Thời điểm thích hợp để bảo dưỡng, vệ sinh điều hòa nhiệt độ định kỳ
Tại sao phải bảo dưỡng, vệ sinh điều hòa nhiệt độ định kỳ
Điều hòa chạy thời gian dài sẽ có nhiều bụi bẩn bám bên trong lưới lọc và dàn lạnh, dàn nóng. Nếu không bảo dưỡng định kỳ, điều hòa sẽ là nơi lưu trú của vi khuẩn gây hại, dẫn đến các bệnh về tai mũi họng cho thành viên trong gia đình và làm giảm tuổi thọ của thiết bị.
Nhiều người dùng không biết được rằng việc bảo dưỡng, vệ sinh điều hòa nhiệt độ định kỳ, thường xuyên hay trước mỗi dịp vào hè có vai trò quan trọng trong việc làm tăng khả năng hoạt động cũng như độ bền của máy. Đây là những lý do bạn nên vệ sinh và bảo dưỡng thường xuyên máy điều hòa của gia đình.
Bảo dưỡng điều hòa định kỳ có thể tăng độ bền của máy
Rất nhiều gia đình có thói quen chỉ bảo dưỡng điều hòa khi thiết bị hết gas hay hỏng hóc. Đây là một thói quen sai lầm. Muốn đảm bảo được chiếc điều hòa nhiệt độ của gia đình mình hoạt động có hiệu quả và bền nhất, hãy nên có thói quen bảo dưỡng, vệ sinh điều hòa định kỳ.
Cũng giống như các thiết bị điện máy khác, điều hòa không khí được cấu tạo bởi các chi tiết phức tạp cả ở giàn nóng và giàn lạnh. Sau một thời gian hoạt động, các chi tiết máy có thể hao mòn và tính năng giảm đi tùy theo điều kiện và tần suất sử dụng. Bởi vậy, bảo dưỡng điều hòa định kỳ là điều vô cùng cần thiết để có thể nhanh chóng điều chỉnh , thay thế thiết bị kịp thời nhằm duy trì tính năng của thiết bị.
Tăng khả năng làm mát cho điều hòa
Việc duy trì ổn định nhiệt độ tốt nhất của điều hòa nhiệt độ phụ thuộc rất nhiều vào độ thông thoáng, sạch sẽ của cả dàn nóng và dàn lạnh. Vì vậy, để đảm bảo điều hòa có thể cung cấp đủ không khí lạnh, cần thường xuyên làm thông thoáng dàn nóng và dàn lạnh không để bụi bẩn bám vào.
Đối với các loại điều hòa mới sẽ không gặp phải tình trạng này. Nhưng các loại điều hòa nhiệt độ đã cũ (sử dụng được khoảng 2 năm) mà không được vệ sinh, bảo dưỡng cẩn thận sẽ rất bẩn. Mảng bám, bụi bẩn, mạng nhện sẽ tạo ra một lớp bám dính. Nếu tình trạng này xảy ra ở lưới lọc của dàn lạnh sẽ khiến điều hòa không thể thổi hơi lạnh ra phòng. Còn ở dàn nóng dễ dẫn đến tình trạng tắc, không thông thoáng cho dàn nóng tỏa nhiệt khi điều hòa hoạt động.
Trong đó, bộ lọc khí là thành phần thiết yếu của mỗi điều hòa không khí loại bỏ bụi và các mảnh vụn từ không khí trước khi thổi vào nhà của bạn. Hầu hết các bộ lọc không khí cần phải được làm sạch hoặc thay thế hàng tháng, mặc dù một số bộ lọc hiệu suất cao có thể kéo dài lâu hơn. Bộ lọc không khí bẩn có thể làm giảm hiệu quả hoạt động của máy và dẫn đến các vấn đề như đóng băng.
Nếu điều hòa không khí của bạn có một bộ lọc tái sử dụng, hãy vệ sinh bộ lọc dưới vòi nước lạnh và để khô hoàn toàn trước khi lắp trở lại. Nếu cẩn thận, hãy thay thế lọc khí theo đúng yêu cầu từ nhà sản xuất để đảm bảo hoạt động của máy.
