Quét mã QR tải app đặt giúp việc
 

 

 

 

 

Định nghĩa về lao động giúp việc gia đình

giúp việc gia đình

Trong lịch sử phát triển của thế giới loài người, loại hình lao động giúp việc gia đình (LĐGVGĐ) đã có mặt từ rất sớm. Loại hình LĐGVGĐ được thể hiện dưới rất nhiều dạng qua các thời kỳ như chiếm hữu nô lệ, phong kiến.

Trong các thời kỳ đó, thì lao động giúp việc gia đình được thấy qua hình ảnh của nô lệ, gia nô. Vào thời kỳ chiếm hữu nô lệ, thì nô lệ không được xem là con người, mà chỉ được xem là một thứ hàng hóa, tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ nô. Đến thời kỳ phong kiến, gia nô (nô bộc, nô tì) cũng không được coi trọng, họ là được xếp vào tầng lớp thấp nhất của xã hội. Công việc của họ là giúp việc nhà và phục vụ cho gia chủ của mình. Bởi lẽ, gia chủ là những người giàu có và có thế lực trong xã hội đã bỏ tiền ra thuê người khác làm gia nô để phục vụ họ hoặc bắt buộc người nợ tiền họ về làm gia nô để trừ nợ. Đây được xem là nguồn gốc và quá trình hình thành loại hình LĐGVGĐ ngày nay.

Tuy loại hình LĐGVGĐ đã có từ rất lâu đời, nhưng trên thế giới vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về loại hình lao động này. Mãi cho đến năm 1951, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã đưa ra định nghĩa đầu tiên về người lao động giúp việc gia đình. Theo đó, người giúp việc gia đình được định nghĩa là:

người làm công việc tại nhà riêng, theo các hình thức và thời gian thanh toán tiền công khác nhau. Người này có thể do một hoặc nhiều người thuê và người chủ không được tìm kiếm lợi nhuận từ công việc này.

Theo định nghĩa này, thì có hai điểm cơ bản được đưa ra đó là:

  • Thứ nhất người LĐGVGĐ là người làm công việc tại nhà riêng của người thuê lao động giúp việc gia đình.
  • Thứ hai người chủ không được tìm kiếm lợi nhuận từ công việc của người lao động giúp việc gia đình.
    Đến năm 2011, ILO đã thông qua Công ước số 189 về việc làm bền vững đối với lao động giúp việc gia đình ngày 16/6/2011 tại Geneva, Thụy Sỹ trong khuôn khổ khóa họp lần thứ 100 của Hội nghị Lao động Quốc tế về việc làm. Căn cứ theo Điều 1 của Công ước số 189 quy định:
  1. Công việc giúp việc gia đình là công việc được thực hiện trong một hoặc nhiều hộ gia đình;
  2. Người lao động giúp việc gia đình là người thực hiện công việc gia đình trong mối quan hệ lao động việc làm;
  3. Người thỉnh thoảng hoặc không thường xuyên thực hiện công việc gia đình và không làm việc đó như một nghề nghiệp thì không phải là người lao động giúp việc gia đình

Công ước 189 đã bổ sung thêm hai điểm mới đó là:

  • Thứ nhất là tính chất của công việc giúp việc gia đình phải thường xuyên tức là ổn định, không bị gián đoạn.
  • Thứ hai là LĐGVGĐ phải coi công việc giúp việc gia đình là một nghề nghiệp của mình, nhờ đó mang lại nguồn thu nhập chính cho bản thân.
    Trên thế giới hiện nay, loại hình LĐGVGĐ ngày càng phổ biến và phát triển. Theo kết quả thống kê của ILO tính đến thời điểm 2010, toàn cầu có khoảng 52,6 triệu LĐGVGĐ và chỉ còn 29,9% không thuộc sự điều chỉnh của pháp luật lao động của quốc gia [22]. Qua đó cho thấy, loại hình LĐGVGĐ hầu như đã được nhiều nước trên thế giới công nhận là một nghề cũng như các nghề nghiệp khác. Đồng thời, LĐGVGĐ đã được định nghĩa và ghi nhận trong hệ thống pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới. Điển hình như:

Căn cứ theo Điều 4 Bộ luật Lao động của Campuchia quy định: “người lao động giúp việc là những người được thuê để làm các công việc chăm sóc chủ nhà hoặc tài sản của chủ nhà để đổi lấy thù lao. Nhóm người này bao gồm người giúp việc, bảo vệ, tài xế, người làm vườn và các nghề nghiệp tương tự khác miễn là có một “chủ nhà” thuê họ để làm việc trực tiếp tại nhà của mình”.

