Có thể trong quá trình sử dụng do lỗi sơ xuất hoặc cũng có thể do mưa bão ngập nước khiến cho thiết bị điện bị nhiễm nước. Điều này rất nguy hiểm và bạn cần phải xử lý ngay lập tức để tránh hư hại thiết bị và đảm bảo an toàn cho gia đình.
Hướng dẫn xử lý thiết bị điện khi bị dính nước
Làm sạch bùn đất bám trên linh kiện
Khi nước đã xâm nhập vào thiết bị điện, bụi bẩn, bùn đất có thể theo vào và bám lên các linh kiện bên trong. Nếu chỉ tập trung làm khô thiết bị mà không làm sạch thì thiết bị điện sẽ rất nhanh bị hư hỏng.
Bạn nên kiểm tra và vệ sinh nhẹ nhàng các linh kiện bên trong thiết bị bằng khăn mềm hoặc tăm bông để tăng độ bền cho thiết bị, giúp bạn sử dụng được lâu hơn.
Dùng quạt và máy lạnh để hong khô
Sau khi lau thiết bị điện, bạn cũng có thể dùng quạt để hong khô. Do quạt tạo ra luồng khí mát để làm khô thoáng nên giảm rủi ro hư linh kiện bên trong thiết bị. Việc này tuy mất nhiều thời gian hơn nhưng lại là cách loại bỏ nước an toàn và hiệu quả nhất cho thiết bị điện.
Dùng máy sấy tóc ở nhiệt độ vừa phải
Bạn có thể dùng máy sấy tóc để hong khô thiết bị điện. Tuy nhiên, các linh kiện điện tử chỉ chịu được nhiệt độ tối đa khoảng 50 độ C trong khi máy sấy tạo ra nguồn nhiệt cao hơn, khoảng 70 – 80 độ C. Vì thế, nếu dùng máy sấy, bạn nên chọn chế độ sấy nhiệt độ thấp và ngưng sau khi sấy từ 2 – 3 phút để không làm tăng nhiệt độ gây hỏng linh kiện.
Trước khi cắm vào nguồn điện hay đo lại dòng điện bên trong thiết bị
Ngoài ra, sau khi làm khô thiết bị điện, bạn nên kiểm tra dòng điện trước khi cắm điện bằng các dụng cụ đo như: Megom kế, đồng hồ đo điện đa năng,… để xem các đồ dùng điện đó còn hoạt động được nữa hay không, tránh trường hợp thiết bị điện bị hư hỏng.
Những lưu ý để đảm bảo an toàn
Ngắt cầu dao tổng
Khi thiết bị điện dính nước, bạn cần ngắt cầu dao tổng ngay lập tức để không cho dòng điện chạy vào thiết bị. Việc làm này nhằm ngăn chặn sự cố chập cháy đường dây điện, tránh tai nạn điện giật và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Không đi chân trần hay mang dép ướt
Do nước và cơ thể con người có khả năng dẫn điện, cho nên bạn không được đi chân trần hoặc mang dép ướt khi tiếp xúc với thiết bị vẫn còn điện. Nhằm không gây nguy hiểm cho bản thân, bạn cần đảm bảo chân phải được khô ráo và mang dép cao su để cách ly chân với nền đất.
Tuyệt đối không chạm tay vào dây điện
Nếu dây dẫn điện của thiết bị dính phải nước, bạn tuyệt đối không nên chạm tay vào dây để tránh tình trạng bị giật điện. Thay vào đó, bạn hãy dùng vật dụng có chất liệu không dẫn điện đưa thiết bị ra chỗ khô ráo và liên hệ với đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn để xử lý.
Luôn luôn lắp đặt ổ điện ở những vị trí cao
Thông thường, nhiều người có thói quen đặt các ổ cắm ở vị trí thấp để thuận tiện cho sinh hoạt. Tuy nhiên, việc làm này sẽ làm tăng rủi ro nước vào ổ điện, gây ra những mối nguy hiểm khôn lường.
Vì thế, bạn nên lắp đặt các ổ cắm điện ở vị trí cao, khô ráo và bịt kín các ổ cắm ở vị trí thấp để không cho nước có khả năng xâm nhập.
Không được đứng trong nước
Do nước có khả năng dẫn điện cao nên sẽ rất nguy hiểm nếu bạn đứng trong nước. Hãy tránh xa khu vực có nước, không được tiếp xúc với nước để đảm bảo an toàn tính mạng cho bản thân.
Không vội vàng cắm điện và bật thiết bị
Ngoài ra, bạn đừng vội cắm điện và bật nguồn cho thiết bị, hãy đảm bảo rằng thiết bị điện của bạn đang ở trong trạng thái khô ráo. Bởi vì nếu các món đồ điện của bạn còn tồn đọng nước thì việc cho điện đi vào bằng cách cắm điện có thể gây ra chập điện hoặc nổ cầu chì, làm ảnh hưởng đến hệ thống điện của cả căn nhà.
Trước khi cho thiết bị hoạt động, bạn nên dùng bút thử điện kiểm tra tình trạng của thiết bị xem có bị rò điện hay không để giảm thiểu rủi ro cháy nổ, đảm bảo an toàn cho bản thân.
Mong rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích, giúp bạn tìm được cách xử lý phù hợp khi thiết bị điện dính nước nhé!
Đặt thợ điện như thế nào?
Đặt trực tiếp từ mẫu tìm thợ điện tại trang web này
• Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
• Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
• Bước 3: Nhập vào số điện thoại để thợ điện có thể liên hệ với bạn.
• Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi thợ điện, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho thợ điện biết khi họ gọi điện cho bạn.
• Bước 5: Nhập vào Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết...
• Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm thợ điện gần bạn...
Tải ứng dụng Rada để đặt thợ điện
• Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
• Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
• Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
• Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết... bạn cần yêu cầu thợ điện, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
• Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm thợ điện
Lợi ích khi đặt thợ điện từ hệ thống Rada
• Mạng lưới thợ điện liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào thợ điện cũng có thể đáp ứng
• Ngay sau khi kết nối thành công, thợ điện sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
• Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được thợ điện cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
• Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
• Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với thợ điện
• Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,634 nhà cung cấp dịch vụ, 139,296 người sử dụng và 238,042 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt thợ điện từ mạng lưới dịch vụ của mình.