Việc đầu tiên khi muốn mua một bộ lưu điện UPS và ắc quy sử dụng trong những trường hợp mất điện thì bạn cần lưu ý tới các yếu tố như việc xác định được tổng công suất của toàn bộ tải, thời gian sử dụng, dung lượng của ắc quy. Vậy hãy cùng Rada tìm hiểu về cách tính thời gian lưu điện của UPS ngay dưới đây.
Cách tính thời gian lưu điện của UPS
Bạn cần phải cân nhắc 3 yếu tố dưới đây trước khi lựa chọn mua bộ lưu điện UPS và ắc quy sử dụng tạm thời trong những ngày mất điện:
- Cần xác định được tổng công suất của toàn bộ tải
- Thời gian cần sử dụng thiết bị
- Dung lượng ắc quy là bao nhiêu
Hãy cùng tham khảo các bước và công thức tính như sau:
Bước 1: Xác định tổng công suất sử dụng trong thực tế:
Bạn có thể tham khảo bảng công suất của một số loại thiết bị thông dụng trong gia đình hay văn phòng của bạn tại bảng 1 mà BLOG có chia sẻ phía cuối bài viết.
Trong trường hợp điện mất thì bạn chỉ nên sử dụng những thiết bị nào thật cần thiết thôi, nên tắt bớt các thiết bị sử dụng điện không cần thiết trong trường hợp này.
Bước 2: Xác định công suất của bộ lưu điện:
Nếu như thiết bị bạn sử dụng chỉ bao gồm các thiết bị điện tử có dòng khởi động nhỏ ví dụ như máy tính, tivi, đèn, quạt…thì công suất của bộ lưu điện nên >1,5 lần tổng công suất thực tế mà bạn đã xác định ở bước số 1.
Còn nếu các thiết bị có dòng khởi động lớn như các thiết bị tủ lạnh, máy lạnh, máy in, máy bơm…thì sẽ cần bộ lưu điện có công suất tối thiểu phải gấp 2 lần tổng công suất. Nếu như số lượng thiết bị loại này nhiều thì sẽ cần gấp đến 2,5 lần, thậm chí là gấp 3 lần tổng công suất xác định trước đó.
Bước 3: Xác định thời gian sử dụng:
Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và thực tế tình trạng mất điện.
Bước 4: Áp dụng công thức sau để tính toán chính xác nhất
AH = (T * W) / (V * pf) | Công thức này để tính tổng dung lượng ắc quy (AH) khi ta xác định trước được khoảng thời gian sử dụng hệ thống (T), tổng công suất (W), điện thế của bộ nạp (V), pf = 0.6 ~ 0.9 sẽ tùy thuộc vào từng loại UPS sử dụng. |
T = (AH * V * pf) / W | Công thức này được á dụng để tính thời gian hoạt động (T) của hệ thống nếu như ta xác định được tổng dung lượng của ắc quy AH, tổng công suất của thiết bị (W), điện thế của bộ nạp (V), pf = 0.6 ~ 0.9 tùy thuộc vào từng loại UPS sử dụng. |
Trong đó thì:
- T: Thời gian cần có điện của hệ thống
- W: Tổng Công suất tiêu thụ trong hệ thống
- V: Hiệu điện thế của mạch nạp bình ắc quy (Số lượng bình x 12V)
- AH: Dung lượng của bình ắc quy
- pf: Hệ số năng suất của bộ lưu điện: thường là 0,6 ~ 0,9
Chú ý rằng: Công thức được áp dụng khi quy chuẩn về loại bình ắc quy 12V.
Tham khảo bảng 1: công suất một số loại thiết bị thông dụng tại gia đình hay văn phòng
Số TT | Loại thiết bị | Công suất thông thường |
1 | Tổng đài 8-16 line | 45W |
2 | Camera hồng ngoại | 15W |
3 | Đầu ghi hình | 45W |
4 | Bộ máy tính để bàn | 300W |
5 | Máy fax | 45W |
6 | Thiết bị mạng modem | 10W |
7 | Tivi LCD 32″ | 80W |
8 | Máy in Laser | 250W |
9 | Máy tính xách tay | 110W |
10 | Quạt điện | 50-80 W |
11 | Đèn thắp sáng 1,2m | 20-40 W |
12 | Máy điều hòa 2 HP | 1500W |
13 | Máy điều hòa 1,5 HP | 1100W |
14 | Máy điều hòa 1,0 HP | 750W |
15 | Tủ Lạnh | từ 100W – 500W |
16 | Nồi cơm điện | 500-700 W |
Tham khảo ví dụ chi tiết sau:
Nếu như thiết bị sử dụng trong gia đình bạn gồm có: 1 máy tính xách tay, 1 máy in laser 1 máy fax, hệ thống mạng, 1 đèn típ 1m20, 1 bộ máy tính văn phòng, 1 tổng đài dùng khi mất điện trong 8 tiếng (Giả sử mất điện 1 ngày).
Bước 1: Xác định công suất sử dụng điện thực tế: 110 + 250 + 45+ 10 + 40 + 300 + 45 = 800W
Bước 2: W = 800*1.5 = 1200W cần chọn UPS công suất khoảng 1200W, vì vậy chọn loại UPS 2000VA Model AR220NH (48VDC)
Bước 3: Theo như nhu cầu sử dụng thì thời gian T = 1 giờ
Bước 4: Dung lượng ắc quy cần thiết theo công thức là:
- Công suất thực tế: AH = (1*800)/(48*0.6) = 27.8AH. Bởi vậy, sẽ cần ít nhất là 4 ắc quy 12V/33AH hoặc 2 ắc quy 12V/65AH. Bởi trên thị trường thực kế không có loại ắc quy nào 27.8AH bởi vậy mà chúng ta nên chọn loại ắc quy có dung lượng cao hơn và gần nhất với dung lượng trên.
- Theo công suất đỉnh: AH = (1*1200)/(48*0.6) = 41.7AH. Vậy chúng ta sẽ cần mua ít nhất 4 ắc quy 12V/45AH là đảm bảo theo đúng yêu cầu.
Vậy chúng ta nên lựa chọn mua ắc quy nào sao cho phù hợp?
Nếu bạn chắc chắn sử dụng đúng công suất thực tế cùng thời gian sử dụng là đúng 1 giờ đồng hồ thì sẽ cần sử dụng 4 ắc quy 33AH hay 2 ắc quy 65AH. Còn trong trường hợp không xác định được chính xác, sẽ có phát sinh thêm vài thiết bị nữa thì tốt nhất nên chọn 4 ắc quy loại 45AH để đảm bảo hệ thống không bị quá tải trong quá trình sử dụng.
Đặt thợ điện như thế nào?
Đặt trực tiếp từ mẫu tìm thợ điện tại trang web này
• Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
• Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
• Bước 3: Nhập vào số điện thoại để thợ điện có thể liên hệ với bạn.
• Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi thợ điện, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho thợ điện biết khi họ gọi điện cho bạn.
• Bước 5: Nhập vào Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết...
• Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm thợ điện gần bạn...
Tải ứng dụng Rada để đặt thợ điện
• Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
• Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
• Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
• Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết... bạn cần yêu cầu thợ điện, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
• Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm thợ điện
Lợi ích khi đặt thợ điện từ hệ thống Rada
• Mạng lưới thợ điện liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào thợ điện cũng có thể đáp ứng
• Ngay sau khi kết nối thành công, thợ điện sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
• Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được thợ điện cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
• Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
• Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với thợ điện
• Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,659 nhà cung cấp dịch vụ, 139,491 người sử dụng và 239,532 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt thợ điện từ mạng lưới dịch vụ của mình.