Cách tính lượng đèn chiếu sáng dùng trong phòng
Đèn chiếu sáng được sử dụng hàng ngày trong cuộc sống của mỗi chúng ta tuy nhiên việc sử dụng ánh sáng như thế nào là đủ, thế nào là phù hợp không làm hại đến thị lực đồng thời tiết kiệm điện năng thì phần lớn chúng ta đều không mấy khi chú ý.
Những câu hỏi đặt ra như:
- Lượng ánh sáng cần phải chiếu bao nhiêu thì đủ cho từng mục đích sử dụng?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng mà chúng ta cần phải tăng hay giảm cường độ ánh sáng?
- Sử dụng bao nhiêu đèn thì đủ cho lượng ánh sáng cần thiết?
- Dùng nguồn ánh sáng nào thì tiết kiệm điện?
Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu với các bạn chi tiết cách tính toán lượng ánh sáng cần thiết để sử dụng cũng như chủng loại đèn phù hợp với nhu cầu của bạn.
Phân biệt giữa đơn vị Watt, Lumen và Lux
Nhiều anh chị em vẫn lầm tưởng đơn vị đo ánh sáng thông qua công suất tiêu thụ của chúng (Watt hay viết tắt là W) có nghĩa là đèn có công suất càng lớn thì độ sáng càng mạnh. Thực chất thì thì không hẳn như vậy, nó là công suất tiêu thụ điện của thiết bị chứ không phải đơn vị sử dụng để đo ánh sáng.
Đối với cùng một chủng loại đèn, có cấu tạo thiết kế và công nghệ như nhau thì công suất tiêu thụ lớn hơn cũng là dấu hiệu cho biết nó có thể phát sáng nhiều hơn. Tuy nhiên bây giờ đã có nhiều chủng loại đèn khác nhau, với những cải tiến công nghệ vượt bậc giúp cho đèn có thể tiêu thụ ít điện hơn mà vẫn đảm bảo sản sinh ra cường độ ánh sáng mạnh hơn. Chúng ta có thể thấy được sự phát triển của các loại đèn chiếu sáng trong gia đình ban đầu như đèn sợi đốt, tiếp theo đến đèn Huỳnh Quang và bây giờ là đèn LED, công suất tiêu thụ của chúng nhỏ gấp nhiều lần nhưng chúng vẫn đảm bảo mức độ phát sáng tối ưu.
Lumens chính là độ phát sáng của ánh đèn, chúng ta có thể gọi là Quang thông của một chiếc đèn hay sản lượng ánh sáng mà một chiếu đèn phát ra.
Lux là đơn vị ánh sáng được đo trên một mét vuông của diện tích chiếu sáng (lumens/m2)
Ngoài ra còn một chỉ số nữa thường không được các nhà sản xuất đưa vào đó là Lumens/Watt, chỉ số này cho biết hiệu suất của 1W tiêu thụ sẽ cho ta lượng ánh sáng bao nhiêu, số lượng Lumens được sản sinh ra trên một Watt tiêu thụ càng lớn cho thấy đèn càng hiệu quả.
Công thức tính lượng đèn chiếu sáng cần dùng
Các nhà sản xuất, các nhà nghiên cứu khuyến cáo mà chúng tôi nắm được, các thông số tham chiếu về độ rọi tiêu chuẩn ánh sáng cần thiết cho từng loại như cầu sử dụng theo thông tin dưới đây:
- Phòng hội nghị, phòng họp: 500lx (tức là 500lumen/1m²)
- Lớp học: 300lx
- Cầu thang, hành lang của các tòa chung cư, cao ốc: 750lx
- Phòng ngủ: 150lx
- Phòng khách gia đình: 150 – 300lx
- Phòng bếp gia đình: 400 – 800lx
- Phòng tắm: 400 – 800lx
Từ thông tin khuyến cáo ở trên, để tính được lượng đèn chiếu sáng mà bạn cần sử dụng, các bạn cần có thêm thông số về diện tích mặt bằng cần chiếu sáng tính bằng m2.