Màng lọc ở dàn lạnh có thể lọc các loại bụi bẩn, vi khuẩn trong không khí. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, màng lọc thường bị bám rất nhiều bụi bẩn, nhất là trong điều kiện không khí bụi bẩn, ô nhiễm như hiện nay.
Màng lọc bị bụi bẩn có thể khả năng lọc không khí của điều hòa bị suy yếu đi rất nhiều và gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của gia đình. Do đó, bạn nên thường xuyên vệ sinh màng lọc để giúp điều hòa nhiệt độ có thể lọc các loại bụi bẩn, vi khuẩn trong không khí.
Thời điểm thích hợp nên vệ sinh, bảo dưỡng điều hòa
Theo lời khuyên của những thợ sửa chữa điều hòa nhiệt độ có kinh nghiệm, các gia đình nên bảo dưỡng định kỳ khoảng 6 tháng/lần.
Nếu sử dụng thường xuyên hơn (cả chức năng làm nóng/làm mát), thời gian bảo dưỡng phải rút ngắn xuống từ 3 – 4 tháng/lần. Ngoài ra, nếu tần suất sử dụng điều hòa nhiều hơn hoặc trong môi trường nhiều bụi bẩn, bạn nên bảo dưỡng định kỳ thường xuyên hơn 1 – 2 tháng/ lần để máy hoạt động tốt hơn.
Ở Việt Nam, trước hè bao giờ cũng là thời gian lý tưởng nhất để kiểm tra và bảo dưỡng điều hòa nhiệt độ trong gia đình.
Đối với điều hòa một chiều, bạn có thể kiểm tra hoạt động của máy khi không sử dụng trong một thời gian dài mùa đông. Còn đối với các máy điều hòa nhiệt độ hai chiều hoạt động thường xuyên thì bạn nên kiểm tra định kỳ và bổ sung gas cho máy.
Việc chủ động bảo dưỡng, vệ sinh điều hòa trước hè cũng sẽ giúp gia đình bạn tránh bị rơi vào tình cảnh không gọi được thợ hay bị chặt chém do tình trạng cháy thợ mỗi khi mùa hè đến.
Theo: infonet.vn
Đặt thợ sửa điều hòa như thế nào?
Đặt trực tiếp từ mẫu tìm thợ sửa điều hòa tại trang web này
• Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
• Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
• Bước 3: Nhập vào số điện thoại để thợ sửa điều hòa có thể liên hệ với bạn.
• Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi thợ sửa điều hòa, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho thợ sửa điều hòa biết khi họ gọi điện cho bạn.
• Bước 5: Nhập vào Loại máy điều hòa, công suất (BTU), bệnh mà bạn gặp phải, nạp gas (nếu bạn biết loại gas thì rất tốt), yêu cầu bảo dưỡng, lắp đặt...
• Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm thợ sửa điều hòa gần bạn...
Tải ứng dụng Rada để đặt thợ sửa điều hòa
• Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
• Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
• Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
• Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Loại máy điều hòa, công suất (BTU), bệnh mà bạn gặp phải, nạp gas (nếu bạn biết loại gas thì rất tốt), yêu cầu bảo dưỡng, lắp đặt... bạn cần yêu cầu thợ sửa điều hòa, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
• Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm thợ sửa điều hòa
Lợi ích khi đặt thợ sửa điều hòa từ hệ thống Rada
• Mạng lưới thợ sửa điều hòa liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào thợ sửa điều hòa cũng có thể đáp ứng
• Ngay sau khi kết nối thành công, thợ sửa điều hòa sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
• Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được thợ sửa điều hòa cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
• Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
• Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với thợ sửa điều hòa
• Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,659 nhà cung cấp dịch vụ, 139,506 người sử dụng và 239,648 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt thợ sửa điều hòa từ mạng lưới dịch vụ của mình.
Tham khảo thêm: Giá dịch vụ thợ sửa điều hòa