Quét mã QR tải app đặt dịch vụ
 

 

 

 

 

Kiểm Định Thiết Bị, Vật Tư Phòng Cháy Chữa Cháy

Kiểm định thiết bị vật tư PCCC

Kiểm định thiết bị vật tư PCCC

Kiểm định phương tiện phòng cháy chữa cháy (PCCC) là một trong số những công việc bắt buộc đối với những cá nhân, tổ chức có phương tiện phòng cháy chữa cháy quy định tại các mục 2, 7, 8, 9 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP và các phương tiện khác do Cục Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ có văn bản ủy quyền kiểm định.

Nội Dung Kiểm Định Phương Tiện Phòng Cháy Chữa Cháy

Thủ tục kiểm định phương tiện phòng cháy chữa cháy được tiến hành để:

  • Kiểm định chủng loại của các phương tiện PCCC.
  • Kiểm định về thông số kỹ thuật, chất lượng của các phương tiện PCCC.

Phương Thức Kiểm Định Phương Tiện Phòng Cháy Chữa Cháy

Kiểm định PCCC

Kiểm định xe chữa cháy

Thủ tục kiểm định phương tiện phòng cháy chữa cháy bao gồm kiểm tra:

  • Nguồn gốc xuất xứ, số seri, thời gian sản xuất và các thông số kỹ thuật liên quan của phương tiện PCCC.
  • Chủng loại, mẫu mã phương tiện PCCC.

Ngoài ra, đơn vị thực hiện thủ tục phải:

  • Kiểm tra, thực nghiệm, thử nghiệm theo phương pháp lấy mẫu xác suất. Với mỗi lô hàng cùng chủng loại, số phương tiện tiến hành kiểm định không quá 5% tổng số phương tiện cần kiểm định nhưng không ít hơn 10 mẫu kiểm tra. Trường hợp tổng số phương tiện PCCC cần kiểm định nhỏ hơn 10 thì kiểm tra toàn bộ.
  • Đánh giá kết quả và lập biên bản kiểm định theo mẫu PC20, Phụ lục 1, Thông tư 04/2004/TT-BCA.
  • Cấp giấy chứng nhận và tem kiểm định phương tiện PCCC theo quy định.

Thủ Tục Kiểm Định Phương Tiện Phòng Cháy Chữa Cháy

Thủ tục kiểm định phương tiện phòng cháy chữa cháy được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công an đưa ra những ý chính như sau:

Cơ Sở Pháp Lý Thủ Tục Kiểm Định Phương Tiện Phòng Cháy Chữa Cháy

Kiểm định phương tiện PCCC

Kiểm định bình chữa cháy

Thủ tục kiểm định phương tiện phòng cháy chữa cháy được thực hiện dựa trên các cơ sở pháp lý sau:

  • Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2013.
  • Nghị định số 79/2014/NĐ-CP, ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiến về thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy cùng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
  • Thông tư số 66/2014/TT-BCA, ngày 16 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP.

Thời Hạn Giải Quyết Thủ Tục Kiểm Định Phương Tiện Phòng Cháy Chữa Cháy

Từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và mẫu phương tiện cần kiểm định

Chậm nhất không quá 30 ngày làm việc

Lưu ý: Những phương tiện khi kiểm định phụ thuộc vào việc lắp đặt hệ thống đồng bộ phương tiện, thì cơ quan có trách nhiệm kiểm định phải thông báo cho tổ chức, cơ quan, cá nhân đề nghị kiểm định biết và thống nhất về thời gian trả kết quả kiểm định.

Từ ngày nhận được công văn kèm theo biên bản kiểm định của đơn vị kiểm định phương tiện PCCC

Chậm nhất không quá 5 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền kiểm định phương tiện phải xem xét, cấp giấy chứng nhận.

Trong trường hợp không cần giấy chứng nhận, cơ quan có thẩm quyền kiểm định phải đưa ra văn bản trả lời, nêu rõ lý do không có giấy chứng nhận.

Lưu ý: Công văn kèm biên bản kiểm định được quy định tại Điểm c, Khoản 5, Điều 18 của Thông tư 66/2014/TT-BCA

Đối Tượng Thực Hiện Kiểm Định Phương Tiện Phòng Cháy Chữa Cháy

Kiểm định các phương tiện phòng cháy chữa cháy

Kiểm định các phương tiện phòng cháy chữa cháy

Đối tượng thực hiện kiểm định phương tiện phòng cháy chữa cháy bao gồm:

  • Cá nhân, tổ chức có phương tiện phòng cháy và chữa cháy quy định tại các mục 2, 7, 8 và 9 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP;
  • Các loại máy bơm chữa cháy và các loại phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có văn bản ủy quyền kiểm định.

Cơ Quan Thực Hiện Kiểm Định Phương Tiện Phòng Cháy Chữa Cháy

Cơ quan có trách nhiệm tiến hành thực hiện kiểm định phương tiện phòng cháy chữa cháy là Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy hoặc Cục Cảnh Sát PCCC và Cứu Nạn Cứu Hộ.