Ta có công thức như sau:
Ví dụ: Tính số lượng đèn led chiếu sáng cần dùng cho một phòng khách có diện tích 14m²
1. Dữ liệu
- Theo mục khuyến nghị lượng lumens cần dùng thì phòng khách gia đình cần có đội rọi tối thiểu là 150lux (tức là 150lumen/1m²).
- Diện tích phòng bằng 14m²
2. Tính tổng lượng lumens ánh sáng cho cả phòng
Từ công thức Lux= lumen/m² ta có công thức tính tổng số lumen: Tổng lượng lumens = Độ rọi tiêu chuẩn (lux) x Diện tích (m²) = 150 (Lux) x 14m² = 2100 lumen.
3. Tính tổng công suất của đèn chiếu sáng cần dùng
Sản phẩm đèn led chất lượng tốt sẽ cung cấp khoảng 100lumen/watts. Thông số này được cung cấp bởi nhà phân phối hoặc ghi trên bao bì sản phẩm.
=> Tổng công suất (w) = 2100/100= 21W
4. Tinh số lượng đèn cần dùng
Số lượng đèn cần dùng = tổng công suất (w): công suất của 1 đèn (W)
Như vậy nếu bạn chọn bóng led có công suất 6W thì số lượng đèn cần dùng là: 21/6=3,5
=> Tức là sẽ cần 4 bóng led 6W cho một phòng khách 14m2, tính toán tương tự theo công thức này với các loại đèn có mức công suất khác nhau là bạn sẽ có được đáp án tương đối về số lượng đèn.
Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng đèn cần sử dụng
Bên cạnh việc dựa vào việc tính toán số lumens để có số lượng đèn phù hợp cho mỗi căn phòng thì những yếu tố dưới đây cũng ảnh hưởng đến số đèn và sự phân bố đèn trong nhà:
- Màu của tường nhà, nội thất trong nhà: Nếu tường nhà màu tối, nội thất gỗ thì sẽ đòi hỏi nhiều ánh sáng hơn những căn phòng khác.
- Chiều cao trần nhà: Nếu trần nhà cao hơn mức trung bình trong kiến trúc nội thất thì sẽ cần nhiều đèn hơn bình thường.
- Số lượng đồ nội thất trong nhà: Nếu phòng khách có nhiều đồ nội thất với các vật dụng trang trí cầu kỳ, phức tạp thì sẽ đòi hỏi cần nhiều đèn hơn bình thường.
- Đèn nhỏ và đèn lớn: Trên thực tế nhiều đèn công suất nhỏ được lắp đặt với khoảng cách phù hợp trong phòng có thể đem lại hiệu quả ánh sáng tốt hơn là một đèn chiếu sáng công suất lớn.
- Sửa chữa: Các đèn công suất nhỏ thường, đặc biệt đối với đèn led chúng có công suất tiêu thụ ít hơn đèn lớn đồng thời nhiệt sản sinh ra tại mắt led cũng ít hơn vì vậy chúng cũng có độ bền cao hơn so với đèn lớn. Trường hợp hỏng hóc một đèn thì căn phòng của bạn cũng không bị tối toàn bộ.
Đặt thợ điện như thế nào?
Đặt trực tiếp từ mẫu tìm thợ điện tại trang web này
• Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
• Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
• Bước 3: Nhập vào số điện thoại để thợ điện có thể liên hệ với bạn.
• Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi thợ điện, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho thợ điện biết khi họ gọi điện cho bạn.
• Bước 5: Nhập vào Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết...
• Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm thợ điện gần bạn...
Tải ứng dụng Rada để đặt thợ điện
• Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
• Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
• Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
• Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết... bạn cần yêu cầu thợ điện, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
• Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm thợ điện
Lợi ích khi đặt thợ điện từ hệ thống Rada
• Mạng lưới thợ điện liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào thợ điện cũng có thể đáp ứng
• Ngay sau khi kết nối thành công, thợ điện sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
• Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được thợ điện cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
• Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
• Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với thợ điện
• Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,620 nhà cung cấp dịch vụ, 139,169 người sử dụng và 236,822 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt thợ điện từ mạng lưới dịch vụ của mình.