Sự điều chỉnh của pháp luật đối với lao động giúp việc gia đình
Khái niệm và vai trò của pháp luật đối với lao động giúp việc gia đình
Khái niệm pháp luật lao động giúp việc gia đình
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Vậy, pháp luật lao động là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực lao động đối với lao động giúp việc gia đình.
Vai trò của pháp luật đối với lao động giúp việc gia đình
Thứ nhất, pháp luật chính là phương tiện giúp lao động được hợp thức hóa trở thành một nghề trong xã hội. Bởi lẽ, nhờ có pháp luật ghi nhận và điều chỉnh về lao động, nên nghề giúp việc gia đình đã chính thức trở thành một nghề như bao nghề nghiệp khác và được xã hội thừa nhận.
Thứ hai, pháp luật chính là công cụ sắc bén và hiệu quả nhất giúp Nhà nước quản lý và điều chỉnh, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho lao động. Bởi lẽ, trong mối quan hệ lao động giữa lao động giúp việc gia đình và người sử dụng lao động, thì lao động giúp việc gia đình luôn là đối tượng bị yếu thế hơn, quyền lợi của họ không được đảm bảo. Nhờ có pháp luật quy định các quyền và nghĩa vụ, mà lao động được nâng tầm vị thế, tạo sự bình đẳng giữa các chủ thể về quyền và nghĩa vụ. Đồng thời, được Nhà nước đảm bảo thực hiện theo quy định pháp luật.
Thứ ba, pháp luật chính là cơ sở để thúc đẩy mối quan hệ lao động giữa lao động giúp việc gia đình và người sử dụng lao động phát triển bền vững. Bởi lẽ, một khi quyền và lợi ích của lao động được đảm bảo, sẽ giúp họ an tâm và cố gắng
hoàn thành tốt làm việc của mình, từng bước nâng cao chất lượng tay nghề, nhằm đáp ứng được những nhu cầu ngày càng phong phú trong xã hội hiện đại. Đồng thời, nhờ có sự thừa nhận của pháp luật đối lao động giúp việc gia đình, mà người sử dụng lao động đã có cái nhìn thiện cảm và đúng đắn hơn đối với nghề giúp việc gia đình. Trên cơ sở đó, đã giúp cho mối quan hệ giữa lao động giúp việc gia đình và người sử dụng lao động ngày càng bền vững và tốt đẹp hơn.
Nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật đối với lao động giúp việc gia đình
Trong lĩnh vực lao động nói chung, có các nguyên tắc cơ bản như sau:
- Nguyên tắc tự do lao động và tự do thuê mướn lao động.
- Nguyên tắc bảo vệ người lao động.
- Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao
- động.
- Nguyên tắc đảm bảo và tôn trọng sự thoả thuận hợp pháp của các
- bên trong lĩnh vực lao động.
- Nguyên tắc kết hợp chính sách kinh tế và xã hội trong luật lao động.
- Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn lao động quốc tế.
Bên cạnh đó, cũng giống như tất cả các loại lao động khác, lao động giúp việc gia đình cũng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
Một là, nguyên tắc tự nguyện khi giao kết hợp đồng
Khi giao kết hợp đồng lao động, xét về ý chí chủ quan của lao động giúp việc gia đình và người sử dụng lao động, đòi hỏi các bên phải hoàn toàn tự nguyện về mặt ý chí. Nghiêm cấm các hành vi dùng thủ đoạn để lừa đối, nhằm làm cho các bên tin tưởng mà giao kết hợp, hoặc đe dọa, ép buộc các bên phải giao kết hợp đồng trái với ý chí của họ. Vì vậy, nguyên tắc tự nguyện khi giao kết hợp đồng là yếu tố cần thiết đầu tiên, để phát sinh hiệu lực của tất cả các loại hợp đồng khi được giao kết.
Hai là, nguyên tắc bình đẳng giữa các bên
Xét cho cùng, trong mối quan hệ lao động giữa lao động giúp việc gia đình và người sử dụng lao động chưa bao giờ tồn tại sự bình đẳng. Bởi lẽ, trong quá trình thực hiện hợp đồng đã giao kết, người sử dụng lao động luôn là bên có quyền yêu cầu, đề nghị lao động giúp việc gia đình thực hiện các công việc giúp việc gia đình theo ý chí của họ, lao động giúp việc gia đình có nghĩa vụ phải thực hiện theo. Cho nên, trong mối quan hệ lao động này, chỉ tồn tại sự bình đẳng mang yếu tố tương đối.