Căn cứ theo Chương 141 Luật Lao động của Philippin quy định: “dịch vụ giúp việc gia đình là loại hình dịch vụ mà thông thường người sử dụng lao động thuê người lao động vì nhu cầu hoặc mong muốn được thỏa mãn nhu cầu tiện lợi cá nhân của người sử dụng lao động hoặc thành viên gia đình họ, bao gồm cả dịch vụ lái xe riêng gia đình” [7].

Căn cứ theo Điều 2 Luật Việc làm của Singapore quy định: “người giúp việc gia đình là người được thuê để làm việc nhà, làm vườn hoặc lái xe phục vụ mục đích cá nhân và không được coi là người lao động được điều chỉnh bởi Luật Việc làm”.

Căn cứ theo Điều 308 Luật Lao động của Belarus quy định: “người giúp việc là người lao động mà theo hợp đồng lao động làm việc tại các hộ gia đình và cung cấp các dịch vụ theo quy định của pháp luật”.

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 214 Luật Lao động của Kazaakhstan quy định: “người giúp việc là người thực hiện các công việc hoặc dịch vụ tại gia đình của người thuê”.

Căn cứ theo Khoản 1, Điều L7221 Bộ luật Lao động của Pháp quy định: “lao động giúp việc gia đình là một người được thuê làm công việc gia đình cho các cá nhân”. Bên cạnh đó, tại Điều 1 Thỏa ước lao động quốc gia của Pháp cũng có quy định: “bản chất đặc biệt của nghề nghiệp này là làm việc tại nhà riêng của người sử dụng lao động giúp việc gia đình. Lao động giúp việc gia đình có thể làm việc toàn thời gian hoặc bán thời gian, thực hiện tất cả hoặc một phần công việc nhà chẳng hạn liên quan tới vệ sinh… Người sử dụng lao động giúp việc gia đình không thu được lợi nhuận thông qua công việc này”.

Căn cứ theo Điều 1 Nghị định Hoàng gia số 1620/2011 ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Tây Ban Nha quy định: “mối quan hệ lao động đặc biệt của lao động giúp việc gia đình được coi là sự thỏa thuận giữa một chủ hộ, với tư cách là người sử dụng lao động, và một người lao động làm việc cho người sử dụng lao động đó dưới một mối quan hệ lao động phụ thuộc, làm những công việc được trả lương trong gia đình”.

Căn cứ theo Nghị định số 2010-807/PRES/PM/MTSS ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Burkina Faso quy định: “người lao động giúp việc gia đình là những người lao động thực hiện các công việc trong hộ gia đình cho một hoặc nhiều hơn một người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động tuyệt đối không được kiếm lời thông qua công việc này”.

Còn ở Việt Nam, lao động giúp việc gia đình chỉ được nhắc đến đầu tiên tại Điều 2, Điều 28 và Điều 139 Bộ luật Lao động năm 1994. Tuy chưa có định nghĩa chính thức về LĐGVGĐ, nhưng thể hiện sự tồn tại vả thừa nhận của pháp luật về LĐGVGĐ. Mãi đến khi Bộ luật Lao động năm 2012 ra đời, thì mới có định nghĩa chính thức về LĐGVGĐ. Theo đó, tại Điều 179 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định:

  1. Lao động là người giúp việc gia đình là người lao động làm thường xuyên các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia đình. Các công việc trong gia đình bao gồm công việc nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho hộ gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại.
  2. Người làm các công việc giúp việc gia đình theo hình thức khoán việc thì không thuộc đối tượng áp dụng của Bộ luật này”.

