Hướng dẫn lau dọn bàn thờ đúng cách để không bị tiêu tán tài lộc
Trong văn hóa tâm linh phương Đông, bàn thờ là nơi linh thiêng nhất, quan trọng nhất trong gia đình. Bàn thờ vừa thể hiện sự kính trọng của con cháu với ông bà, tổ tiên, vừa là nơi mang lại tài lộc cho gia chủ. Chính vì vậy, việc lau dọn bàn thờ cũng rất quan trọng, cần phải rất cẩn thận và đúng cách để không bị tiêu tán tài lộc trong gia đình.
Thời gian lau dọn bàn thờ
Người Việt tâm niệm rằng lau dọn bàn thờ cần được làm với một sự tôn kính, kỹ càng, cẩn thận và sạch sẽ. Vào những ngày mùng 1 và rằm hàng tháng, hầu hết các gia đình đều thắp nén hương bày tỏ lòng thành với ông bà tổ tiên. Đặc biệt là vào dịp lễ Tết cuối năm, nhà nào cũng tất bật dọn dẹp nhà cửa và lau dọn bàn thờ. Thời gian này thường trong khoảng từ 23 tháng Chạp đến trước ngày 30 tháng Chạp, dân gian gọi là bao sái. Vì đây là lúc Táo quân vắng mặt, mọi quá trình lau chùi, xê dịch bàn thờ mới không bị mạo phạm các ngài.
Chuẩn bị lau dọn bàn thờ
Người lau dọn bàn thờ
Gia chủ đại diện trong gia đình thường là người đứng lên thực hiện việc lau dọn bàn thờ. Trước khi dọn dẹp, gia chủ cần chú ý tắm rửa sạch sẽ và ăn mặc quần áo gọn gàng, chỉn chu để tỏ thành ý với bề trên.
Các vật dụng cần chuẩn bị
Vật dụng để lau dọn bàn thờ cần được chuẩn bị riêng: khăn sạch và rượu trắng pha với nước gừng. Lau bàn thờ bằng khăn sạch được thấm với hỗn hợp rượu pha cùng nước gừng. Tuy nhiên, khi lau tượng Phật, ảnh Phật thì chỉ nên lau bằng nước ấm.
Ngoài ra, cần chuẩn bị thêm một chiếc bàn có phủ vải hoặc giấy đỏ để đặt bài vị. Nếu bàn thờ có đặt chung bài vị gia tiên với các thần thì chú ý phải để ra hai chỗ khác nhau, không được lẫn lộn.
Thông báo xin phép lau dọn bàn thờ
Trước khi tiến hành lau dọn bàn thờ, gia chủ cần chuẩn bị một đĩa hoa quả tùy tâm, 10 bông cúc chia thành 2 bình để 2 bên, thắp hương và đọc văn khấn xin phép tổ tiên cho tiến hành lau dọn. Khi hương cháy hết, gia chủ mới bắt đầu tiến hành lau dọn.
Các công đoạn khi lau dọn bàn thờ
Bước 1:
Gia chủ hạ các đồ muốn lau dọn xuống, tuy nhiên tuyệt đối không hạ hoặc di chuyển bát hương. Dùng khăn sạch đã thấm rượu gừng hoặc nước ấm lau lần lượt từng món đồ thờ. Sau đó dùng khăn khô lau lại rồi xếp các đồ thờ ngay ngắn, trang nghiêm.
Chú ý khi lau thì lau bài vị của thần, Phật trước, rồi sau đó lau tới bài vị của ông bà tổ tiên. Nếu làm ngược lại sẽ mang tội bất kính vì theo quan niệm của người xưa, thần, Phật ở ngôi vị cao hơn.
Bước 2:
Sau khi lau bài vị xong thì dọn đến bát hương. Đây là công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn trọng. Trước tiên gia chủ cần rửa sạch tay bằng rượu gừng rồi mới tiếp tục công việc lau dọn. Dùng một tay giữ chặt bát hương để tránh bát hương bị xê dịch, tay kia dùng khăn khô hoặc chổi nhỏ lau quét bụi xung quanh miệng bát hương. Khi lấy tro hương, cần dùng một chiếc thìa nhỏ xúc từng thìa đổ ra ngoài rồi mới lau sạch bát hương. Nhiều người không biết rút chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài, như vậy rât dễ gây “tán tài lộc”.
Khi bát hương khô ráo, đốt 7 tờ tiền vàng (đối với bát hương thờ thần, Phật) và 3 tờ tiền vàng (đối với bát hương thờ tổ tiên), đốt cháy một nửa thì bỏ vào trong, đợi tiền vàng cháy hết thì đổ tro vào một lần, như vậy gọi là “ra nhỏ vào lớn”. Hành động ấy với ý nghĩa là “tiền ra nhỏ giọt, tiền vào như thác đổ”. Còn nếu lúc đầu đổ ra hết sau đó múc từng ít một vào thì gọi là “vào nhỏ ra lớn”, tức “tiền ra thì nhiều mà tiền vào thì ít”.
Bước 3:
Sau khi lau rửa sạch sẽ, gia chủ đem bài vị Thần, Phật và tổ tiên đặt lại chỗ cũ và khấn xin thỉnh các Ngài về, báo cáo con đã xong việc.
Những kiêng kị khi lau dọn bàn thờ
Ngoài những bước trên, trong quá trình lau dọn bàn thờ bạn cần phải lưu ý kiêng kỵ một số điều quan trọng để tránh mạo phạm thầm linh, luôn giữ tài lộc trong nhà.
- Không di chuyển bát chân hương tùy tiện
- Không dùng nước lạnh để rửa bài vị
- Không làm đổ vỡ đồ thờ
- Phải sắp xếp đồ thờ Phật, thần linh, gia tiên đúng vị trí
Như vậy, bàn thờ là một yếu tố tâm linh vô cùng quan trọng mang lại tài lộc, an khang, sức khỏe cho mọi người trong gia đình. Việc lau dọn bàn thờ cần làm đúng cách với sự thành tâm, kính cẩn và tỉ mỉ nhất để tài lộc không tiêu tán!
Đặt dịch vụ như thế nào?
Đặt trực tiếp từ mẫu tìm dịch vụ tại trang web này
• Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
• Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
• Bước 3: Nhập vào số điện thoại để dịch vụ có thể liên hệ với bạn.
• Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi dịch vụ, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho dịch vụ biết khi họ gọi điện cho bạn.
• Bước 5: Nhập vào Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết để gửi đến dịch vụ...
• Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm dịch vụ gần bạn...
Tải ứng dụng Rada để đặt dịch vụ
• Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
• Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
• Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
• Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết để gửi đến dịch vụ... bạn cần yêu cầu dịch vụ, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
• Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm dịch vụ
Lợi ích khi đặt dịch vụ từ hệ thống Rada
• Mạng lưới dịch vụ liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào dịch vụ cũng có thể đáp ứng
• Ngay sau khi kết nối thành công, dịch vụ sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
• Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được dịch vụ cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
• Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
• Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với dịch vụ
• Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,614 nhà cung cấp dịch vụ, 139,163 người sử dụng và 236,753 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt dịch vụ từ mạng lưới dịch vụ của mình.