Ba là, nguyên tắc thiện chí, hợp tác và trung thực
Trong quá trình thực hiện hợp đồng đã giao kết, đòi hỏi các bên phải thiện chí, hợp tác và trung thực. Bởi lẽ, người sử dụng lao động luôn mong muốn lao động giúp việc gia đình phải thiện chí, hợp tác để hoàn thành tốt công việc được giao. Ngoài ra, người sử dụng lao động còn quan tâm đến tiêu chí trung thực của lao động giúp việc gia đình, vì họ luôn lo sợ tình trạng bị mất tài sản, do lao động giúp việc gia đình gây ra.
Ngược lại, lao động giúp việc gia đình ngoài mong muốn được thực hiện các công việc của mình đúng như thỏa thuận ban đầu, mà hai bên đã giao kết. Bên cạnh đó, họ luôn mong muốn người sử dụng lao động đối xử với họ bằng một thái độ tôn trọng, để họ không cảm thấy tự ti, mặc cảm về nghề nghiệp mà mình đang làm. Cho nên, nguyên tắc thiện chí, hợp tác và trung thực là yếu tố quan trọng nhất để gắn kết và duy trì mối quan hệ lao động này được ổn định, lâu dài, bền vững.
Bốn là, nguyên tắc đảm bảo sự quản lý của Nhà nước.
Thực tế cho thấy, nghề giúp việc gia đình là hoạt động mang tính tự phát và chưa có sự quan tâm quản lý đúng mức. người sử dụng lao động và lao động giúp việc gia đình tự tìm đến nhau chủ yếu dựa trên các mối quan hệ quen biết từ người thân, bạn bè… Đa phần, hai bên giao kết với nhau chủ yếu dưới hình thức thỏa thuận bằng lời nói. Vì vậy, dễ dẫn đến tình trạng người sử dụng lao động có thể sa thải lao động giúp việc gia đình bất cứ lúc nào. Ngược lại, lao động giúp việc gia đình
cũng có thể tự ý bỏ việc bất cứ lúc nào, nếu cảm thấy không phù hợp. Cho nên, quyền lợi của các bên không được đảm bảo, do cơ sở pháp lý không chặt, dẫn đến việc Nhà nước khó kiểm soát, quản lý được mối quan hệ lao động này. Từ bất cập nêu trên, đòi hỏi Nhà nước phải có biện pháp quản lý một cách toàn diện hơn, để gắn với thực tiễn của đời sống xã hội, khi phát sinh mối quan hệ lao động này.
Nội dung pháp luật đối với lao động giúp việc gia đình
Thứ nhất, về hợp đồng lao động đối với lao động giúp việc gia đình.
Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Hình thức của hợp đồng
Mối quan hệ lao động giữa lao động giúp việc gia đình và người sử dụng lao động cũng giống như các quan hệ lao động khác, đều phát sinh dựa trên hình thức pháp lý là hợp đồng lao động.
Căn cứ theo Điều 7 của Công ước số 189 quy định:
“Các quốc gia thành viên phải thực hiện những biện pháp nhằm đảm bảo người lao động giúp việc gia đình được thông báo về điều khoản và điều kiện làm việc của mình một cách thích hợp, rõ ràng và phải được thực hiện thông qua hợp đồng bằng văn bản theo quy định của pháp luật quốc gia, điều lệ hoặc thỏa ước tập thể”.
Hiện nay, hợp đồng giúp việc gia đình thường được thể hiện dưới hai hình thức đó là:
- Hình thức bằng văn bản.
- Hình thức bằng lời nói.
Theo đó, hợp đồng bằng lời nói thường dùng để chỉ những công việc mang tính tạm thời, ngắn hạn. Có những nước quy định cụ thể rằng hợp đồng giúp việc gia đình có thể bằng văn bản hoặc bằng lời nói như Tây ban nha, Brazin, Bolivia, Praguay. Nhưng cũng có những nước chỉ chấp nhận hợp đồng giúp việc gia đình dưới dạng văn bản như ở Mỹ (bang New York) yêu cầu một hợp đồng bằng văn bản do các tổ chức dịch vụ việc làm đặt ra. Theo Khoản 1, Điều 9 Nghị quyết vùng số 7 của Nam Phi thì yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp một văn bản là danh sách các điều khoản chi tiết đối với lao động giúp việc gia đình khi họ bắt đầu công việc. Cỏn trong đạo luật của Philippines quy định “người sử dụng lao động và người giúp việc được yêu cầu ký hợp đồng bằng văn bản, và hợp đồng phải được đăng ký với đơn vị hành chính cấp nhỏ nhất của chính quyền địa phương”.