Ngoài ra, lao động giúp việc gia đình còn được quy định chi tiết tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 3 Nghị định số 27/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động là người giúp việc gia đình như sau:

“1. Lao động là người giúp việc gia đình quy định tại Khoản 1 Điều 179 của Bộ luật Lao động (sau đây gọi chung là người lao động), bao gồm: Người lao động sống tại gia đình người sử dụng lao động; người lao động không sống tại gia đình người sử dụng lao động.

2. Công việc khác trong gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại quy định tại Khoản 1 Điều 179 của Bộ luật Lao động, gồm các công việc: Nấu ăn cho các thành viên trong hộ gia đình mà không phải bán hàng ăn; trồng rau, hoa quả, cây cảnh, chăn nuôi gia súc, gia cầm phục vụ sinh hoạt của các thành viên trong hộ gia đình mà không phải để bán, trao đổi hàng hóa; lau dọn nhà ở, sân vườn, bảo vệ nhà cửa, tài sản của hộ gia đình mà không phải là nhà xưởng, cửa hàng, văn phòng, cơ sở sản xuất, kinh doanh; lái xe đưa đón các thành viên trong hộ gia đình hoặc vận chuyển các đồ đạc, tài sản của hộ gia đình mà không phải đưa đón thành viên trong hộ gia đình tham gia sản xuất, kinh doanh, vận chuyển hàng hóa, vật tư, nguyên liệu cho sản xuất, kinh doanh; kèm cặp thành viên trong hộ gia đình học văn hóa; giặt quần áo, chăn màn của các thành viên trong hộ gia đình mà không phải kinh doanh giặt là hoặc không phải giặt quần áo bảo hộ lao động của những người được thuê mướn sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình; công việc khác phục vụ đời sống, sinh hoạt của hộ gia đình, các thành viên trong hộ gia đình và không trực tiếp hoặc góp phần tạo ra thu nhập cho hộ hoặc cá nhân trong hộ gia đình”.

Tuy nhiên, định nghĩa về LĐGVGĐ theo pháp luật lao động Việt Nam còn bất cập, chưa khái quát triệt để về chủ thể sử dụng LĐGVGĐ. Bởi lẽ, tại Khoản 1, Điều 179 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định chủ thể sử dụng

LĐGVGĐ là “một hoặc nhiều hộ gia đình”. Từ thực trạng pháp luật Việt Nam hiện nay cho thấy, có rất nhiều luật và các văn bản dưới luật khác thường sử dụng cụm từ “hộ gia đình”, mà không hề không đưa ra được nghĩa định về nó và Bộ luật Lao động năm 2012 cũng không ngoại lệ. Riêng trước đây chỉ có duy nhất Bộ luật Dân sự năm 2005 mới đưa ra định nghĩa về hộ gia đình.

Căn cứ Điều 106 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định:

“Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này”.

Cái khó ở chỗ là chế định về hộ gia đình phải có tài sản chung giữa các thành viên trong hộ gia đình, thì căn cứ theo Điều 108 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Tài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thoả thuận là tài sản chung của hộ”. Bên cạnh đó là quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản chung của các thành viên trong hộ gia đình. Đồng thời, khi định đoạt tài sản chung của hộ gia đình thì phải được sự đồng ý của các thành viên trong hộ gia đình. Điều quan trọng hơn cả là trách nhiệm dân sự của hộ gia đình, mà các viên phải gánh chịu liên đới bằng tài sản riêng của mình, khi tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của hộ. Vì vậy, khi xác định chủ thể sử dụng

LĐGVGĐ là hộ gia đình, thì phải thỏa mãn các điều kiện nêu trên mới được gọi là hộ gia đình. Điều này đã gây ra hạn chế và bất cập khi xác định đối tượng nào là LĐGVGĐ. Bởi vì, người lao động nếu làm các công việc trong gia đình, mang bản chất của LĐGVGĐ, mà không phải giúp việc cho hộ gia đình thì vẫn không được xác định là LĐGVGĐ.

