Quét mã QR tải app đặt dịch vụ
 

 

 

 

 

Các thành phần của hệ thống PCCC cho chung cư cao tầng

Biện Pháp An Toàn PCCC Đối Với Khu Dân Cư

Biện Pháp An Toàn PCCC Đối Với Khu Dân Cư

Hỏa hoạn là một trong những tai nạn gây ảnh hưởng rất lớn đến tính mạng, cũng như tài sản. Đặc biệt đối với các tòa nhà chung cư. Các tòa nhà cao tâng tập trung sinh sống của rất nhiều hộ gia đình. Các đám cháy tại các tòa nhà cao tầng nói chung trở nên hết sức nguy hiểm đến tính mạng con người cũng như tài sản. Chính vì vậy, Mỗi tòa nhà chung cư cần phải có hệ thống PCCC hoàn chỉnh, hiệu quả để đảm bảo tính mạng và tài sản của cư dân một cách tối đa.

Vậy hệ thống PCCC tòa nhà chung cư bao gồm các thành phần nào?

Hệ thống PCCC chung cư cao tầng là một phần không thể thiếu. Hiện nay đây cũng là một trong những tiêu chí quan trọng khi người dân chọn mua cho gia đình mình một căn hộ. Như vậy, một hệ thống PCCC tòa nhà cao tầng nói chung phải có:

  • Hệ thống báo cháy: bao gồm tủ trung tâm báo cháy, các thiết bị cảm biến nhiệt – khói…; thiết bị cảnh báo bao gồm chuông đèn…
  • Hệ thống chữa cháy tại chỗ: bao gồm hệ thống chữa cháy tự động, hệ thống chữa cháy vách tường, bình chữa cháy lưu động.
  • Hệ thống nối đất, chống sét
  • Hệ thống tạo áp cầu thang thoát hiểm và thông gió hầm
  • Hệ thống hút khói hành lang
  • Hệ thống máy phát điện dự phòng

Đây là những bộ phận không thể thiếu cho một hệ thống PCCC tòa nhà chung cư để đảm bảo hạn chế xảy ra hỏa hoạn; giảm tốc độ lây lan của đám cháy khi xảy ra hỏa hoạn; tăng khả năng thoát hiểm của người dân; kịp thời thông báo cho cơ quan chức năng đến can thiệp – giải cứu. Tiếp theo, Chúng ta sẽ đi chi tiết hơn từng bộ phận:

Hệ thống báo cháy

Đây là hệ thống tự động phát hiện và phát ra cảnh báo cháy trước khi đám cháy lớn có thể xảy ra. Hệ thống báo cháy bao gồm:

  • Tủ trung tâm báo cháy: là thiết bị cung cấp năng lượng và tiếp nhận tín hiệu của các đầu cảm biến báo cháy. Trong trường hợp cần thiết, nó có thể truyền tín hiệu đến nơi nhận thông tin báo cháy và kiểm tra các bộ phận báo cháy có vận hành tốt hay không.
  • Đầu cảm biến báo cháy tự động: bao gồm các thiết bị cảm biến môi trường xung quanh, nhạy cảm với các hiện tượng kèm theo hỏa hoạn (khói, nhiệt độ tăng). Các đầu cảm biến sẽ truyền tín hiệu về tủ trung tâm khi có sự cố. Thiết bị thường gặp: Đầu báo khói, đầu báo nhiệt.
  • Nút nhấn khẩn: Đây là thiết bị thực hiện báo cháy bằng tay.
  • Thiết bị phát ra cảnh báo: gồm chuông – đèn cảnh báo.

Chức năng nhiệm vụ duy nhất của hệ thống là phát hiện và phát ra cảnh báo kịp thời khi có sự cố hỏa hoạn xảy ra.

Hệ thống chữa cháy tại chỗ

Hệ thống bao gồm tổ hợp máy bơm; van nước các loại: Van báo động, van xả tràn ngập, van cổng, van bướm, khớp nối mềm chống rung…; hệ thống ống dẫn tới từng mặt sàn; đầu sprinkler; các họng tiếp nước vách tường.; Hệ thống chữa cháy bằng bột; các bình chữa cháy lưu động.

