Quét mã QR tải app đặt dịch vụ
 

 

 

 

 

Để an toàn khi cháy nổ, cư dân sống ở chung cư phải nắm rõ 10 điều này

 Tải app Rada cho Android - an toàn khi cháy nổ  Tải app Rada cho iOS - an toàn khi cháy nổ


 an toàn khi cháy nổ

Vụ cháy mới nhất tại chung cư Carina Plaza (Quận 8, TP.HCM) đã làm thiệt hại đáng kể về tính mạng và tài sản của cư dân, đồng thời gây nhiều lo ngại cho những người đang sống ở các tòa nhà cao tầng. Trong bài viết này, Rever sẽ chỉ ra 10 điều về an toàn cháy nổ mà bất cứ cư dân sống ở chung cư phải biết.

Có một điều dễ nhận thấy đó là hầu hết trong các vụ hỏa hoạn, đa phần nạn nhân tử vong vì nghẹt thở do khói nhiều hơn là bỏng hay chết cháy. Do đó, nguyên tắc đầu tiên khi gặp cháy nổ là bình tĩnh, quan sát thật kỹ, tìm mọi cách di tản ra khỏi khu vực nhiễm khói càng nhanh càng tốt và tri hô để mọi người biết có cháy và ứng cứu.

Bên cạnh đó, phải nắm thật kỹ những kiến thức về cháy nổ và lời khuyên an toàn cháy nổ dưới đây:

Kiến thức về cháy nổ tại chung cư bạn nên biết:

Điều thứ nhất: Khi tòa nhà chung cư bốc cháy ở những tầng trên, khói, lửa có lan xuống tầng dưới được không?

Câu trả lời là: . Theo đó, ngọn lửa có thể lan xuống tầng dưới thông qua đường vật liệu như mặt tiền bao bọc khu nhà, vách ngăn, ống dây điện… Ngọn lửa sẽ lan mạnh theo hướng gió.

Trong khi đó, khói thường bốc lên các tầng trên nhưng có thể lan xuống dưới theo đường ống kỹ thuật.

Điều thứ hai: Tại sao các lối thoát hiểm cần phải có 2 lớp cửa?

Theo đúng chuẩn, cửa thoát hiểm phải có 2 lớp cửa để có không gian đệm, có hệ thống tăng áp ngăn không cho khói và khí độc từ các phòng khác lan vào cầu thang thoát hiểm.

 An toàn khi cháy nổ - thang thoát hiểm
Khi gặp sự cố cháy nổ tại chung cư, bạn phải sử dụng thang bộ thoát hiểm và tuyệt đối không dùng thang máy

Điều thứ ba: Trần thạch cao có dễ bốc cháy khi gặp sự cố?

Khi bốc cháy, trần thạch cao thông thường sẽ nhanh chóng sụp xuống gây nguy hiểm tính mạng. Bởi vậy, để đảm bảo an toàn, các hộ nên sử dụng loại trần thạch cao cản lửa.

Điều thứ tư: Có nên mở cửa phòng khi đi ngủ?

Câu trả lời: Không nên. Không chỉ đảm bảo riêng tư mà việc đóng cửa còn tránh lửa lan rộng khi có sự cố. Ngoài ra, chủ nhà cần rút ổ cắm toàn bộ các thiết bị điện, điện tử; không đốt nến, để tàn thuốc còn cháy, đảm bảo mọi lối đi thông thoáng.

Điều thứ năm: Trong nhà nên có một hay nhiều cầu dao tự động?

Để đảm bảo an toàn và việc sử dụng từng thiết bị hiệu quả, mỗi căn hộ nên có nhiều cầu dao tự động trong đó có một chiếc chung cho cả nhà. Ngoài ra, bạn nên bố trí thêm cầu dao cho nguồn điện chiếu sáng, điện công suất lớn… để ngắt điện khi có sự cố.

Điều thứ sáu: Những thiết bị ” lành ” như tủ lạnh, điều hòa có gây cháy nổ?

Mọi thiết bị điện bị chập điện đều có thể gây cháy nổ. Mức độ nhẹ thì cháy phích cắm, nặng thì cháy thiết bị, nếu có vật liệu gần đấy bắt lửa thì có thể cháy to hơn.

Lời khuyên khi gặp sự cố cháy nổ tại chung cư:

Điều thứ bảy: Cư dân có nên ở yên trong căn hộ nếu đám cháy xảy ra ở căn hộ khác?

Theo tờ Independent, ở Anh, lực lượng cứu hỏa đưa ra lời khuyên với những người sống trong chung cư như sau:

  • Nếu đám cháy trong phòng bạn, hãy thoát khỏi ngay lập tức và gọi cứu hỏa.
  • Nếu đám cháy ở nơi khác, bạn không được mở bất cứ cánh cửa nào có cảm giác nóng, cả nhà dồn vào một phòng và đóng cửa. Dùng khăn ướt chèn phía dưới cửa. Nếu gần cửa sổ, bạn có thể mở để lấy không khí và để lực lượng cứu hộ thấy bạn. Gọi điện cho cứu hỏa.
 an toàn khi cháy nổ
Nếu đám cháy ở căn hộ khác, bạn không được mở bất cứ cánh cửa nào có cảm giác nóng

Cơ sở để lực lượng cứu hỏa ở Anh đưa ra lời khuyên này dựa trên yêu cầu các tòa chung cư phải sử dụng vật liệu tốt để lửa không thể lan vào nhà nhanh chóng. Cửa ra vào phải có khả năng chịu lửa được 30 phút, đủ thời gian cho người bên ngoài vào cứu. Nhờ đó, người trong nhà sẽ được an toàn tối thiểu 30 phút thay vì lao ra ngoài và ngạt khói.

