Quét mã QR tải app đặt dịch vụ
 

 

 

 

 

Thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực thang máy

Thang có phòng máy (MRA)

Với kết cấu hố thang có bố trí phòng đặt máy kéo trên đỉnh hố thang. Máy kéo được sử dụng có thể là loại có hộp số (gearbox machine) hoặc loại không hộp số (gearless machine), phụ thuộc vào kiểu truyền động và chiều cao phòng máy.

Thang không phòng máy (MRL)

Với kết cấu hố thang không bố trí phòng đặt máy kéo trên đỉnh hố thang, điều này sẽ làm giảm thiểu chiều cao hố thang và tòa nhà. Máy kéo được sử dụng chỉ có thể là loại không hộp số (gearless machine), có thiết kế phụ thuộc vào kiểu truyền động và chiều cao đỉnh hố thang (OH).

Máy kéo có hộp số (Gearbox)

Là loại máy kéo gồm 2 phần: động cơ và hộp số. Máy kéo có hộp số chỉ có thể sử dụng cho hố thang có phòng máy trên đỉnh. Loại máy kéo này vận hành với độ ồn hơn là máy không hộp số, chi phí bảo dưỡng cao, tiêu thụ năng lượng lớn. Tuy vậy, giá thành của loại máy kéo này thấp hơn loại máy kéo không hộp số.

Máy kéo không hộp số (Gearless)

Là loại máy kéo chỉ có động cơ đồng bộ sử dụng nam châm vĩnh cửu (PMSM), không có hộp số. Loại máy kéo này có thể sử dụng cho cả hố thang có phòng máy và không phòng máy, với mọi tốc độ từ thấp đến cao và rất cao. Máy kéo không hộp số vận hành êm ái, chi phí bảo dưỡng thấp, tiêu thụ năng lượng ít. Tuy nhiên, giá thành của loại máy kéo này cao hơn loại máy kéo có hộp số.

Hố thang/Giếng thang (Hoistway)

Còn gọi là giếng thang. Khoảng không gian dành cho thang máy di chuyển.

Bao gồm 3 kích thước:

1 -Đỉnh hố thang – Over Head (OH)Khoảng cách được tính từ sàn tầng trên cùng đến đỉnh hố, thường giới hạn bởi sàn phòng máy hay đà đặt máy kéo.

2- Hố âm (Pit)

Phần đáy của hố thang tính từ sàn tầng thấp nhất. Phần đáy hố nhẳm tạo không gian an toàn cho khung cabin khi nó di chuyển đến tầng thấp nhất.

3- Khoảng di chuyển (Travel)

Khoảng cách di chuyển của cabin thang máy tính từ sàn tầng thấp nhất đến sàn tầng cao nhất.

Hoistway witdh: Chiều rộng hố thang

Hoistway depth: Chiều sâu hố thang.

CO: Cửa mở tim

SO cửa lùa về một phía

Number of person: Số người đi

Rated capacity: Tải trọng thang máy

Car internal: Kích thước cabin (Rộng*sâu)

Minimun hoistway: Kích thước hố thang tối thiểu (Kích thước thông thủy)

Entrance width: Kích thước cửa thang máy.

Phòng máy (Machine room)

Thông thường phòng máy nằm ngay trên đỉnh hố thang, nơi đặt máy kéo, thiết bị điện và hệ thống điều khiển thang máy. Phòng máy thông thường sẽ có sàn được đổ bê tông và chiều cao từ 1800mm trở lên và dành cho máy kéo có hộp số. Đối với máy kéo không hộp số kích thước nhỏ gọn hoặc công trình bị khống chế chiều cao thì không gọi là phòng máy mà là Tum kỹ thuật hay Tum đặt máy chiều cao thất nhất 700mm – đến1500mm

Buồng thang (Cabin/Car)

“Buồng” bên trong hố thang, là phần giới hạn dùng cho người sử dụng thang máy để di chuyển.

Vách cabin (Car walls)

Các tấm vách giới hạn an toàn cho người sử dụng, được gắn xung quang cabin với vật liệu rất đa dạng như tôn kẽm sơn, inox, kính cường lực, gỗ, v.v, hoặc kết hợp các vật liệu khác nhau.

Trần cabin (Ceiling)

Được bố trí phía dưới nóc cabin, nhằm tạo thẩm mỹ cho cabin, lắp đặt các chiếu sáng và quạt làm mát cho cabin. Vật liệu sử dụng cho trần có thể là tôn kẽm sơn, inox.

