Bảo dưỡng điều hòa đúng cách và những điều cần lưu ý
Trong quá trình sử dụng, điều hòa là nơi thay đổi nhiệt độ liên tục và tích tụ bụi bẩn khi luồng không khí lưu thông qua máy cả ở cục nóng và cục lạnh bên ngoài. Để đảm bảo hiệu suất làm việc, phòng chống tích tụ vi khuẩn thì chúng ta cần phải bảo dưỡng điều hòa thường kỳ. Mời bạn tham khảo chia sẻ dưới đây để hiểu rõ hơn chi tiết nhé.
Vì sao nên bảo dưỡng điều hòa thường kỳ
Giúp không khí trong lành: Trong quá trình lọc khí, sẽ có nhiều bụi bẩn, vi khuẩn bám trên dàn lạnh máy điều hòa. Bảo dưỡng điều hòa thường xuyên giúp làm sạch hệ thống lọc khí, đem đến luồng không khí trong lành hơn.
Tăng tuổi thọ máy điều hòa: Máy điều hòa sẽ được kiểm tra và lau chùi thường xuyên sẽ luôn có trạng thái sử dụng tốt nhất, hoạt động cực kỳ hiệu quả với năng suất cao nhất.
Tiết kiệm điện năng: Vệ sinh máy điều hòa sẽ giúp làm sạch các bụi bẩn, giảm sự hao phí điện năng, làm tiết kiệm điện năng cho gia đình bạn.
Tiết kiệm chi phí bảo hành máy: Đồng thời, việc bảo dưỡng máy thường xuyên sẽ giúp cho máy điều hòa luôn được làm sạch, thay mới các linh kiện cũ, có trạng thái hoạt động tốt nhất. Điều này giúp giảm bớt phần nào chi phí bảo dưỡng máy điều hòa cho nhà bạn.
Chuẩn bị dụng cụ bảo dưỡng
- Bơm tăng áp có hệ thống vòi nước áp suất cao, làm sạch sâu.
- Bình dạng xịt chứa dung dịch tẩy rửa dùng để tẩy rửa bụi bẩn, vi khuẩn ở dàn lạnh.
- Tuốc nơ vít và các thiết bị dân dụng khác.
- Khăn sạch hoặc giẻ lau để ngăn chặn nước ảnh hưởng đến các bo mạch điện tử.
- Túi ni lông cỡ lớn (hoặc áo túi thu nước thải) để che chắn.
- Máy hút bụi (nếu có).
Các bước thực hiện bảo dưỡng
Bước 1: Ngắt nguồn điện.
Đầu tiên, bạn cần tắt máy lạnh và ngắt hết nguồn điện xung quanh để đảm bảo an toàn. Sau khi tắt máy, phải đợi hơn 2 phút sau mới được tiến hành mở máy và bảo dưỡng điều hòa.
Bước 2: Kiểm tra lượng gas.
Kiểm tra lượng gas hiện tại trong máy điều hòa. Cần kiểm tra để xem lượng gas còn lại là bao nhiêu, nếu ít thì phải bổ sung thêm gas để giúp máy làm lạnh được tốt hơn. Đồng thời hãy kiểm tra đường ống dẫn gas, nhất là tại các mối nối để tránh tình trạng máy bị rò rỉ gas.
Bước 3: Kiểm tra hoạt động.
Mở vỏ máy và tiến hành kiểm tra các thiết bị, linh kiện bên trong có sai sót gì hay không. Mô-tơ điện, máy bơm áp lực,… có dấu hiệu bị hỏng gì không. Nếu có, các bạn nên gọi nhân viên đến thay mới.
Bước 4: Vệ sinh dàn lạnh.
Khi tiến hành vệ sinh dàn lạnh, bạn hãy dùng dung dịch tẩy rửa để làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn,… ở các kẽ hở bên trong dàn lạnh. Đồng thời, đảm bảo rằng xung quanh cửa thoát khí không có cặn bẩn hoặc vật cản nào. Nhớ kiểm tra cả ống thoát nước thải đồng thời che chắn kỹ bảng mạch điều khiển cùng đồ đạc xung quanh.
Bước 5: Vệ sinh cánh quạt.
Các cánh quạt rất dễ bám bẩn. Trước khi làm sạch cánh quạt, bạn nên cố định nó rồi lau khô trước. Sau đó sử dụng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng để xóa sạch bụi bẩn và vi khuẩn bám trên cánh quạt.
