Quét mã QR tải app đặt dịch vụ
 

 

 

 

 

Tầng M, B, G trong thang máy là gì? Một số ký hiệu tầng trong thang mà nhiều người không biết

Rất nhiều người khi dùng thang máy nhưng không hiểu về các ký hiệu trong thang dẫn đến việc bị nhầm lẫn giữa các tầng với nhau. Bài viết sau Piconorm sẽ giúp các bạn hiểu hết về các ký hiệu tầng trong thang máy.

1.Tầng G là gì?

Tầng G là tầng trệt, G là viết tắt Tiếng Anh của từ ground có nghĩa là đất, mặt đất.

Tại nhiều nước châu Âu, nhắc tới tầng trệt người ta sẽ hiểu là tầng nằm ngay trên mặt đất. Với tầng này người ta không đánh số, đánh số 0 hay ký hiệu là tầng G. Như vậy phía trên tầng trệt sẽ lần lượt là các tầng 1, 2, 3, … phía dưới tầng trệt là tầng hầm thường được ký hiệu là B1, B2, B3, …

Tại Hoa Kỳ và một số vùng của Canada người ta lại quy ước tầng trêt là tầng 1 (1st floor). Tầng trệt là tầng đầu tiên được đánh số 1, như vậy tầng trệt ở đây cũng là tầng 1.

Tại Việt Nam cũng có sự khác nhau về quy ước tầng trệt giữa miền Bắc và miền Nam. Tại Hà Nội nếu nói tầng trệt tức là tầng 1, lầu 1 tức là tầng 2. Trong khi đó tại Sài Gòn tầng 1 được hiểu là lầu 1.

2.Tầng M là gì?.

Tầng M là ký hiệu tầng dùng trong thang máy, thường nút bấm trong thang máy được đánh số trùng với tên tầng của tòa nhà, tuy nhiên có sự khác nhau về quy ước tại các quốc gia.

Tại châu Âu: Tầng trệt (tầng Ground) được ký hiệu là G hoặc 0, các tầng tiếp theo ký hiệu là tầng 1, tầng 2…

Tại Bắc Mỹ: Người ta quy ước tầng trệt chính là tầng 1. Tuy nhiên nếu tòa nhà có cả tầng 1 và tầng trệt thì tầng trệt được ký hiệu là G hoặc M. Nếu tòa nhà có tầng lửng (thường nằm giữa tầng 1 và 2) thì tầng lửng đó sẽ là tầng M hoặc G.

3.Tầng B là gì?

Chữ B trong thang máy là viết tắt của từ Basement (tầng nhà dưới đất) hay còn gọi là tầng hầm. Ở các chung cư và khu thương mại thì tầng B này thường dùng để đỗ xe máy và ô tô.

4. Một số ký hiệu tầng khác

Ngoài các tầng thường gặp nhưu tầng M, tầng G, tầng B thì chắc hẳn mọi người cũng đã từng gặp các tầng như R,L,UL:

Trong khách sạn 4 – 5 sao

  • 1 – n: số tầng tương ứng
  • R – restaurant: nhà hàng
  • L – Lounge hoặc Lobby: sảnh chờ
  • UL – upper lobby: sảnh trên
  • LL – lower lobby: sảnh dưới
  • UG – upper ground: tầng lửng
  • Garage: tầng để xe

Trong mall, siêu thị, tòa nhà văn phòng

  • 1 – n: số tầng tương ứng
  • R (hoặc RT) – rooftop: tầng thượng
  • MB – motorbike: tầng đậu xe máy (thấy ở VivoCity, Vạn Hạnh mall)
  • P – parking: tầng đậu xe

Tại một số tòa nhà văn phòng hoặc chung cư, người ta “kỵ” con số 4-13-14 (được cho là số xấu, không may mắn) nên trong thang máy chúng được thay thế lần lượt bằng các số 3A-12A-12B.

Đặt dịch vụ như thế nào?

Đặt trực tiếp từ mẫu tìm dịch vụ tại trang web này

•  Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
•  Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
•  Bước 3: Nhập vào số điện thoại để dịch vụ có thể liên hệ với bạn.
•  Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi dịch vụ, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho dịch vụ biết khi họ gọi điện cho bạn.
•  Bước 5: Nhập vào Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết để gửi đến dịch vụ...
•  Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm dịch vụ gần bạn...

Tải ứng dụng Rada để đặt dịch vụ

•  Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
•  Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
•  Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
•  Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết để gửi đến dịch vụ... bạn cần yêu cầu dịch vụ, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
•  Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm dịch vụ

Lợi ích khi đặt dịch vụ từ hệ thống Rada

•  Mạng lưới dịch vụ liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào dịch vụ cũng có thể đáp ứng
•  Ngay sau khi kết nối thành công, dịch vụ sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
•  Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được dịch vụ cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
•  Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
•  Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với dịch vụ
•  Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,638 nhà cung cấp dịch vụ, 139,308 người sử dụng và 238,237 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt dịch vụ từ mạng lưới dịch vụ của mình.


Chat với RadaGPT
Hỏi đáp với Rada ×