Sàn cabin (Floor)

Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, vật liệu sàn cabin có thể là đá thiên nhiên, đá marble, tấm nhựa PVC, thép tấm chống trượt, v.v.

Tay vịn (Handrail)

Là bộ phận hỗ trợ người sử dụng nắm giữ trong quá trình cabin di chuyển, thường được gắn vào các vách cabin.

Bảng điều khiển cabin (COP)

Bảng điều khiển cabin (COP) là thiết bị lắp trong cabin thang máy, trên đó bố trí các thành phần cần người dùng theo dõi và ra lệnh cho cabin hoạt động, bao gồm đèn hiển thị vị trí tầng và chiều di chuyển, nút nhấn chọn tầng, nút đóng và mở nhanh, nút báo động, hệ thống liên lạc với bên ngoài. Trên một số bảng điều khiển cabin còn được bố trí các nút nhấn và công-tắc cho các chức năng khác như ưu tiên cabin, bảo trì thang máy, tách nhóm thang, v.v.

Hộp gọi tầng (LOP)

Bảng gọi thang, gồm nút nhấn với mũi tên lên/xuống, đèn hiển thị tầng và chiều di chuyển. Hành khách nhấn nút mũi tên lên khi uốn đi lên, nút mũi tên xuống khi muốn đi xuống. Các nút gọi thang còn được dùng khi muốn mở lại cửa tầng khi cửa đang đóng lại.

Nút chọn tầng

Nút đánh số tầng trên bảng điều khiển cabin dùng chọn tầng sẽ di chuyển đến. Sau khi nhấn thì đèn nút nhấn sẽ phát sáng, lệnh gọi sẽ được đăng ký, thang sẽ di chuyển đến tầng đã đăng ký.

Nút đóng cửa

Nút nhấn bố trí trên COP cho phép đóng nhanh cửa thang máy, thường được dùng khi muốn đóng cửa lại trước khi cửa được tự động đóng lại

Nút mở cửa – giữ cửa.

Nút nhấn bố trí trên COP cho phép mở cửa hoặc giữ cửa mở, thường dùng khi giữ cho cửa mở lại khi cửa đang đóng vào.

Bộ truyền động cửa cabin (Door operator)

Là thiết bị truyền động đóng và mở cửa tự động được gắn lên trên đầu cabin, bao gồm cơ cấu tuyền động, động cơ và biến tần và được điều khiển bởi hệ thống điều khiển chính. Các cánh cửa cabin sẽ được gắn vào bộ truyền động cửa cabin. Có hai loại truyền động cửa chính là mở cửa từ trung tâm và mở cửa từ một bên.

Bộ truyền động cửa tầng (Door device)

Là thiết bị truyền động đóng và mở cửa tầng, được gắn vào đà cửa tầng (Lintel beam), và được kết nối với bộ truyền động cửa cabin thong qua cơ cấu cơ khí. Các cánh cửa tầng sẽ được gắn vào bộ truyền động cửa tầng. Có hai loại truyền động cửa chính là mở cửa từ trung tâm và mở cửa từ một bên.

Khung bao cửa tầng (Door jamb)

Khung thép hoặc Inox được lắp vào xung quanh cửa tầng tạo thành khung cửa tầng. Có hai loại khung cửa là bản rộng và bản hẹp.

Trán cửa (Transom)

Tấm thép hoặc inox trang trí ốp ngay phía trên khung bao cửa tầng nhằm tạo thẩm mỹ cho cửa thang máy.

Tủ điều khiển thang máy (Main control cabinet – MCB)

Là tủ điện, bao gồm bộ điều khiển PLC (programming logic control) hay Vi mạch điều khiển tín hiệu, biến tần, rơ-le, contactor, bộ nguồn, v.v. được lắp tại phòng máy hoặc tầng trên cùng, điều khiển toàn bộ các hoạt động của thang máy.

Bộ điều khiển thang máy (Controller)

Các bo mạch điện tử gồm CPU và các linh kiện điện tử khác, hệ điều hành và chương trình cài đặt sẵn, thực hiện các chức năng máy tính để điều khiển hoạt động thang máy, kiểm soát thiết bị ngoại vi như máy kéo, biến tần, hệ thống truyền động cửa, hệ thống an toàn.