Đặc biệt, một số nước như Pháp thì quy định hợp đồng mẫu. Các hợp đồng mẫu này, được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, giúp cho lao động giúp việc gia đình và người sử dụng lao động hình thành mối quan hệ việc làm theo cách thức tuân thủ những tiêu chuẩn lao động phù hợp. Hiện nay, ở nước ta cũng đang nghiên cứu về loại hợp đồng mẫu này.
Nội dung của hợp đồng
Trong hợp đồng giúp việc gia đình bắt buộc phải có những nội dung chủ yếu sau:
+ Thông tin cá nhân của các bên ký kết hợp đồng:
Đây được coi là thông tin bắt buộc của hợp đồng, nhằm xác định chủ thể của hợp đồng. Thông tin cá nhân của các bên thường gồm có: họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, số căn cước hoặc số hộ chiếu, địa chỉ nơi ở của lao động giúp việc gia đình và người sử dụng lao động.
+ Công việc và địa điểm làm việc:
Công việc được nêu trong hợp đồng mà lao động giúp việc gia đình phải thực hiện cho người sử dụng lao động như: quản gia, nội trợ, chăm sóc các thanh viên trong gia đình của người sử dụng lao động…
Địa điểm làm việc trong hợp đồng là địa chỉ nhà của người sử dụng lao động, mà lao động giúp việc gia đình đến thực hiện công việc đã ký kết.
+ Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi:
Về thời giờ làm việc:
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 10 của Công ước số 189 quy định:
“Mỗi thành viên phải có các biện pháp nhằm đảm bảo đối xử bình đẳng giữa người lao động giúp việc gia đình và người lao động nói chung, được hưởng quy định về số giờ làm việc thông thường, tiền công làm thêm giờ, thời gian nghỉ theo ngày, theo tuần và nghỉ theo năm có trả lương theo luật pháp, quy định quốc gia hoặc các thỏa ước tập thể, có tính đến những đặc thù của công việc giúp việc gia đình”.
Đối với lao động giúp việc gia đình làm việc và ở chung trong gia đình với người sử dụng lao động thường bị động về thời gian làm việc của mình. Thông thường các nước ít áp đặt một giới hạn bắt buộc về số giờ làm việc của lao động giúp việc gia đình. lao động giúp việc gia đình cũng ít được bảo vệ số giờ làm việc so với những người lao động được pháp luật lao động chung điều chỉnh. Theo báo cáo IV tại Hội nghị lao động quốc tế, kỳ họp thứ 99 năm 2010 tại Geneva có 50% trong số các nước được điều tra liên quan đến lao động giúp việc gia đình cho phép lao động giúp việc gia đình có thời gian làm việc dài hơn những lao động khác. 45% cho phép có cùng số thời gian làm việc và chỉ một tỷ lệ rất nhỏ có giới hạn thấp hơn hoặc không quy định giới hạn đối với lao động giúp việc gia đình.
Tại Nam Phi, giờ làm việc của lao động giúp việc gia đình được quy định là không quá 45 giờ một tuần, không quá 9 giờ/ngày nếu làm việc 5 ngày/tuần và không quá 8 giờ/ngày nếu làm việc 6 ngày/tuần. Tại Mỹ, bang New York quy định về thời gian làm việc của lao động giúp việc gia đình là không quá 40 giờ một tuần nếu không sống cùng người thuê lao động. Nếu lao động giúp việc gia đình sống trong tại nơi họ làm việc, giờ làm việc là không quá 44 giờ một tuần. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều quốc gia như Philippin, Đài Loan, Thái Lan chưa đưa ra những quy định rõ ràng về giờ làm việc, giờ nghỉ, làm thêm giờ đối với lao động giúp việc gia đình hay hướng dẫn việc áp dụng chung theo luật về việc làm, lao động hiện hành. Xu hướng này dẫn tới một thực tế là lao động giúp việc gia đình vẫn phải làm việc quá sức, không được trả công xứng đáng cho lao động của mình.