Hồ Sơ Kiểm Định Phương Tiện Phòng Cháy Chữa Cháy

Để tiến hành thủ tục kiểm định phương tiện phòng cháy chữa cháy, cá nhân/ tổ chức nộp hồ sơ phải chuẩn bị 1 bộ hồ sơ với đầy đủ các thành phần:

  • Đơn đề nghị kiểm định phương tiện
  • Các tài liệu kỹ thuật của phương tiện đề nghị kiểm định;
  • Chứng nhận chất lượng của phương tiện;
  • Chứng nhận xuất xưởng của phương tiện.

Lưu ý:

Hồ sơ nếu được viết bằng tiếng nước ngoài thì phải có một bản dịch ra tiếng Việt tương ứng với nội dung trong bản gốc. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm định phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch đó.

Kết Quả Kiểm Định Phương Tiện Phòng Cháy Chữa Cháy

Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện PCCC

Sau khi thực hiện thủ tục kiểm định phương tiện phòng cháy chữa cháy, nếu các phương tiện đã đáp ứng đủ tiêu chuẩn, Phòng Cảnh sát PCCC phải cấp:

  • Giấy chứng nhận Kiểm định Phương tiện phòng cháy chữa cháy
  • Và “TEM KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY”

Lưu ý: Trong trường hợp không cấp giấy chứng nhận, phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do không có giấy chứng nhận.

Trình Tự Kiểm Định Phương Tiện Phòng Cháy Chữa Cháy

Tùy theo từng trường hợp mà trình tự kiểm định phương tiện phòng cháy chữa cháy sẽ diễn ra theo các trình tự khác nhau, cụ thể như sau:

Trường hợp 1: Cá nhân/ tổ chức thực hiện kiểm định tại Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh

Bước 1: Cá nhân/ tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Cá nhân/ tổ chức nộp hồ sơ, kèm theo mẫu phương tiện cần kiểm định tại Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh quản lý địa bản. Trường hợp ủy quyền cho một cá nhân, đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo. Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ và thành phần của hồ sơ.

  • Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ và đủ thành phần thì viết phiếu biên nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
  • Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ và thiếu thành phần thì trả lại và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung hoàn chỉnh.

Bước 3: Với kiểm định hệ thống đồng bộ, cá nhân, tổ chức phối hợp với Cảnh sát PCCC cấp tỉnh tổ chức kiểm định.

Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên phiếu biên nhận hồ sơ, cá nhân, tổ chức đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả.

Trường hợp 2: Cá nhân/ tổ chức thực hiện kiểm định tại các đơn vị khác được Bộ Công an cho phép thực hiện kiểm định, ngoài Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cùng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy cấp tỉnh.

Bước 1, Bước 2 và Bước 3 tiến hành như trường hợp trên.

Bước 4: Sau khi có kết quả kiểm định, đơn vị thực hiện kiểm định gửi công văn kèm theo biên bản kiểm định và sao gửi một bộ hồ sơ kiểm định đề nghị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh xem xét, cấp giấy chứng nhận kiểm định.

Bước 5: Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh xem xét, cấp giấy chứng nhận kiểm định, trả kết quả cho đơn vị thực hiện kiểm định.

Bước 6: Căn cứ theo ngày hẹn trên phiếu biên nhận hồ sơ, cá nhân/ tổ chức đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả.

Danh Mục Phương Tiện Phòng Cháy Chữa Cháy Phải Kiểm Định Và Biểu Phí Kiểm Định

Theo Thông tư 112/2017/TT-BTC, mức phí kiểm định phương tiện PCCC được quy định như sau:

Phương tiện PCCCĐơn vịMức thu (đồng)
Xe chữa cháy thông thường (1), xe chữa cháy đặc biệt (2) máy bay chữa cháy; tàu, xuồng chữa cháy; xe chuyên dùng chữa cháy (3)Xe1,300,000 vnđ
Máy bơm chữa cháyCái400,000 vnđ
Vòi chữa cháyCuộn200,000 vnđ
Lăng chữa cháy, ống hút chữa cháyCái100,000 vnđ
Đầu nối, hai chạc, ba chạc, ezectơ, giỏ lọc, trụ nước, họng nước chữa cháy, cột nướcCái300,000 vnđ
Thang chữa cháyCái300,000 vnđ
Bình chữa cháyCái450,000 vnđ
Chất bột, chất tạo bọt chữa cháyKg400,000 vnđ
Dung dịch gốc nước chữa cháyLít400,000 vnđ
Sơn chống cháy, chất ngâm tẩm chống cháyKg800,000 vnđ
Cửa chống cháyBộ700,000 vnđ
Vật liệu chống cháy700,000 vnđ
Van chặn lửa các các thiết bị ngăn lửaCái400,000 vnđ
Quần áo chữa cháyBộ400,000 vnđ
Mũ, ủng, găng tay chữa cháyCái200,000 vnđ
Mặt nạ phòng độcBộ600,000 vnđ
Phương tiện cứu người (4)Bộ500,000 vnđ
Phương tiện, dụng cụ phá dỡ (5)Bộ200,000 vnđ
Tủ trung tâm báo cháyBộ300,000 vnđ
Đầu báo cháy, nút ấn báo cháy, chuông báo cháy, đèn báo cháy, đèn exit, đèn chiếu sáng sự cố các loạiCái300,000 vnđ
Đầu phun sprinkler/ Drencher, van báo động, van giám sát, công tắc áp lực, công tắc dòng chảyCái400,000 vnđ
Tủ điều khiển bơm chữa cháyBộ300,000 vnđ
Đầu phun khí, bột chữa cháy, van chọn khu vực, công tắc áp lực, tủ điều khiển xả khí, bột chữa cháy, nút ấn, chuông, đèn báo xả khí, bột chữa cháyCái400,000 vnđ
Bình, chai chứa khí, bộtBộ400,000 vnđ
Phương tiện lưu thông10% kiểm tra phương tiện mẫu

