Hướng dẫn chi tiết thủ tục nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 42 cho từng đối tượng lao động mất việc vì Covid-19
Bạn có nằm trong diện được hỗ trợ không, cần phải chuẩn bị gì, nộp hồ sơ ở đâu?
Lao động tự do
Điều kiện:
1. Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (Lao động tự do) bị mất việc làm.
2. Không có đất sản xuất nông nghiệp; Mất việc làm và không có thu nhập hoặc có thu nhập thấp hơn mức chuẩn nghèo quốc gia; Có hộ khẩu thường trú hoặc có đăng ký tạm trú từ 3 tháng trở lên trước ngày 1/4 tại địa phương đề nghị hỗ trợ.
3. Thuộc một trong những đối tượng sau: Người bán hàng rong; Lao động thu gom rác; Người làm nghề bốc vác, vận chuyển hàng hóa; Lái xe mô tô 2 bánh chở khách, xe xích lô; Người bán lẻ vé số lưu động; Người lao động tại các cơ sở dịch vụ ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe…
Ngoài ra, căn cứ vào điều kiện và tình hình thực tế, các địa phương quyết định bổ sung các đối tượng khác và chi trả hỗ trợ từ nguồn ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác.
Mức hỗ trợ: 1.000.000 đồng/người/ tháng theo hàng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch nhưng tối đa không quá 3 tháng. Thời gian áp dụng từ tháng 4-6/2020.
Cách đăng ký: Đăng ký và chi trả tại địa phương (cấp xã, phường, thị trấn), nơi người lao động đăng ký hộ khẩu thường trú.
Hàng tháng, lao động tự do có đủ điều kiện có nhu cầu hỗ trợ, trực tiếp kê khai theo mẫu gửi UBND xã nơi cư trú hợp pháp.
UBND cấp xã tổ chức rà soát, đánh giá và lập danh sách với sự tham gia của đại diện các tổ chức chính trị – xã hội, đại diện cộng đồng dân cư; Niêm yết công khai trong 55 ngày làm việc tại trụ sở; Tổng hợp danh sách, kèm theo hồ sơ đề nghị của từng người lao động gửi phòng LĐ-TB&XH.
Trong thời gian 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, phòng LĐ-TB&XH thẩm định, trình chủ tịch UBND cấp huyện quyết định.
Lao động có hợp đồng lao động nhưng bị tạm dừng hoặc nghỉ việc
Điều kiện:
1. Người Lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 1 tháng trở lên do các doanh nghiệp gặp khó khăn bởi đại dịch Covid-19, không có doanh thu hoặc không có nguồn tài chính để trả lương;
2. Thời gian tạm hoãn, nghỉ không hưởng lương từ 1 tháng liên tục trở lên tính từ ngày 1/4 đến hết ngày 30/6;
3. Có văn bản thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương;
4. Đã tham gia BHXH bắt buộc đến trước thời điểm tạm hoãn hoặc nghỉ việc không hưởng lương.
Mức hỗ trợ: 1.800.000 đồng/người/ tháng. Thời gian hỗ trợ theo thời gian thực tế tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương theo hàng tháng tùy theo tình hình thực tế diễn biến dịch, tính từ ngày 1/4/2020 và không quá 3 tháng.
Cách đăng ký: Khi đã đủ điều kiện, người lao động có đơn đề nghị được hỗ trợ trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương gửi đến người sử dụng lao động.
Sau khi nhận được đơn của người lao động, người sử dụng lao động lập bảng tổng hợp danh sách và công khai bảng tổng hợp danh sách tại doanh nghiệp; đề nghị tổ chức công đoàn cơ sở (nếu có) xác nhận; đề nghị cơ quan BHXH xác nhận.
Đối với người sử dụng lao động có quy mô dưới/trên 100 người lao động, gửi hồ sơ đề nghị hỗ trợ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến phòng/sở LĐ-TB&XH địa phương.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, cơ quan LĐ-TB&XH chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính, BHXH và các cơ quan liên quan thẩm định, trình chủ tịch UBND cùng cấp ban hành quyết định hỗ trợ.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày chủ tịch UBND quyết định, cơ quan tài chính có trách nhiệm chuyển tiền cho doanh nghiệp để thanh toán tiền hỗ trợ cho người lao động.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc (đối với người sử dụng lao động có quy mô dưới 100 người lao động) và 10 ngày làm việc (đối với người sử dụng lao động có quy mô từ 100 người lao động trở lên) kể từ ngày cơ quan tài chính chuyển tiền, doanh nghiệp có trách nhiệm thanh toán đầy đủ cho người lao động đúng theo danh sách đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Lao động có hợp đồng bị cho nghỉ việc, đủ điều kiện nhận trợ cấp thất nghiệp
Sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, nếu đủ điều kiện theo luật định, người lao động sẽ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Hồ sơ:
1. Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp;
2. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau:
+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng;
+ Quyết định thôi việc;
+ Quyết định sa thải;
+ Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
+ Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;
3. Sổ bảo hiểm xã hội.
4. Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân và sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú kèm theo bản gốc để đối chiếu.
Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Sau khi có đủ hồ sơ, người lao động thực hiện theo trình tự sau:
Bước 1. Nộp hồ sơ tới trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh
Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi muốn nhận trợ cấp (không phụ thuộc vào nơi đang ở hay nơi đang làm việc).
Bước 2. Giải quyết hồ sơ
Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, người lao động chưa tìm được việc làm thì trung tâm giới thiệu việc làm thực hiện xác nhận giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, trung tâm giới thiệu việc làm ra quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp kèm theo sổ bảo hiểm xã hội có xác nhận trả cho người lao động
Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16 theo ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp.
Bước 3. Nhận tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp
Trong trường hợp được nhận trợ cấp thất nghiệp, trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định chi trả trợ cấp thất nghiệp, cơ quan bảo hiểm xã hội tại địa phương thực hiện chi trả tiền trợ cấp tháng đầu tiên cho người lao động kèm theo thẻ bảo hiểm y tế.
Hàng tháng, cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp thất nghiệp trong vòng 12 ngày tính từ ngày hưởng trợ cấp thất nghiệp tháng đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.
Mức hưởng và thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng.
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng BHTN. Đóng đủ 12 tháng đến 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp; sau đó cứ đóng thêm đủ 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Đặt dịch vụ như thế nào?
Đặt trực tiếp từ mẫu tìm dịch vụ tại trang web này
• Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
• Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
• Bước 3: Nhập vào số điện thoại để dịch vụ có thể liên hệ với bạn.
• Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi dịch vụ, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho dịch vụ biết khi họ gọi điện cho bạn.
• Bước 5: Nhập vào Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết để gửi đến dịch vụ...
• Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm dịch vụ gần bạn...
Tải ứng dụng Rada để đặt dịch vụ
• Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
• Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
• Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
• Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết để gửi đến dịch vụ... bạn cần yêu cầu dịch vụ, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
• Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm dịch vụ
Lợi ích khi đặt dịch vụ từ hệ thống Rada
• Mạng lưới dịch vụ liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào dịch vụ cũng có thể đáp ứng
• Ngay sau khi kết nối thành công, dịch vụ sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
• Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được dịch vụ cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
• Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
• Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với dịch vụ
• Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 7 năm hoạt động, đến nay đã có 10,543 nhà cung cấp dịch vụ, 138,775 người sử dụng và 234,027 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt dịch vụ từ mạng lưới dịch vụ của mình.