Tủ đầu cabin (Inspection box)

Tủ điều khiển được gắn trên nóc cabin, dùng cho việc lắp đặt và bảo trì thang máy.

Bộ cứu hộ tự động (ARD)

Là thiết bị an toàn và bảo vệ, bao gồm mạch điều khiển, mạch sạc điện, ắc-quy hoặc UPS dùng cho việc kích hoạt tự động để đưa cabin về tầng gần nhất và mở cửa cho hành khách thoát ra ngoài khi hệ thống điện lưới bị mất.

Truyền 1:1

Kiểu truyền cáp trong đó tốc độ cabin và tốc độ cáp bằng nhau.

Truyền 2:1

Kiểu truyền cáp trong đó tốc độ cabin bằng ½ tốc độ cáp.

Chuông báo (Alarm bell)

Chuông báo dùng để gọi người trợ giúp từ bên ngoài. Hoạt động bằng cách nhấn nút Alarm

Nút Alarm (Alarm button)

Nút Alarm đước bố trí trên bảng điều khiển cabin để kích hoạt chuông báo. Có thể dùng kích hoạt kết nối âm thanh với bên ngoài nếu được cài đặt. Ngoài ra nút Alarm còn có thể đặt tại các vị trí như nóc cabin, hố pit, phòng máy

Bu-lông/Philip

Bu-lông hay còn gọi là Philip dùng để cố định bát bắt ray, ray cửa, và các bộ phận khác vào các đà, hoặc vách hố thang.

Bảng điều khiển cabin phụ (ACOP)

Bảng điều khiển cabin thứ hai, thường chỉ gồm nút chọn tầng. Bảng này có thể dùng cho cabin có 2 cửa ra, thang bệnh viện, dùng cho người khuyết tật, thang tải hàng, thang ô-tô.

Bát/Bracket

Tấm thép, có góc, dầm dùng để lắp ray vào vách hố thang.

Phanh/thắng (Brake)

Thiết bị an toàn cơ – điện dùng để ngăn ngừa cabin di chuyển khi cabin đang về đến tầng và khi máy kéo bị ngắt điện nguồn từ động bởi bộ điều khiển.

Bộ giảm chấn (Buffer)

Thiết bị an toàn được thiết kế cho việc dừng cabin hay đối trọng trong khoảng giới hạn cho phép and giảm nhẹ lực tác động cho cabin lên hố pit trong trường hợp khẩn cấp.

Bỏ qua tầng (Bypass)

Chức năng này cho phép bỏ qua những tầng đã đăng ký khi cabin đã đạt giới hạn tải mong muốn. Theo tiêu chuẩn thì giới hạn tải cho chức năng này vào khoảng từ 60-80% tải định mức.

Tải năng (Capacity)

Mức tải được tính bằng kilogam dùng cho việc thiết kế và cấp nguồn cho thang máy. Tải trọng thực tế cho thang không nên vượt quá tải năng định mức này.

Chuống đến tầng (Gong)

Thiết bị phát tiếng báo để báo cabin đang đến tầng mong muốn.

Hủy chọn tầng

Đây là chức năng được đưa vào hệ thống nhằm hủy bỏ các lệnh gọi thừa hoặc muốn thay đổi hành trình. Chức năng hủy lệnh rất hữu ích cho thang máy cho tòa nhà có nhiều tầng và chung cư nơi có nhiều trẻ em. Việc nhấn 2 lần cho nút tầng đã chọn trước đó sẽ xóa nó trong bộ nhớ của bộ điều khiển, và tầng bị hủy sẽ bị bỏ qua.

Đèn khẩn cấp trong cabin

Đèn chiếu sáng bằng nguồn ăc-quy dự trữ sẽ được duy trì khi thang máy bị cúp điện nguồn hoặc hỏng nguồn cung cấp.

Chỉ báo quá tải (OVL)

Các thiết bị dùng nhận biết và cảnh báo hành khách khi trọng lượng hành khách trong cabin vượt quá tải định mức, chỉ báo quá tải sẽ được hiển thị, và chuông báo quá tải sẽ reo.

Phanh an toàn cabin

Thiết bị an toàn được gắn vào khung cabin đảm bảo cabin sẽ được tự động phanh và dừng lại ngay trong trường hợp cabin chạy vượt tốc độ cho phép.

Ray dẫn hướng (Rail)

Ray thép có dạng chữ “T” hay “TK” được lắp dọc hố thang để dẫn hướng cabin và đối trọng chuyển động lên xuống.