Trong đó:

(1)Xe chữa cháy thông thường gồm: Xe chữa cháy có téc, xe chữa cháy không có téc (xe bơm)

(2) Xe chữa cháy đặc biệt gồm: Xe chữa cháy sân bay, xe chữa cháy rừng, xe chữa cháy hóa chất, xe chữa cháy chống biểu tình gây rối,…

(3) Xe chuyên dùng chữa cháy gồm: Xe thang, xe nâng, xe chỉ huy, xe thông tin ánh sáng, xe trạm bơm, xe chở nước, xe chở phương tiện, xe chở quân, xe chở hóa chất, xe cấp cứu sự cố, xe cứu nạn, cứu hộ, xe hút khói, xe kỹ thuật,…

(4) Phương tiện cứu người bao gồm: Dây cứu người, đệm cứu người, thang cứu người (thang dây, thang xếp,…), ống cứu người, thiết bị dò tìm người,…

(5) Phương tiện, dụng cụ phá dỡ gồm: Máy cắt, máy kéo, máy banh, máy kích, máy nâng vận hành bằng khí nén/ thủy lực/ điện/ động cơ; kìm cộng lực, cưa tay, búa, xà beng,…

Phân Cấp Kiểm Định, Cấp Giấy Chứng Nhận Kiểm Định Phương Tiện Phòng Cháy Và Chữa Cháy

Kiểm định bình chữa cháy

Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện kiểm định, cấp giấy chứng nhận kiểm định đối với các phương tiện phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục V, Nghị định số 79/2014/NĐ-CP;

Giám đốc Cảnh sát phòng cháy chữa cháy cấp tỉnh thực hiện kiểm định, cấp giấy chứng nhận kiểm định đối với phương tiện phòng cháy và chữa cháy quy định tại các mục 2; 7; 8; 9, phụ lục V, Nghị định số 79/2014/NĐ-CP, các loại máy bơm chữa cháy của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở có trụ sở đóng trên địa bàn quản lý và các loại phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có văn bản ủy quyền kiểm định;

Các đơn vị khác được Bộ Công an cho phép thực hiện kiểm định đối với phương tiện phòng cháy, chữa cháy quy định tại phụ lục V, Nghị định số 79/2014/NĐ-CP Sau khi có kết quả kiểm định phải gửi công văn kèm theo biên bản kiểm định đề nghị Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hoặc Giám đốc Cảnh sát phòng cháy chữa cháy cấp tỉnh theo thẩm quyền kiểm định để xem xét, cấp giấy chứng nhận kiểm định.

Đặt dịch vụ như thế nào?

Đặt trực tiếp từ mẫu tìm dịch vụ tại trang web này

•  Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
•  Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
•  Bước 3: Nhập vào số điện thoại để dịch vụ có thể liên hệ với bạn.
•  Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi dịch vụ, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho dịch vụ biết khi họ gọi điện cho bạn.
•  Bước 5: Nhập vào Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết để gửi đến dịch vụ...
•  Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm dịch vụ gần bạn...

Tải ứng dụng Rada để đặt dịch vụ

•  Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
•  Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
•  Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
•  Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết để gửi đến dịch vụ... bạn cần yêu cầu dịch vụ, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
•  Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm dịch vụ

Lợi ích khi đặt dịch vụ từ hệ thống Rada

•  Mạng lưới dịch vụ liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào dịch vụ cũng có thể đáp ứng
•  Ngay sau khi kết nối thành công, dịch vụ sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
•  Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được dịch vụ cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
•  Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
•  Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với dịch vụ
•  Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,543 nhà cung cấp dịch vụ, 138,797 người sử dụng và 234,164 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt dịch vụ từ mạng lưới dịch vụ của mình.


Chat với RadaGPT
Hỏi đáp với Rada ×