  • Tổ máy bơm chữa cháy: thường được được đặt ở tầng hầm 1. Nguồn điện cấp cho máy bơm yêu cầu cấp từ MCCB tổng, đảm bảo cấp điện liên tục kể cả khi có sự cố xảy ra. Trong trường hợp điện lưới quốc gia mất, cần duy trì bằng máy phát điện dự phòng của tòa nhà.
  • Hệ thống ống dẫn: Là mạch hở, được đấu nối với các họng tiếp nước vách tường trên hành lang các tòa nhà chung cư; và phân chia nhỏ ra các đầu phun nước chữa cháy sprinkler. Mạng lưới đường ống thường bằng ống thép tráng kẽm, có kích cỡ DN150, DN50.
  • Van nước các loại: làm nhiệm vụ điều tiết hướng dòng chảy của nước đến khu vực có hỏa hoạn. Đồng thời làm nhiệm vụ phát ra cảnh báo (alarm van), chữa cháy tại chỗ (van xả tràn ngập). Các loại van thường dùng có thể kể đến như: van bướm, van 1 chiều, van cổng, khớp nối chống rung, lọc y…. Vì dùng cho môi trường nước là chủ yếu nên chất liệu van thường là gang.
  • Họng tiếp nước vách tường thường lắp trong hộp chữa cháy vách tường. Trong hộp còn trang bị: 2 cuộn vòi chữa cháy DN65 hoặc DN50; 2 đầu nối.
  • Bình chữa cháy: thường được trang bị, sắp xếp gọn gàng trên các hành lang. Chúng thường được đặt tại các vị trí có điều lệnh PCCC.
  • Vòi phun nước chữa cháy Sprinkler: được lắp đặt ở các mặt sàn, nhằm chữa cháy tại chỗ hoặc ngăn cách vùng cháy, hạn chế ngọn lửa lan ra.
  • Hệ thống chữa cháy bằng bột: thường được trang bị tại các hầm để xe. Bởi khu vực này là trọng điểm dễ gây hỏa hoạn nhất; và nếu hỏa hoạn xảy ra là nguy hiểm nhất. Các phương tiện dưới hầm để xe có nhiên liệu vận hành là xăng. Vì vậy để dập tắt ngọn lửa phải sử dụng bột đặc biệt dùng cho công tác chữa cháy. Bột chữa cháy sẽ làm giảm lượng oxy xung quanh ngọn lửa; từ đó dập tắt ngọn lửa.

Hệ thống nối đất chống sét

Sét là nguyên nhân gây cháy và gây thiệt hại về người – tài sản rất phổ biến. Ở các tòa nhà chung cư cao tầng luôn phải được đảm bảo hệ thống được hoàn thiện tốt nhất. Sét gây ảnh hưởng đến tòa nhà dựa theo hai phương thức: sét đánh trực tiếp và cảm ứng tĩnh điện – từ trường. Từ đó, hệ thống chống sét ở các tòa nhà thường phải trang bị để phòng chống hiệu quả. Có hai biện pháp thường được áp dụng:

  • Sử dụng cột thu lôi – dùng để chống sét đánh trực tiếp
  • Sử dụng các thiết bị cắt sét – lọc sét cho hệ thống mạch điện tòa nhà. Biện pháp này phòng chống hiện tượng cảm ứng tĩnh điện; tránh hiện tượng chập cháy đường dây điện tòa nhà, các thiết bị điện tử trong tòa nhà…

Cầu thang thoát hiểm và hệ thống tạo áp cầu thang thoát hiểm – thông gió hầm

Mỗi tòa nhà cần trang bị tối thiểu 2 cầu thang thoát hiểm. Khu vực cầu thang thoát hiểm tốt nhất nên có 1 mặt thoát khí và được trang bị hệ thống quạt gió tạo áp. Điều này giúp ngăn cách hoặc hút khói ra khỏi cầu thang, tạo nối đi an toàn cho người dân hay cơ quan PCCC can thiệp.

Hệ thống hút khói hành lang

Trong các đám cháy, nguyên nhân gây tử vong cao nhất là do ngạt khói. Khói khiến con người bị ngạt – sặc khói, mất phương hướng. Vì vậy, hút khói hành lang rất quan trọng để con người có thể tỉnh táo tìm đường thoát hiểm.

Máy phát điện dự phòng

Khi xảy ra sự cố hỏa hoạn, nguồn điện lưới quốc gia không thể nắm chắc cấp điện cho các hệ thống PCCC. Vì vậy, máy phát điện và hệ thống điện lưới PCCC cần phải được thiết kế riêng biệt; phải luôn đảm bảo nó vận hành tốt bất kỳ lúc nào. Và tất cả các thiết bị PCCC sử dụng nguồn điện được cấp từ tổ hợp máy phát điện này.

Như vậy, trên đây chúng tôi đã đưa ra câu trả lời cho câu hỏi:”Hệ thống PCCC tòa nhà chung cư cao tầng có gì?”. Cũng qua đó, chúng ta có thể thấy rõ hơn toàn cảnh về hệ thống PCCC tòa nhà. Đây sẽ là một trong những tiêu chí quan trọng cho chúng ta khi chọn mua căn hộ chung cư. Cảm ơn Quý vị đã theo đọc bài viết. Trân trọng!

Đặt dịch vụ như thế nào?

Đặt trực tiếp từ mẫu tìm dịch vụ tại trang web này

•  Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
•  Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
•  Bước 3: Nhập vào số điện thoại để dịch vụ có thể liên hệ với bạn.
•  Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi dịch vụ, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho dịch vụ biết khi họ gọi điện cho bạn.
•  Bước 5: Nhập vào Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết để gửi đến dịch vụ...
•  Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm dịch vụ gần bạn...

Tải ứng dụng Rada để đặt dịch vụ

•  Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
•  Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
•  Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
•  Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết để gửi đến dịch vụ... bạn cần yêu cầu dịch vụ, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
•  Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm dịch vụ

Lợi ích khi đặt dịch vụ từ hệ thống Rada

•  Mạng lưới dịch vụ liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào dịch vụ cũng có thể đáp ứng
•  Ngay sau khi kết nối thành công, dịch vụ sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
•  Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được dịch vụ cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
•  Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
•  Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với dịch vụ
•  Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,636 nhà cung cấp dịch vụ, 139,301 người sử dụng và 238,115 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt dịch vụ từ mạng lưới dịch vụ của mình.


Thông tin mới cập nhật

Chat với RadaGPT
Hỏi đáp với Rada ×