Kẹp ray

Kẹp đặc biệt được thiết kế cho việc cố định ray dẫn hướng vào bas đỡ ray.

Xích bù

Xích thép chuyên dụng được dùng cho việc bù trọng lượng cho cáp tải thang máy, giúp cho cabin di chuyển êm hơn khi tăng tốc và giảm tốc. Một đầu xích bù sẽ gắn vào đáy cabin, đầu còn lại sẽ được cố định vào khung đối trọng.

Đối trọng (CWT)

Trọng lượng được thêm vào cho thang máy dùng máy kéo có tác dụng cân bằng trọng lượng cabin và cộng thêm khoảng 40% tải định mức.

Khóa liên động cửa

Ngăn ngừa việc cửa cabin và cửa tầng đóng/mở không đồng bộ nhằm đảm bảo an toàn cho hành khách. Chỉ khi sàn cabin và sàn tầng nằm ở cùng mức thì cửa cabin và cửa tầng mới có thể mở. Khi cửa cabin và cửa tầng đồng mức và đóng hoàn toàn thì thang mới có thể hoạt động.

Hiển thị bằng đèn LED ma trận hay LCD

Bảng hiển thị tầng và chiều dùng ma trận điểm với các diod phát sáng (LED) hay bằng màn hình LCD cho phép hiển thị các ký tự chữ, số và ký hiệu khác nhau.

Cabin có 2 cửa ra

Cabin thang máy với 2 cửa ra. Các cửa ra có thể bố trí thẳng hàng hoặc vuông góc tùy theo yêu cầu.

Lối thoát hiểm trong cabin

Một cửa nhỏ bố trí trên trần cabin cho phép cứu hộ hành khách thoát ra khỏi cabin khi không thể mở cửa thang máy.

Tấm nối ray – Bas nối

Tấm thép dùng để nối hai đầu ray với nhau.

Bộ chống vượt tốc (Governor)

  • Có Governor trên gọi là bộ điều tốc
  • Governor dưới gọi là thiết bị căng cáp.

Là cơ cấu kiểm soát tốc độ nhằm đảm bảo an toàn khi thang máy vận hành. Nếu cabin chạy quá nhanh trong hành trình đi lên hoặc đi xuống, bộ chống vượt tốc sẽ tác động kích hoạt các thiết bị an toàn. Các thiết bị an toàn sẽ tác động làm thang dừng lại ngay. Hoạt động dựa vào nguyên lý lực ly tâm.

Ti nối cáp

là thiết bị dùng để nối hay khóa đầu cáp tải được gắn trên khung đặt máy khi sợi cáp càng căng nêm sẽ càng chắc và sợi cáp được xiết chắc chắn.

Nhóm thang

Nhóm thang gồm 2 hoặc nhiều thang sử dụng chung bảng gọi thang tại mỗi tầng. Việc điều phối thang nào trong nhóm đến đón hành khách sẽ do bộ điều khiển nhóm thực hiện.

Simplex: Điều khiển đơn, có nghĩa là một thang một bảng điều khiển

Duplex: Điều khiển đôi, điều khiển nhóm 2 thang, 2 thang dùng chung một bảng điều khiển gọi tầng.

Guốc dẫn hướng (Shoe)

Thiết bị dùng dể dẫn hướng cabin và đối trọng trên đường ray, được gắn lên khung cabin và đối trọng, đảm bảo cabin và đối trọng sẽ trượt an toàn trên đường ray. Guốc dẫn hướng có 2 loại là guốc trượt và guốc bánh xe.

Bằng tầng

Vận hành mức tốc độ thấp dùng cho việc tiếp cận sàn tầng, nhằm đảm bảo thang dừng chính xác tại mỗi tầng.

Hộp nhớt

Hộp đựng nhớt gắn vào vị trí guốc dẫn hướng, dùng để châm nhớt cho ray và guốc trượt, giúp thang máy vận hành an toàn và êm ái.

Tầng chính

Là tầng dùng làm sảnh chính cho việc sử dụng thang máy của tòa nhà.

Đậu/đỗ thang (Parking)

Chức năng dùng cho thang đơn hay nhóm thang, cho phép thang tự động trở về đậu ở tầng được chọn trước sau một thời gian xác định mà thang không hoạt động, hoặc sau khi xử lý xong các lệnh gọi.