Còn hiện nay theo Bộ luật Dân sự năm 2015 thì lại không đưa ra định nghĩa về hộ gia đình, mà chỉ quy định về điều kiện được đại diện cho chủ thể hộ gia đình.

Căn cứ theo Điều 101 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

“1. Trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Khi có sự thay đổi người đại diện thì phải thông báo cho bên tham gia quan hệ dân sự biết.

Trường hợp thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự không được các thành viên khác ủy quyền làm người đại diện thì thành viên đó là chủ thể của quan hệ dân sự do mình xác lập, thực hiện.

2. Việc xác định chủ thể của quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình sử dụng đất được thực hiện theo quy định của Luật đất đai.”

Trong trường hợp này cho thấy, nếu trong số các thành viên của hộ gia đình có một thành viên không đồng ý thuê LĐGVGĐ, thì người lao động được thuê làm các công việc giúp việc gia đình cho hộ gia đình đó, cũng không được gọi là LĐGVGĐ. Bởi lẽ, đó chỉ là ý chí cá nhân của thành viên hộ gia đình đó khi xác lập mối quan hệ quan hệ lao động này, chứ không phải là ý chí của cả hộ gia đình. Cho nên, muốn được xác định là LĐGVGĐ, thì phải được tất cả các thành viên của hộ gia đình đồng ý thuê lao động đó để giúp việc gia đình cho cả hộ.

Chính vì vậy, trong tương lai pháp luật lao động Việt Nam sẽ phải có hai sự lựa chọn để chấm dứt sự hạn chế và bất cập nêu trên:

  • Trường hợp một: pháp luật lao động Việt Nam tiếp tục sử dụng cụm từ “hộ gia đình”, thì phải đưa ra được định nghĩa riêng cho mình về cụm từ “hộ gia đình”.
  • Trường hợp hai: phải loại bỏ cụm từ “hộ gia đình” ra khỏi pháp luật lao động. Trên cơ sở đó, pháp luật lao động Việt Nam đưa ra định nghĩa mới về lao động giúp việc gia đình.

Từ các định nghĩa nêu trên về LĐGVGĐ, tác giả cũng xin đưa ra định nghĩa về LĐGVGĐ như sau:

“LĐGVGĐ là người lao động được thuê để làm thường xuyên các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều gia đình, mà LĐGVGĐ không phải là thành viên trong gia đình được thuê. Đồng thời, công việc giúp việc gia đình không tạo ra lợi nhuận cho cá nhân của người sử dụng lao động giúp việc gia đình và các thành viên trong gia đình đó”.

Trích: Luận văn thạc sĩ mã số 60 38 01 07, chuyên ngành Luật, tác giả Nguyễn Chung Phước Lưu. Đề tài Lao động giúp việc gia đình theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn TP. Hồ Chí Minh

Đặt giúp việc

Đặt giúp việc như thế nào?

Đặt trực tiếp từ mẫu tìm giúp việc tại trang web này

•  Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
•  Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
•  Bước 3: Nhập vào số điện thoại để giúp việc có thể liên hệ với bạn.
•  Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi giúp việc, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho giúp việc biết khi họ gọi điện cho bạn.
•  Bước 5: Nhập vào Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết...
•  Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm giúp việc gần bạn...

Tải ứng dụng Rada để đặt giúp việc

•  Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
•  Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
•  Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
•  Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết... bạn cần yêu cầu giúp việc, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
•  Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm giúp việc

Lợi ích khi đặt giúp việc từ hệ thống Rada

•  Mạng lưới giúp việc liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào giúp việc cũng có thể đáp ứng
•  Ngay sau khi kết nối thành công, giúp việc sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
•  Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được giúp việc cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
•  Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
•  Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với giúp việc
•  Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,614 nhà cung cấp dịch vụ, 139,160 người sử dụng và 236,728 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt giúp việc từ mạng lưới dịch vụ của mình.


Chat với RadaGPT
Hỏi đáp với Rada ×