Liên quan đến làm việc ban đêm của lao động giúp việc gia đình, đại đa số các nước quy định như đối với lao động khác. Theo Báo cáo IV tại Hội nghị Lao động Quốc tế, kỳ họp thứ 99 năm 2010 tại Geneva đại bộ phận những nước được điều tra về lao động giúp việc gia đình (83%) không áp đặt những giới hạn về thời gian làn ban đêm đối với lao động giúp việc gia đình.
Về thời gian nghỉ ngơi:
Căn cứ theo Khoản 2, Điều 10 của Công ước số 189 quy định:
“Hàng tuần được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục”.
Cũng theo báo cáo trên, khoảng 60% số nước được điều tra về lao động giúp việc gia đình quy định thời gian nghỉ trong tuần cho người lao động giúp việc gia đình, một yêu cầu phổ biến nhất là được nghỉ một ngày trong tuần (có khoảng 36% số nước được điều tra về lao động giúp việc gia đình quy định. Trong số còn lại, 14% quy định 1.5 ngày/ tuần và 8% quy định nghỉ 2 ngày/tuần).
+ Thù lao, tiền lương:
Căn cứ theo Điều 11 của Công ước số 189 quy định:
“Mỗi thành viên phải thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo những người lao động giúp việc gia đình thuộc đối tượng hưởng tiền lương tối thiểu, nếu tồn tại mức tiền lương tối thiểu, và tiền công được xây dựng không có sự phân biệt đối xử trên cơ sở giới”.
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 12 của Công ước số 189 quy định:
“Người lao động giúp việc gia đình được trả lương trực tiếp bằng tiền một cách định kỳ ít nhất một lần một tháng. Trừ khi được quy định bởi pháp luật quốc gia, điều lệ hoặc thỏa ước tập thể”.
Qua đó cho thấy, cũng như các lao động khác, lao động giúp việc gia đình được trả thù lao bằng tiền định kỳ ít nhất một lần một tháng và mức lương được nhận phải từ mức tiền lương tối thiểu trở lên. Ngoài quy định hình thức trả lương bằng tiền mặt, người sử dụng lao động cũng có thể trả công cho lao động giúp việc gia đình bằng hiện vật. Với phương thức thanh toán này, phải được sự đồng ý của lao động giúp việc gia đình, hiện vật phải dùng cho cá nhân và lợi ích của lao động giúp việc gia đình, giá trị được quy đổi bằng tiền phải công bằng, hợp lý.
Ở rất nhiều nơi trên thế giới, trả công bằng hiện vật đã được cho phép như một phần của trả công cho lao động giúp việc gia đình. Điển hình như, trả công bằng hiện vật được phép đến 25% mức tiền công: Nam phi, Chile, Uruguay; trả công bằng hiện vật được phép đến 50% mức tiền công: Mexico, Nicaragua, Panama, Paraguay, Tây Ban Nha.
Còn một số nước như Áo, Canada, Brazil, Trung và Đông Tiệp Khắc, Cộng hoà Moldova thì nghiêm cấm việc trả lương bằng hiện vật.
+ Thời hạn thực hiện hợp đồng:
Thời hạn thực hiện của hợp đồng được thỏa thuận thành 2 loại: không xác định thời hạn và xác định thời hạn.
Theo đó, hợp đồng lao động phải ghi rõ thời điểm (ngày, tháng, năm) bắt đầu thực hiện hợp đồng (ngày, tháng, năm) và thời điểm kết thúc hợp đồng đối với thỏa thuận xác định thời hạn.
Thứ hai, về đào tạo nghề và quản lý đối với lao động giúp việc gia đình
+ Về đào tạo nghề đối với lao động giúp việc gia đình:
Ở hầu hết các nước trên thế giới, giúp việc gia đình phần lớn là các công việc không được đào tạo bài bản về kỹ năng. Một số nước có chiến lược đào tạo nghề giúp việc gia đình một cách bài bản như Brazin và Nam Phi. Từ năm 2005, Brazin đã thiết lập chương trình có sự tham gia của Chính phủ nhằm tập trung đào tạo kỹ năng nghề nghiệp và xã hội để nâng cao trình độ giáo dục của những lao động giúp việc gia đình và nâng cao khả năng để họ tham gia vào các tổ chức cũng như là bảo vệ quyền con người, sức khỏe và đấu tranh chống bạo lực với phụ nữ và trẻ em làm giúp việc gia đình. Còn ở Nam Phi, một dự án đào tạo quy mô lớn có tên gọi Dự án phát triển kỹ năng cho lao động giúp việc gia đình đã được triển khai năm 2008 với mục tiêu đào tạo cho 27.000 lao động giúp việc gia đình trên toàn quốc trong 3 năm (ILO, 2010).