Thắng/phanh an toàn

Là thiết bị an toàn gắn vào khung cabin, trong một số trường hợp còn gắn vào khung đối trọng, khi được kích hoạt bởi bộ chống vượt tốc, phanh sẽ hoạt động làm bó cứng vào ray dẫn hướng và làm cho cabin dừng lại ngay lập tức trong trường hợp thang chạy vượt quá tốc độ. Có thắng một bi và thắng hai bi.

Puly máy kéo

Puly bằng gang hoặc nhựa với đường kính, số rãnh cáp, và loại cáp xác định. Puly được gắn lên máy kéo dùng cho việc truyền động thang máy. Puly máy kéo thông số và kích thước theo nhà sàn xuất máy kéo quy định Các Hãng sản xuất Máy kéo như: Motanari, Fuji, Sicor, Mitsubishi …..

Puly phụ (Deflector)

Là hệ thống pully được gắn tại bệ đặt máy kéo, khung cabin, và khung đối trọng tạo thành một hệ thống truyền động cáp gồm máy kéo, cabin, và đối trọng.

Ngưỡng cửa (Door sill)

Thanh nhôm hay thép chịu lực được gắn tại bên dưới cửa cabin và các cửa tầng, thường có các rãnh trượt cho bánh xe dưới cửa di chuyển mượt mà. Độ dài ngưỡng cửa phải lớn hơn hành trình di chuyển cửa.

Mô-men xoắn

Lực kéo được tạo ra bởi máy kéo, sẽ quyết định tải trọng và vận tốc thang máy.

VVVF (Variable Voltage Variable Frequency)

Là phương pháp kiểm soát mô-men xoắn và tốc độ động cơ điện xoay chiều, bằng cách biến đổi điện áp và tần số. Nó giúp cho việc thay đổi tốc độ và tiết kiệm điện năng sử dụng.

ACVV

Là khả năng biến đổi điện áp của nguồn điện trước khi cung cấp cho motor của thiết bị. Quá tình biển đổi điện áp của ACVV không sử dụng biến thế thông thường mà được áp dụng SCR kích dẫn nhằm đạt được hiệu quả cao hơn.

với ACVV điện năng cung cấp không được chuyển sang cơ năng, từ đó khiến điện năng chuyển thành nhiệt năng, dễ dàng khiến motor thiết bị nóng lên. Vì thế, nếu sử dụng hệ điều khiển ACVV cần có phương án khắc phục, giải nhiệt cưỡng bức phù hợp và hiệu quả nhất.

Handset (điện thoại)

Thiết bị cầm tay kết nối với hệ thống liên lạc bên trong ca bin

INTERCOM

Thiết bị liên lạc giữa bên trong và bên ngoài phòng thang trong trường hợp cần thiết.

Thiết bị cứu hộtự động khi mất điện nguồn (ARD) (Automatic Rescue Device):

Một nguồn ắcquy dự trữ sẽ được cung cấp cho thang máy khi có sự cố mất điện, lúc đó cabin sẽ tự di chuyển đến tầng gần nhất và mở cửa để hành khách ra ngoài.

Chức năng trở vềtầng chính khi cóhỏa hoạn (FER)

Khi kích hoạt công tắc hay nhận được tín hiệu từ hệ thống báo cháy của tòa nhà, tất cả các lệnh gọi sẽ bị hủy bỏ và ngay lập tức các phòng thang sẽ trở lại tầng chính mở cửa cho hành khách thoát hiểm an toàn

Chức năng vận hành khẩn cấp phục vụ nhân viên cứu hỏa (FE)

Khi xảy ra hỏa hoạn,nếu ấn công tắc cứu hỏa thì tất cả các lệnh gọi bị hủy bỏ,phòng thang sẽ trở Lại tầng định trước và mở cửa cho hành khách thoát hiểm. Sau đó thang máy chỉ hoạt động phục vụ cho nhân viên cứu hỏa

Dừng tầng antoàn (SFL)

Trường hợp thang dừng ở khoảng giữa các tầng, hệ diều khiển sẽ thực hiện tác vụ kiểm tra trước khi đưa thang về tầng gần nhất

Dừng tầng kếtiếp (NXL)

Nếu vì lý do nào đó cửa phòng thang không thể mở hoàn toàntầng đến, cửa sẽ tự động đóng lại và cabin di chuyển đến tầng kế tiếp nơi cửa có thể mở hoàn to

