bị đó được lắp trong cụm bản vẽ sơ đồ mạch điện.
  • Các linh kiện đã được gắn đúng theo chiều phân cực, tức là một bên là cực dương và bên còn lại là cực âm. Điều này có nghĩa là bạn phải gắn chúng đúng theo một chiều nhất định. Hầu hết các ký hiệu phân cực này đều được chỉ rõ trong các biểu tượng. Vì thế, các hình ảnh phía trên hướng dẫn để phân biệt cực tính theo từng ký hiệu khác nhau. Để tìm ra sự phân cực của các thành phần vật lý, một quy tắc chung là hãy nhìn vào bên chân kim loại dài hơn của linh kiện.
  • Tìm hiểu được chức năng, cách hoạt động của từng hệ mạch trong sơ đồ điện: Các bạn cần phải căn cứ vào chính sơ đồ mạch điện để xác định chức năng hoạt động của từng thiết bị thì mới có thể xác định được đúng chức năng và vai trò hiệu suất của từng hệ mạch trong cả sơ đồ hệ thống mạch điện.
Hướng dẫn đọc sơ đồ mạch điện cơ bản
Hướng dẫn đọc sơ đồ mạch điện cơ bản

Với những thông tin mà Rada vừa chia sẻ ở trên, hy vọng đã giúp các bạn có thể đọc và hiểu được bản vẽ sơ đồ mạch điện của mình.

Đặt thợ điện

Đặt thợ điện như thế nào?

Đặt trực tiếp từ mẫu tìm thợ điện tại trang web này

•  Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
•  Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
•  Bước 3: Nhập vào số điện thoại để thợ điện có thể liên hệ với bạn.
•  Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi thợ điện, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho thợ điện biết khi họ gọi điện cho bạn.
•  Bước 5: Nhập vào Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết...
•  Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm thợ điện gần bạn...

Tải ứng dụng Rada để đặt thợ điện

•  Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
•  Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
•  Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
•  Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết... bạn cần yêu cầu thợ điện, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
•  Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm thợ điện

Lợi ích khi đặt thợ điện từ hệ thống Rada

•  Mạng lưới thợ điện liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào thợ điện cũng có thể đáp ứng
•  Ngay sau khi kết nối thành công, thợ điện sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
•  Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được thợ điện cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
•  Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
•  Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với thợ điện
•  Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,638 nhà cung cấp dịch vụ, 139,308 người sử dụng và 238,237 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt thợ điện từ mạng lưới dịch vụ của mình.


Chat với RadaGPT
Hỏi đáp với Rada ×