Ở Thái Lan, các trung tâm đào tạo và tuyển dụng dường như có sự liên kết chặt chẽ giữa trung tâm, người sử dụng lao động và người lao động giúp việc gia đình. Hợp đồng thường được xác lập giữa 3 bên trung tâm đào tạo và tuyển dụng người sử dụng lao động và người lao động, tiền ngoài giờ và mức phí hoa hồng NLĐ trả cho trung tâm. (V achararutai (Jan) Boontinand, 2010). lao động giúp việc gia đình được hưởng các quyền quy định trong Luật Bảo hộ lao động năm 1998 sửa đổi năm 2007.
+ Về quản lý đối với lao động giúp việc gia đình:
Quản lý lao động giúp việc gia đình hiện nay là một trong những vấn đề còn gặp nhiều khó khăn. Ở một số nước trên thế giới, việc quản lý lao động giúp việc gia đình đối với những lao động nhập cư đã được thực hiện khá chặt chẽ, tuy nhiên, những thống kê cụ thể về số lượng lao động giúp việc gia đình vẫn được sử dụng với những con số “ước tính” (Elsabe Huysamen, 2011; ILO, 2010; Vachararutai (Jan) Boontinand, 2010).
Thứ ba, về giải quyết tranh chấp đối với lao động giúp việc gia đình.
Tranh chấp lao động giữa lao động giúp việc gia đình và người sử dụng lao động là những tranh chấp xung đột về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác, về thực hiện hợp đồng lao động, mà các bên không tự giải quyết được.
Việc giải quyết tranh chấp lao động giữa lao động giúp việc gia đình và người sử dụng lao động, trước hết đòi hỏi các bên phải trực tiếp thương lượng với sự có mặt của bên thứ ba đứng ra hòa giải.
Ngoài ra, nếu hòa giải không thành hoặc một trong các bên có yêu cầu khởi kiện ra tòa, thì việc tranh chấp xung đột giữa lao động giúp việc gia đình và người sử dụng lao động sẽ được giải quyết bằng phán quyết của tòa án.
Ở một số nước trên thế giới, lao động giúp việc gia đình được tham gia sinh hoạt và bảo vệ bởi tổ chức có tên gọi là Hiệp hội những người giúp việc gia đình hoặc tổ chức những người người giúp việc gia đình. Nhu cầu mong muốn chủ yếu của lao động giúp việc gia đình khi tham gia các tổ chức này là được bảo vệ quyền lợi bản thân theo quy định của pháp luật các nước sở tại. Vì vậy, nếu thiếu pháp luật hoặc chính sách cần thiết cho lao động giúp việc gia đình có nghĩa là các tổ chức này cần phải tham gia hoặc bắt đầu các chiến dịch vận động pháp lý. Mạng lưới Giúp việc gia đình châu Á được thành lập năm 2004 đã có nhiều hoạt động hỗ trợ cho các tổ chức lao động giúp việc gia đình trong khu vực thông qua trao đổi, hội thảo và đào tạo. Tuy nhiên những hoạt động của mạng lưới này mới chỉ có ở một số nước như Indonexia, Philippin, Malaisia và Hồng Kông.
Đặt giúp việc như thế nào?
Đặt trực tiếp từ mẫu tìm giúp việc tại trang web này
• Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
• Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
• Bước 3: Nhập vào số điện thoại để giúp việc có thể liên hệ với bạn.
• Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi giúp việc, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho giúp việc biết khi họ gọi điện cho bạn.
• Bước 5: Nhập vào Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết...
• Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm giúp việc gần bạn...
Tải ứng dụng Rada để đặt giúp việc
• Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
• Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
• Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
• Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết... bạn cần yêu cầu giúp việc, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
• Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm giúp việc
Lợi ích khi đặt giúp việc từ hệ thống Rada
• Mạng lưới giúp việc liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào giúp việc cũng có thể đáp ứng
• Ngay sau khi kết nối thành công, giúp việc sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
• Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được giúp việc cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
• Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
• Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với giúp việc
• Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,659 nhà cung cấp dịch vụ, 139,480 người sử dụng và 239,467 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt giúp việc từ mạng lưới dịch vụ của mình.