Tự động vượttầng khi đủ tải (ABP)

Khi thang máy đã đủ tải trọng định mức, nó sẽ từ chối các cuộc gọi ở các tầng nhằm duy trì hoát động tối ưu

Thiết bị báoquá tải (ONH)

Khi tải trọng vượt quá định mức thang máy sẽ ngưng hoạt động với cửa mở và chuông reo. Chuông sẽ ngừng reo, cửa đóng lại và thang tiếp tục hoạt động khi số khách trong cabin nhỏ hơn tải định mức

Tự động hủy (CCC)

Khi thang đã đáp ứng lệnh gọi thang cuối cùng trong cabin theo bỏ lệnh gọi thừa một chiều nào đó, hệ điều khiển sẽ tự động kiểm tra và xóa các trong phòng lệnh còn lại trong bộ nhớ theo chiều ngược lại thang

Xóa tầng gọinhầm (FCC-P)

Khi chọn nhầm tầng đến, hành khách có thể bấm nhanh hai lần nút bị nhầm để hủy bỏ lệnh

Tự động tắt đèn (CLO-A)

Khi cabin có người sử dụng, đèn sẽ tự động tắt để tiết kiệm điện.

Tự động tắtquạt (CFO-A)

Khi cabin không có người sử dụng, quạt sẽ tự động tắt để tiết kiệm điện

Phục vụ độc lập (IND)

Khi chuyển qua chế độ này, một thang có thể tách ra khỏi hoạt động chung của nhóm và chi phục vụ các lệnh gọi trong phòng thang.

Tự chuẩn đoán tình trạng cảm biến cửa (DODA)

Trường hợp cảm biến giới hạn đóng mở cửa mất tác dụng do bụi bẩn, tiện ích này sẽ đóng mở cửa dựa vào thời gian định sẵn nhằm duy trì hoạt động của thang

Tự động điều chỉnh tốc độ cửa (DSAC)

Hệ thống này sẽ kiểm tra tình trạng hiện tại của cửa tại mỗi tầng và tự động điều chỉnh tốc độ lực kéo đóng mở cửa cho phù hợp

Mở cửa bằngnút gọi thang (ROHB)

Khi cửa phòng thang đang đóng lại, hành khách có thể mở cửa lại bằng cách ấn gọi ngoài lần nữa.

Đóng cửa lắplại (RDC)

Nếu có vật cản lại trong khi cửa đang đóng, cửa sẽ lập mở và đóng lại cho đến khi vật cản rời đi.

Đóng cửacưỡng bức có chuông báo (NDG)

Nếu cửa được giữ lâu hơn thời gian được định sẵn, nó sẽ tự đóng lại cưỡng bức để di chuyển phục vụ các lệnh khác.

Bộ phận bảo vệ cửa khi bị kẹt (DLD)

Nếu cửa không mở hoặc không đóng được hoàn toàn, nó sẽ tự đổi chiều

Hoạt động dự phòng cho hệ điều khiển nhóm (GCBK)

Phục vụ liên tục (COS)

Đặc điểm phát hiện nơi có nhu cầu lưu thông nhiều (SOHS)

Phòng thang được đưa đến tự động (FSAT)

Đặt dịch vụ như thế nào?

Đặt trực tiếp từ mẫu tìm dịch vụ tại trang web này

•  Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
•  Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
•  Bước 3: Nhập vào số điện thoại để dịch vụ có thể liên hệ với bạn.
•  Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi dịch vụ, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho dịch vụ biết khi họ gọi điện cho bạn.
•  Bước 5: Nhập vào Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết để gửi đến dịch vụ...
•  Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm dịch vụ gần bạn...

Tải ứng dụng Rada để đặt dịch vụ

•  Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
•  Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
•  Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
•  Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết để gửi đến dịch vụ... bạn cần yêu cầu dịch vụ, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
•  Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm dịch vụ

Lợi ích khi đặt dịch vụ từ hệ thống Rada

•  Mạng lưới dịch vụ liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào dịch vụ cũng có thể đáp ứng
•  Ngay sau khi kết nối thành công, dịch vụ sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
•  Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được dịch vụ cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
•  Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
•  Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với dịch vụ
•  Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,614 nhà cung cấp dịch vụ, 139,160 người sử dụng và 236,734 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt dịch vụ từ mạng lưới dịch vụ của mình.


Chat với RadaGPT
Hỏi đáp với Rada ×