Quét mã QR tải app đặt thợ điện
 

 

 

 

 

Giới thiệu các loại đồng hồ đo điện phổ biến trên thị trường

Mua Đồng Hồ Vạn Năng Điện Tử Loại Nào Tốt Nhất Hiện Nay?

Đồng hồ đo điện là gì? Các loại đồng hồ đo điện? Chức năng công dụng ra sao? Nội dung dưới đây sẽ là lời giải cho những câu hỏi trên.

Đồng hồ đo điện là gì?

Đồng hồ đo điện là vật bất ly thân của dân điện cũng như nó là thiết bị được sử dụng phổ biến trong cuộc sống gia đình cũng như trong các nhà máy sản xuất. Đồng hồ đo điện còn được gọi với tên gọi khác là đồng hồ vạn năng. Với chức năng đo lường chuyên dùng để kiểm tra và xác định các thông số mà dòng điện 1 chiều hay dòng điện xoay chiều: điện áp, điện trở, cường độ dòng điện, điện dung, tần số…

Các loại đồng hồ đo điện

Có 2 loại đồng hồ đo điện: đồng hồ đo điện kim và đồng hồ đo điện tử hiện số.

Đồng hồ đo điện kim
  • Đồng hồ đo điện kim: dúng để do cường độ dòng điện, điện trở và hiệu điện thế, đây là loại đo điện có đầu tiên. Kim chỉ trên mặt đồng hồ hiển thị kể quả đồng hồ đo được.
  • Đồng hồ đo điện tử hiện số: hơn hẳn đồng hồ đo điện kim thì đồng đo điện tử hiện số này được trang bị nhiều chức năng. Hiện nay hầu như mọi người đều sử dụng loại đồng hồ này. Được sử dụng khá dễ dàng bằng pin và kết quả đo được hiển thị bằng số.

Cấu tạo đồng hồ đo điện

Mỗi loại đồng hồ đo điện thường đều có một vài điểm cấu tạo khác nhau. Hiểu về cấu tạo đồng hồ đo điện cũng sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn đồng hồ đúng với nhu cầu sử dụng.

Đồng hồ đo điện kim

Được thiết kế với bên ngoài bao gồm kim hiển thị, vít điều chỉnh điểm 0, cung chia độ, đầu đo điện áp xoay chiều, đầu đo chung Com hoặc bán dẫn N, đầu đo dương hoặc bán dẫn dương P. vỏ, mặt kính, nút chỉnh 0Ω (0Ω ADJ), đầu đo dòng điện xoay chiều.
Bên trong được trang bị đầu cắm que đo (OUTPUT và COM), hiển thị M, khối nguồn, hệ thống điện trở bù nhiệt và khối bảo vệ, khối đo.

Đồng hồ đo điện tử số

Đồng hồ đo điện tử hiện số

Với thiết kế gồm các bộ phận như nút dừng, nút nguồn, màn hình hiển thị, đầu đo dòng điện nhỏ/lớn, đầu đo chung, đo điện trở, điện áp, hệ số khuyếch đại của khóa chuyển mạch, mạch điện tử.
Trên thị trường hiện nay được nhiều nhà sản xuất ra nhiều loại khác nhau nên cấu tạo nhiều khi có thể ít hơn.

Những ký hiệu của đồng hồ đo điện

Trên mặt đồng hồ đo điện kim hiển thị có một số kí hiệu như sau:

  • Nội trở của đồng hồ: 20 KΩ /VDC 9KΩ/VDC
  • Kí hiệu đo cả dòng xoay chiều và một chiều
  • Hướng đặt đồng hồ:

┌┐ hoặc : Phương đặt nằm ngang
hoặc : Phương đặt thẳng đứng
Ð: Phương đặt xiên góc (thường là 450)

  • Điện áp thử cách điện: 5 KV
  • Bảo vệ bằng cầu chì và diode
  • DC.V(Direct Current Voltage): Thang đo điện áp một chiều.
  • AC.V (Alternating Current Voltage): Thang đo điện áp xoay chiều.
  • DC.A (Direct Current Ampe): Thang đo dòng điện một chiều.
  • AC.A (Alternating Current Ampe): Thang đo dòng điện xoay chiều
  • Ω: Thang đo điện trở
  • 0Ω ADJ (0Ω Adjust): Chỉnh không ôm (chỉnh điểm không động)
  • COM (Common): Đầu chung, cắm que đo màu đen
  • + : Đầu đo dương
  • OUTPUT: cắm que đo màu đỏ trong trường hợp đo điện áp thuần xoay chiều
  • AC15A: cắm que đo màu đỏ trong trường hợp đo dòng xoay chiều lớn cỡ A

