Nghề thợ mộc “di động” những ngày giáp Tết
Những ngày cuối năm ” kiếm ăn ” khá khẩm hơn ngày thường, nhưng ngày nhiều cũng chỉ được khoảng 300.000 đồng là cao, đó là lương của những người thợ mộc “di động” trên địa bàn Hà Nội.
Rời làng ra phố kiếm sống
Những người thợ mộc rời quê hương là làng Bùi (Trình Xá, Bình Lục, Hà Nam) nay là Thành phố Phủ Lý – Hà Nam lên Hà Nội kiếm sống đã nhiều thế hệ. Bác Nguyễn Văn Hòa, một thợ mộc “di động” trên phố Nguyễn Đình Chiểu, cho biết đây là nghề gia truyền của làng bác từ những năm 1930 của ông cha để lại. Từ những thế hệ trước, ông cha bác đã ra Hà Nội kiếm sống bằng nghề này.
Làng Bùi (Hà Nam) có tiếng nghề mộc từ thời xa xưa. Những sản phẩm làm từ gỗ của họ được các vua chúa Nguyễn yêu thích. Tiếng tăm làng nghề bay xa khắp Bắc – Trung – Nam. Những tay thợ giỏi dần rời quê hương đi khắp nơi kiếm sống.
Từ thời phong kiến, những người dân làng Trình lúc rảnh rỗi tranh thủ lên Hà Nội làm thêm kiếm sống. Họ mang nghề thợ mộc từ quê, đứng trên phố Phủ Doãn, đợi có người gọi thì làm. Họ làm những việc từ đóng tủ, sửa cửa đến cắt chân giường, bào gỗ, quét sơn, đánh véc-ni…
Về sau, những người thợ giỏi tự lập xưởng hoặc đi khắp nơi trên đất nước làm mộc. Những người già hoặc chưa có việc làm lại nối nghiệp ông cha từ Hà Nam lên Hà Nội làm nghề mộc “di động”, công việc chủ yếu của họ là sửa chữa đồ gỗ cũ.
Trên địa bàn Hà Nội có khoảng 40 người từ Hà Nam lên Hà Nội làm nghề này. Ngoài đứng đợi trên phố Phủ Doãn, đoạn Nguyễn Đình Chiểu – Trần Nhân Tông cũng là địa bàn hoạt động của những người thợ mộc này.
Bán mặt cho đường
Họ đứng trên đường, dựng xe ở ngã tư, trên hè, ngồi “ngắm” phố, đợi có người gọi thì đi…
Đồ nghề của họ nằm gọn trong chiếc hộp gỗ dài khoảng 70cm, rộng 40cm, cao 30cm. Bên trong đựng đủ loại dụng cụ, từ dùi, đục, khoan, đinh, vít, ốc… và 2 chiếc cưa khác loại. Những dụng cụ đó đủ để họ “hành nghề”.
Bác Hòa cho biết thêm, những người làm thợ mộc “di động” chủ yếu chỉ làm những việc đơn giản, đại loại những việc như sửa chiếc cửa bị sệ, cưa chân giường cao quá, đóng một chiếc chân bàn, khoan tường đóng móc áo, tháo dỡ đồ gỗ… Ai yêu cầu họ làm gì họ sẽ nhận làm tất.
Những người có điều kiện hơn thì sắm được chiếc xe máy cũ để đi lại cho thuận tiện. Người chưa có tiền, hay đã già thì chỉ đi xe đạp, họ chủ yếu chỉ nhận làm ở gần khu vực mình đứng. Nếu đi xa, người thuê phải chở đến tận nơi rồi sau khi xong việc lại đưa họ về.
Những người thợ trên phố Nguyễn Đình Chiểu chia sẻ: “Nghề lao động tự do, thu nhập cũng không ổn định. Có ngày được vài trăm, có ngày chẳng được đồng nào. Trung bình một tháng được khoảng 4 – 5 triệu đồng là nhiều”.
Với mức thu nhập 3 – 4 triệu đồng/tháng, mỗi người phải chi tiền nhà trọ và điện nước mất 1 triệu đồng, tiền ăn khoảng gần 2 triệu đồng, số tiền dư lại để gửi về quê hoặc dành dụm chẳng còn lại là bao. Thế nhưng họ vẫn tiếp tục nối nghề ông cha để lại.
