Dòng điện 3 pha được sử dụng vô cùng rộng rãi trong các hoạt động sản xuất của nhà máy xí nghiệp cũng như đời sống sinh hoạt của các gia đình. Vậy điện 3 pha là gì? Cách đo dòng điện 3 pha như thế nào hiệu quả? Để lý giải điều này, cùng chúng tôi tìm hiểu các khái niệm liên quan ở bài viết dưới đây nhé!
Điện 3 pha là gì? Điểm khác biệt giữa điện 3 pha và 1 pha
Ở Việt Nam ưa chuộng sử dụng 2 loại nguồn điện đó là 1 pha và 3 pha. Điện 1 pha là đường điện 220V cung cấp cho người dân sử dụng. Còn đường điện 3 pha bao gồm nhiều cấp điện áp khác nhau được truyền tải qua nhiều trạm áp hạ thế.
Để hiểu hơn về 2 loại nguồn điện này và sự khác biệt giữa chúng, hãy tìm đọc những thông tin cơ bản sau đây nhé!
Nguồn điện 3 pha
Nguồn điện 3 pha có 4 dây bao gồm 3 dây pha (dây nóng) và 1 dây trung tính (dây lạnh/dây trung mát). Dây trung tính của nguồn điện này cũng giống như ở dòng điện 1 pha. Chúng được tiếp đất và có điện áp 0V so với mặt đất.
Dòng điện 3 pha này có 3 dây pha đều có mức điện áp 220V so với dây trung tính. Tuy nhiên, nguồn điện này có pha trễ nhau 1 góc Π⁄3 nên khi bạn tiếp điện áp giữa 2 dây pha sẽ được trị số 380V.
Điện 3 pha được sử dụng phổ biến nhất hiện nay được lấy từ các nhà máy phát điện và đã trải qua nhiều trạm biến áp hạ thế.
Nguồn điện 1 pha
Điện 1 pha có 2 dây, trong đó có 1 dây pha (dây nóng) và 1 dây trung tính (dây lạnh). Dây trung tính của dòng điện này thường được lắp tiếp đất và có điện áp OV so với mặt đất. Dây pha của nguồn điện này có điện áp 220V so với dây trung tính.
Dòng điện 1 pha thường được sử dụng trong các hoạt động sinh hoạt của các gia đình. Bên cạnh đó, nguồn điện này còn được sử dụng để cung cấp năng lượng cho các thiết bị có công suất nhỏ như: tivi, bếp điện, tủ lạnh hoặc một số động cơ như máy khâu, máy bơm nước.
Sự khác nhau giữa dòng điện 3 pha và điện 1 pha
Nguồn điện 3 pha chính là 3 nguồn điện 1 pha chạy song song sử dụng cùng 1 dây trung tính. Ba nguồn điện này có pha lệch nhau nhưng lại có cùng điện áp 220V. Tuy nhiên trên thực tế, điện áp từng pha có sự khác nhau (có nơi điện áp cao, có nơi điện áp thấp).
Sở dĩ có điều này là do trong quá trình truyền tải điện từ các nhà máy phát điện tới người sử dụng. Dòng điện sẽ được chia thành nhiều nhánh khác nhau với các tải khác nhau. Điều này dẫn tới hiện tượng sụt áp khác nhau cho từng pha. Vì vậy, điện áp ở các pha không còn đều nhau như lý thuyết.
Rất nhiều người có suy nghĩ sai rằng điện 1 pha sử dụng trong gia đình mình khác với nguồn điện 3 pha dùng trong các hoạt động sản xuất. Khi xây dựng hệ thống cột điện thì công ty điện lực đã kéo dài đường điện 3 pha sau đó tách chúng thành nguồn điện 1 pha sử dụng trong từng hộ gia đình. Vì vậy, nguồn điện mà chúng ta sử dụng hàng ngày chính là một pha của dòng điện 3 pha.
Cách đo dòng điện 3 pha bằng ampe kìm
Để biết cách đo dòng điện 3 pha bằng ampe kìm, trước tiên bạn cần tìm hiểu thông tin cơ bản về ampe kìm đã.
Ampe kìm là gì?
Ampe kìm là một trong các thiết bị đo điện hiện đại có độ chính xác cao nhất hiện nay. Do đó, nếu muốn thực hiện cách đo dòng điện 3 pha bạn có thể sử dụng thiết bị này. Ampe kìm chuyên sử dụng để đo dòng điện 3 pha là Hioki CM3286.
Các bước đo dòng điện 3 pha bằng Ampe kìm
Các bước thực hiện cách đo dòng điện 3 pha bằng ampe kìm như sau:
- Bước 1: Tiến hành cắm que màu đen vào đầu COM (-) và que đỏ vào lỗ (A) nếu như muốn đo dòng điện lớn. Còn nếu muốn đo dòng điện nhỏ, bạn hãy cho que đỏ vào lỗ (mA).
- Bước 2: Điều chỉnh thang và dòng điện muốn đo.
- Bước 3: Các thao tác đối với ampe kìm: Mở hàm kẹp của ampe kìm theo chiều mũi tên hướng ra tải. Bạn muốn đo dòng điện của pha nào thì sử dụng kẹp trực tiếp vào pha đó (3 pha 4 dây hoặc 3 pha 3 dây). Khi thực hiện các thao tác này, tay của bạn phải đảm bảo không tiếp xúc trực tiếp với mạch điện hoặc đầu do kim loại. Tốt nhất chỉ được chạm tay vào tay cầm bằng nhựa khi sử dụng ampe kìm.
- Bước 4: Cuối cùng, các bạn chỉ cần đọc kết quả hiển thị ở trên màn hình.
Khi đo dòng điện 3 pha bằng ampe kìm, bạn hãy xem kỹ các thông số kỹ thuật để xem chúng có thể đo được dòng điện tối đa là bao nhiêu. Tốt nhất tránh đo những dòng điện có cường độ quá lớn làm hư hại sản phẩm và gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
Bài viết trên đây là những thông tin cơ bản về khái niệm và cách đo dòng điện 3 pha đúng chuẩn. Hy vọng chúng thực sự hữu ích cho các bạn trong quá trình lắp đặt, sử dụng và sửa chữa dòng điện 3 pha.
Đặt thợ điện như thế nào?
Đặt trực tiếp từ mẫu tìm thợ điện tại trang web này
• Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
• Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
• Bước 3: Nhập vào số điện thoại để thợ điện có thể liên hệ với bạn.
• Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi thợ điện, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho thợ điện biết khi họ gọi điện cho bạn.
• Bước 5: Nhập vào Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết...
• Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm thợ điện gần bạn...
Tải ứng dụng Rada để đặt thợ điện
• Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
• Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
• Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
• Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết... bạn cần yêu cầu thợ điện, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
• Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm thợ điện
Lợi ích khi đặt thợ điện từ hệ thống Rada
• Mạng lưới thợ điện liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào thợ điện cũng có thể đáp ứng
• Ngay sau khi kết nối thành công, thợ điện sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
• Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được thợ điện cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
• Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
• Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với thợ điện
• Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,645 nhà cung cấp dịch vụ, 139,343 người sử dụng và 238,586 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt thợ điện từ mạng lưới dịch vụ của mình.