Công dụng chung của các loại đồng hồ đo điện

Các loại đồng hồ đo điện đều có chức năng dùng để đo dòng điện, điện trở, điện áp, điện dung, kiểm tra transistor và kiểm tra diode. Đây là loại đồng hồ không thể thiếu trong ngành điện và điện tử để hỗ trợ dân điện.
Với 3 chức năng là ampe kế, ôm kế và vôn kế nên còn được gọi là AVO-mét. Từ năm 1970 trở đi thì các đồng hồ đo điện được cải tiến và có thêm các chức năng như kiểm tra bóng bán dẫn, đo tần số F, đo điện dung tụ điện C,… Đồng hồ đo điện thường gồm 2 loại: Loại hiển thị bằng kim và loại hiển thị bằng số.

Một số loại đồng hồ đo điện

Trên đồng hồ có các loại nút bấm, công tăc xoay, nhiều nấc để lựa chọn đơn vị đo, thang đo hoặc vi chỉnh. Có những loại hiện đại hơn thì có thể tự động chọn thang đo.
Ngoài những chức năng trên thì đồng hồ đo điện tử còn có thể có thêm các chức năng sau:

  • Kiểm tra nối mạch: đồng hồ sẽ kêu tiếng “bíp” khi điện trở giữa 2 đầu đo gần bằng 0.
  • Hiển thị số thay cho kim chỉ trên thước.
  • Thêm các bộ khuếch đại điện được sử dụng để đo khi hiệu điện thế hay cường độ dòng điện có điện trở lớn.
  • Đo độ tự cảm của cuộn cảm và điện dung của tụ điện
  • Kiểm tra diode và transistor
  • Hỗ trợ cho đo nhiệt độ bằng cặp nhiệt.
  • Đo tần số trung bình, khuếch đại âm thanh
  • Dao động kế cho tần số thấp, có ở các vạn năng kế có giao tiếp với máy tính.
  • Bộ kiểm tra điện thoại.
  • Bộ kiểm tra mạch điện ô-tô.
  • Lưu giữ số liệu đo đạc (ví dụ của hiệu điện thế).

Hy vọng rằng nội dung trên đã phần nào giải đáp được thắc mắc cho các bạn về các loại đồng hồ đo điện. Chỉ với chiếc đồng hồ đo điện nhỏ tiện lợi này mà giờ đây mà thợ điện đã có thể sửa được các thiết bị điện gia dụng và các loại thiết bị điện khác. Bạn cũng có thể sử dụng chúng để sửa các thiết bị cho chính ngôi nhà của mình. Chúc bạn và gia đình thành công!

Đặt thợ điện

Đặt thợ điện như thế nào?

Đặt trực tiếp từ mẫu tìm thợ điện tại trang web này

•  Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
•  Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
•  Bước 3: Nhập vào số điện thoại để thợ điện có thể liên hệ với bạn.
•  Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi thợ điện, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho thợ điện biết khi họ gọi điện cho bạn.
•  Bước 5: Nhập vào Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết...
•  Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm thợ điện gần bạn...

Tải ứng dụng Rada để đặt thợ điện

•  Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
•  Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
•  Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
•  Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết... bạn cần yêu cầu thợ điện, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
•  Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm thợ điện

Lợi ích khi đặt thợ điện từ hệ thống Rada

•  Mạng lưới thợ điện liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào thợ điện cũng có thể đáp ứng
•  Ngay sau khi kết nối thành công, thợ điện sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
•  Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được thợ điện cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
•  Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
•  Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với thợ điện
•  Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,646 nhà cung cấp dịch vụ, 139,346 người sử dụng và 238,622 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt thợ điện từ mạng lưới dịch vụ của mình.


Thông tin mới cập nhật

Chat với RadaGPT
Hỏi đáp với Rada ×