Nhọc nhằn những ngày cuối năm
Ngày cuối năm, họ kiếm ăn khá khẩm hơn ngày thường, nhưng ngày nhiều cũng chỉ được 300.000 đồng là cao. Hàng ngày, những người thợ mộc vẫn phải “bán mặt cho đường”, đứng chờ đợi có người gọi để đi.
Anh Được, một người trong nhóm thợ mộc, cho hay: “Người chờ việc thì đông mà thi thoảng mới có người đến hỏi, chia nhau ra đi làm thì mỗi ngày mỗi người cũng chỉ có 3 – 4 khách là nhiều, tùy từng việc mà được nhiều hay ít tiền”.
Công việc “hiếm, nhàn” là thế vậy mà thi thoảng lại gặp công an phường đi tới, những người thợ mộc di động lại phải chạy thục mạng, vì nếu để bị bắt thì họ sẽ bị phạt vì đứng “hoạt động kinh doanh” bừa bãi làm mất mỹ quan đô thị. Nếu bị xử phạt, họ có thể mất hết số tiền vất vả kiếm được cả ngày vì nộp phạt vi phạm, thậm chí bị thu đồ nghề thì chỉ có nước ” đói “.
Bác N.V.T – một thợ mộc khác trong nhóm – chia sẻ: “Chúng tôi chỉ nhận sửa chữa những món đồ đơn giản trong gia đình, trường học, văn phòng. Nếu có người đến hỏi đóng mới chúng tôi lại giới thiệu đến các xưởng quen, hoặc dẫn lên tận phố Đê La Thành. Nếu dẫn khách cho cửa hàng sẽ được chia 5% hoa hồng, tuy không nhiều nhưng vẫn cao hơn so với đi sửa đồ tận nhà”.
Anh Được nói thêm: “Nhận được mối lớn sửa nhiều tuy vất vả chút nhưng kiếm thêm được tiền là tốt rồi”.
Ngày cuối năm giá rét, những người thợ mộc “di động” ngồi co rúm, tụ tập quây tròn. Họ kiếm vài cành củi khô nhỏ đốt cho ấm, tay xoa xoa ngồi đợi khách, có khi đợi cả ngày mà chỉ được 1 – 2 khách.
Họ ngồi trên xe, trên vỉa hè, ánh mắt nhìn những dòng xe đi qua, chỉ mòn mỏi mong có một người dừng lại hỏi đi làm. Yêu cầu họ làm gì họ cũng nhận, chỉ mong kiếm được tiền, dành dụm tiền để về quê ăn Tết. Tết về chỉ mong có hộp bánh thắp hương, bộ quần áo cho con ở nhà, có chút tiền ăn Tết gọi là ấm cúng. Những người thợ mộc “di động” vẫn đang nhọc nhằn kiếm sống những ngày giáp Tết…
Bài viết được chia sẻ trên Kênh 14 cũng đã lâu nhưng giờ đây các bạn có thể tìm thấy họ trên ứng dụng Rada mỗi khi cần sửa chữa nhỏ đồ gỗ trong nhà.
Đặt dịch vụ như thế nào?
Đặt trực tiếp từ mẫu tìm dịch vụ tại trang web này
• Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
• Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
• Bước 3: Nhập vào số điện thoại để dịch vụ có thể liên hệ với bạn.
• Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi dịch vụ, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho dịch vụ biết khi họ gọi điện cho bạn.
• Bước 5: Nhập vào Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết để gửi đến dịch vụ...
• Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm dịch vụ gần bạn...
Tải ứng dụng Rada để đặt dịch vụ
• Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
• Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
• Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
• Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết để gửi đến dịch vụ... bạn cần yêu cầu dịch vụ, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
• Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm dịch vụ
Lợi ích khi đặt dịch vụ từ hệ thống Rada
• Mạng lưới dịch vụ liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào dịch vụ cũng có thể đáp ứng
• Ngay sau khi kết nối thành công, dịch vụ sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
• Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được dịch vụ cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
• Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
• Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với dịch vụ
• Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,659 nhà cung cấp dịch vụ, 139,486 người sử dụng và 239,496 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt dịch vụ từ mạng lưới dịch vụ của mình.