Tuy nhiên, giải pháp này sẽ rất tai hại với những công trình không tuân thủ tiêu chuẩn sử dụng vật liệu phòng cháy.

Điều thứ tám: Khi chuông báo cháy vang lên, cư dân nên làm gì?

Ngay khi nghe thấy chuông báo cháy vang lên, cư dân đang trong phòng ngay lập tức di tản ra khỏi căn hộ trừ khi có thông báo khác của Ban quản lý chung cư qua loa phát thanh. Nếu thấy Khói tràn ngập hành lang, đường thoát hiểm, phải CÚI THẤP hoặc BÒ DƯỚI KHÓI để đến cầu thang thoát hiểm.

Điều thứ chín: Có nên sử dụng thang máy khi có cháy?

Câu trả lời là: TUYỆT ĐỐI KHÔNG SỬ DỤNG thang máy khi có cháy. Nếu nhà bạn có người gặp khó khăn đi lại, hãy bình tĩnh đưa họ vào một nơi mà bạn cảm thấy an toàn nhất và nhanh chóng gọi giúp đỡ.

Điều thứ mười: Cần làm gì khi đã thoát ra được ban công tòa nhà?

 an toàn khi cháy nổ
Khi ở ban công, bạn dùng đèn pin hoặc quần áo màu sắc để làm tín hiệu cho cảnh sát PCCC định vị được vị trí của bạn

Có thể dùng thang, dây, rèm, ga… nối lại để xuống thấp. Tuyệt đối không nhảy từ tầng cao nếu không có hướng dẫn của cứu hộ. Dùng đèn pin hoặc quần áo màu sắc để làm tín hiệu cho cảnh sát PCCC định vị được vị trí của bạn.

Một số lời khuyên khác khi gặp sự cố cháy nổ tại chung cư:

Sống ở tầng cao không có nghĩa là bạn sẽ nguy hiểm hơn khi có cháy. Các căn hộ cao tầng có tường, trần, và cửa chống lửa sẽ giúp chặn lửa và khói lại. Hầu hết các kế hoạch thoát hiểm của bạn giống như các căn nhà dưới mặt đất, nhưng có vài điểm khác biệt:

  • Bạn sẽ không thể dùng thang máy khi có cháy, vì thế, phải cân nhắc điều này khi chọn lối thoát hiểm.
  • Đếm xem có bao nhiêu cửa trên đường tới cầu thang khi bạn không thể sử dụng thang máy, đề phòng trường hợp bạn không nhìn thấy đường.
  • Đảm bảo rằng cầu thang bộ và cửa thoát hiểm không có chướng ngại vật và cửa không bao giờ bị khóa.
  • Thường xuyên kiểm tra để đảm bảo rằng bạn có thể mở cửa cầu thang bộ từ cả hai phía.
  • Tìm lối thoát nạn sẵn có theo đèn chỉ dẫn hoặc nghe thông báo qua loa. Khi chạy hãy thông báo cho các phòng lân cận biết có cháy.
  • Nếu phải băng qua lửa hãy dùng mặt nạ phòng độc hoặc dùng chăn, áo thấm nước ướt trùm lên người. Phải tuân thủ nguyên tắc cúi thấp người khi di chuyển vì khói luôn bay lên cao. Đôi lúc, cần bò dưới sàn nếu lượng khói tập trung nhiều, để tránh ngạt rồi thoát ra ngoài.
  • Khi mở cửa cần đặt tay lên cửa kiểm tra nhiệt độ (bằng cách sờ tay vào cửa). Khi mở cần tránh người sang một bên phòng lửa tạt và tránh tổn thương do hiện tượng chênh lệch áp suất. Nếu nhiệt độ quá cao tuyệt đối không được mở mà tìm lối khác.

Trên đây, chúng tôi đã đưa ra những kiến thức về an toàn cháy nổ và lời khuyên khi gặp ra sự cố cháy nổ tại chung cư. Để đảm bảo an toàn cho bạn và gia đình, bạn tuyệt đối nắm vững những điều này.

Đặt dịch vụ như thế nào?

Đặt trực tiếp từ mẫu tìm dịch vụ tại trang web này

•  Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
•  Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
•  Bước 3: Nhập vào số điện thoại để dịch vụ có thể liên hệ với bạn.
•  Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi dịch vụ, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho dịch vụ biết khi họ gọi điện cho bạn.
•  Bước 5: Nhập vào Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết để gửi đến dịch vụ...
•  Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm dịch vụ gần bạn...

Tải ứng dụng Rada để đặt dịch vụ

•  Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
•  Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
•  Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
•  Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết để gửi đến dịch vụ... bạn cần yêu cầu dịch vụ, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
•  Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm dịch vụ

Lợi ích khi đặt dịch vụ từ hệ thống Rada

•  Mạng lưới dịch vụ liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào dịch vụ cũng có thể đáp ứng
•  Ngay sau khi kết nối thành công, dịch vụ sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
•  Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được dịch vụ cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
•  Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
•  Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với dịch vụ
•  Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,617 nhà cung cấp dịch vụ, 139,164 người sử dụng và 236,772 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt dịch vụ từ mạng lưới dịch vụ của mình.


Chat với RadaGPT
Hỏi đáp với Rada ×