Bước 6: Vệ sinh dàn nóng.
Tháo nắp dàn nóng, dùng máy bơm áp lực nhỏ xịt nước theo dạng tia vào các khe của dàn tản nhiệt nhằm tẩy sạch lớp bụi bẩn, côn trùng bám,… Đồng thời chú ý quan sát xem dàn nóng có được che chắn cẩn thận không, dây tiếp đất còn nguyên vẹn không,…
Lưu ý: Tránh xịt mạnh làm dập các cánh nhôm tản nhiệt làm giảm hiệu quả của máy khi hoạt động
Bước 7: Vệ sinh lưới lọc khí cùng vỏ máy.
Tiến hành tháo bộ lọc khí rồi rửa qua bằng nước ấm khoảng 30 độ C. Sau đấy để cho ráo nước hoặc dùng khăn lau sạch. Đồng thời dùng khăn có nhiệt độ vừa phải lau qua vỏ máy để giữ vệ sinh sạch sẽ.
Bước 8: Kiểm tra lại và kết thúc.
Bước cuối cùng, sau khi lắp lại hết các thiết bị, bạn nên kiểm tra lại nguồn điện, dây điện và ổ cắm điện xung quanh xem có lỏng lẻo hoặc bị hở không. Tiếp theo đó bật máy và kiểm tra xem máy chạy ổn định không. Quá trình bảo dưỡng máy của bạn đến đây là kết thúc.
Những lưu ý
Nên tắt máy lạnh những khi bạn không dùng nữa. Những lúc bật máy lạnh thì cần đóng kín cửa lại và để nhiệt độ vừa phải. Có thể để chế độ hẹn giờ tắt để tiết kiệm điện năng.
Những lúc bật máy lạnh nên theo dõi các âm thanh từ máy phát ra. Nếu xuất hiện các âm thanh như tiếng va đập lạch cạch, tiếng kêu của động cơ,… thì ngay lập tức phải tắt máy và tìm ra nguyên nhân tại sao. Có thể gọi nhân viên bảo hành hoặc thợ sửa chữa đến để đảm bảo an toàn.
Cần bảo dưỡng máy lạnh định kỳ. Đối với dàn lạnh và dàn nóng thì ít nhất 3 tháng một lần. Nếu có thời gian, bạn nên dùng chổi lông mềm quét các bộ phận cũng như vỏ máy khoảng nửa tháng một lần để giữ vệ sinh máy lạnh.
Nếu bạn không chắc chắn mình có thể tự bảo dưỡng máy điều hòa được, hãy gọi nhân viên đến thay để chắc chắn rằng sẽ không có bất kỳ sai sót nào diễn ra trong quá trình bảo dưỡng máy.
Đặt thợ sửa điều hòa như thế nào?
Đặt trực tiếp từ mẫu tìm thợ sửa điều hòa tại trang web này
• Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
• Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
• Bước 3: Nhập vào số điện thoại để thợ sửa điều hòa có thể liên hệ với bạn.
• Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi thợ sửa điều hòa, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho thợ sửa điều hòa biết khi họ gọi điện cho bạn.
• Bước 5: Nhập vào Loại máy điều hòa, công suất (BTU), bệnh mà bạn gặp phải, nạp gas (nếu bạn biết loại gas thì rất tốt), yêu cầu bảo dưỡng, lắp đặt...
• Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm thợ sửa điều hòa gần bạn...
Tải ứng dụng Rada để đặt thợ sửa điều hòa
• Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
• Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
• Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
• Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Loại máy điều hòa, công suất (BTU), bệnh mà bạn gặp phải, nạp gas (nếu bạn biết loại gas thì rất tốt), yêu cầu bảo dưỡng, lắp đặt... bạn cần yêu cầu thợ sửa điều hòa, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
• Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm thợ sửa điều hòa
Lợi ích khi đặt thợ sửa điều hòa từ hệ thống Rada
• Mạng lưới thợ sửa điều hòa liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào thợ sửa điều hòa cũng có thể đáp ứng
• Ngay sau khi kết nối thành công, thợ sửa điều hòa sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
• Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được thợ sửa điều hòa cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
• Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
• Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với thợ sửa điều hòa
• Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,620 nhà cung cấp dịch vụ, 139,168 người sử dụng và 236,807 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt thợ sửa điều hòa từ mạng lưới dịch vụ của mình.
Tham khảo thêm: Giá dịch vụ thợ sửa điều hòa