Quét mã QR tải app đặt thợ điện
 

 

 

 

 

An toàn sử dụng điện trong nhà khi trời mưa bão?

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ hôm nay đến hết tháng 9/2020, cả nước sẽ có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và có dông.

Mưa bão là thời điểm thường dễ xảy ra các tai nạn về điện, vậy cần lưu ý điều gì để đảm bảo an toàn trong sinh hoạt gia đình và khi đi ngoài đường? Việc tuân thủ các quy tắc sử dụng điện trong mùa bão rất quan trọng vì liên quan đến an toàn cho sức khỏe và sinh mạng con người. Dưới đây là một số nguyên tắc cần tuân thủ để giữ an toàn điện trong mùa mưa.

Trong mùa mưa, xác suất tai nạn liên quan đến điện thường cao hơn

Việc sử dụng điện là việc không thể thiếu ở mọi nhà mỗi ngày. Trong mùa mưa bão, an toàn điện cần được đề cao hơn vì trong thời gian này, xác suất xảy ra tai nạn cũng cao hơn. Mưa bão có nguy cơ làm đứt dây điện, và dây điện đứt có thể gây cháy nhà. Không ai muốn điều này, nhưng đó một thực tế chúng ta cần biết để phòng tránh. Theo thống kê của Tổng công ty điện lực phía Nam, kể từ tháng 6/2019 đến tháng 7/2020 đã có 53 vụ tai nạn khi sử dụng điện. Trong đó có 14 người tử vong và 54 người bị thương. Nguyên nhân phổ biến nhất là do sử dụng điện không đúng cách trong đó dây điện bị đứt không được sữa gây chết người. Các con số này cho thấy tỉ lệ thương vong, tử vong trong tai nạn điện rất cao. Do đó, cẩn thận sẽ không thừa.

Một số biện pháp an toàn sử dụng điện trong mùa mưa

Để tránh những tai nạn đáng tiếc vừa được nêu trên, chúng ta cần tuân thủ các quy tắc an toàn điện. Sau đây là ba quy tắc chính của công ty điện Works Queensland, bang Queensland, Úc: 

Chuẩn bị đủ năng lượng cho mùa mưa: chúng ta cần sạc đủ thiết bị điện và đồ dùng sử dụng điện nhằm có đủ năng lượng.
Kiểm soát cường độ dòng điện ở nhà mình. Nếu cường độ điện quá mạnh, cần điều chỉnh.
Trước cơn bão hay cơn mưa, dọn sạch các thiết bị điện không sử dụng trong nhà và ngoài trời và cất vào nơi an toàn để khi cần thì có thể sử dụng trở lại sau khi cơn bão hay cơn mưa đã qua.

Khi mùa bão đến, cần tuân thủ các điều sau đây để sử dụng điện an toàn

Trước cơn bão, hãy ở nhà, đừng đi ra ngoài. Nghe tin tức về bão để cập nhật tình hình diễn biến của cơn bão.
Cần bố trí vị trí lắp đặt ổ cắm điện cao từ 1,4m so với nền đất. Đây là mức chiều cao hợp lý để hạn chế nguy cơ ngập nước do mưa, lũ và xa tầm với tay của trẻ em.
Với các thiết bị điện thường xuyên tiếp xúc nguồn nước như máy giặt, bình nước nóng…, cần thực hiện nối đất.
Cần thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị điện trong gia đình. Việc làm này sẽ loại bỏ các nguy cơ gây mất an toàn, rò điện; kéo dài tuổi thọ thiết bị cũng như sử dụng điện hiệu quả, tiết kiệm hơn.
Nếu nhà bị mất điện, hãy tắt điện nguồn và tháo thiết bị điện ra khỏi nguồn khi nó đã được nạp đầy đủ năng lượng, không để chúng ở chế độ chờ khi không sử dụng.
Trời mưa to, gió lớn, nên nhanh chóng ngắt nguồn điện cung cấp cho các thiết bị sử dụng điện lắp đặt ngoài trời (các bảng hiệu, bảng quảng cáo,…).
Xảy ra bão, lũ, nên ngắt toàn bộ nguồn điện trong nhà (ngắt cầu dao tổng).
Đừng bao giờ kết nối trực tiếp máy phát điện vào hệ thống dây điện trong nhà của bạn trừ khi đã lắp công tắc chuyển.
Không sử dùng điện thoại bàn trong mùa mưa bão bởi vì có thể bị điện giựt.
Nếu dự báo thời tiết cho biết sẽ có nước lũ, cần chuyển các thiết bị điện đến vị trí cao hơn, tránh ngập nước.
Nếu bạn đang ở trong ô tô, hãy tránh xa những đường dây điện, cây cối và nguồn nước.

Việc cần làm sau khi cơn bão đã qua

Để tránh bị điện giật sau cơn bão, hãy ghi nhớ những điều như sau: Không sử dụng thiết bị điện và thiết bị điện tử, bao gồm cả ổ cắm, một khi đã bị ngập trong nước.
Nhờ thợ điện có trình độ chuyên môn kiểm tra bất kỳ thiết bị điện và điện tử bị hư hỏng do nước nào.


Tránh xa đường dây điện bị rơi. Nếu bạn gặp phải đường dây điện bị đứt, hãy ở cách xa ít nhất 10 mét. Không được chạm vào đường dây hoặc bất cứ thứ gì có thể tiếp xúc với đường dây. Hãy báo cho người khác biết để họ có thể tránh xa nơi nguy hiểm như thế. Sau đó, báo cho cơ quan chịu trách nhiệm về điện gần nhất để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.
Nếu nhà bạn bị mất điện hoặc các thiết bị điện bị hỏng nặng, hãy gọi ngay cho thợ sửa điện hoặc liên lạc với trung tâm cung cấp điện gần nhất để biết được khi nào sẽ có lại điện để sử dụng.

Số điện thoại liên hệ khi xảy ra sự cố điện

Trong trường hợp phát hiện sự cố điện trong nhà, hoặc ngoài đường: Không nên tự sửa chữa vì có thể gây ra tai nạn về điện. Hãy lập tức liên hệ tổng đài chăm sóc khách hàng ngành Điện 24/7 để được hỗ trợ xử lý kịp thời:

Đặt thợ điện

Đặt thợ điện như thế nào?

Đặt trực tiếp từ mẫu tìm thợ điện tại trang web này

•  Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
•  Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
•  Bước 3: Nhập vào số điện thoại để thợ điện có thể liên hệ với bạn.
•  Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi thợ điện, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho thợ điện biết khi họ gọi điện cho bạn.
•  Bước 5: Nhập vào Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết...
•  Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm thợ điện gần bạn...

Tải ứng dụng Rada để đặt thợ điện

•  Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
•  Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
•  Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
•  Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết... bạn cần yêu cầu thợ điện, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
•  Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm thợ điện

Lợi ích khi đặt thợ điện từ hệ thống Rada

•  Mạng lưới thợ điện liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào thợ điện cũng có thể đáp ứng
•  Ngay sau khi kết nối thành công, thợ điện sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
•  Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được thợ điện cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
•  Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
•  Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với thợ điện
•  Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,636 nhà cung cấp dịch vụ, 139,302 người sử dụng và 238,119 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt thợ điện từ mạng lưới dịch vụ của mình.


Thông tin mới cập nhật

Chat với RadaGPT
Hỏi đáp với Rada ×