Quét mã QR tải app đặt thợ điện
 

 

 

 

 

22 thói quen tốt đảm bảo an toàn điện trong nhà xưởng

An toàn là một cái giá rất đắt học được từ một tai nạn. Tiền viện phí, thuốc men và chi phí phục hồi sức khỏe v.v… là một gánh nặng đối với cá nhân người lao động hay một công ty. Tai nạn có thể được giảm thiểu nhờ tuân theo qui định an toàn trong nhà xưởng, công trình. Sau đây xin nêu một số thói quen tốt để đảm bảo an toàn điện,hạn chế những tai nạn đáng tiếc xảy ra:

1. Đeo kính bảo hộ: Gọng kính nhựa bảo vệ mắt khỏi những va chạm từ phía trước và bên hông. Có nhiều loại kính còn bảo vệ chống lại hơi và hóa chất lỏng.

2. Nghỉ ngơi điều độ để không bị mệt mỏi. Không hút thuốc, uống rượu khi đang thao tác trên máy.

3. Không đùa giỡn.

4. Không làm việc với máy móc nguy hiểm khi đang mệt, tức giận hoặc lo lắng.

5. Luôn luôn tự giác.

6. Làm việc trong khu vực thoáng và có đầy đủ ánh sáng.

7. Luôn cẩn thận khi làm việc với máy móc. Đừng bỏ qua những qui trình của hệ thống máy vì những nguy hiểm do vi phạm qui trình thao tác làm tốn nhiều thời giờ và tiền bạc hơn những gì nó mang lại.

8. Ngắt điện trước khi sửa máy.

9. Hãy biết những hạn chế của bản thân như: tuổi tác, cân nặng, sức khỏe và chiều cao. Những yếu tố này có ảnh hưởng nhất định đối với công việc của bạn.

10. Hãy học biết những qui tắc cấp cứu và có một bộ cấp cứu sẵn sàng.

Nếu vết thương có vẻ nặng đừng di chuyển nạn nhân mà hãy gọi bác sĩ và tuân theo hướng dẫn của họ.

11. Đeo găng tay cao su và tạp dề cao su khi làm việc với chất điện giải.

12. Phải biết những nơi cần gọi giúp đỡ. Hãy có số điện thoại khẩn cấp của bác sĩ, xe cấp cứu, bệnh viện, chữa cháy gần nơi máy điện thoại.

13. Không sử dụng nước dập một đám cháy điện. Phải có bình dập lửa hóa chất loại C ở gần nơi có nguy cơ cháy. Cháy chất lỏng và cháy thiết bị điện đòi hỏi bình dập lửa hóa chất có áp lực dung tích 10 kg.

Xưởng thợ cần tối thiểu một bình dập lửa hóa chất khô ABC. Những bình này có thể dập các đám cháy loại A (gỗ, giấy), loại B (chất lỏng cháy) và loại C (cháy thiết bị điện).

14. Phải bảo đảm dây điện được cách điện tốt, sạch sẽ không có bụi, lá hay dầu trên những phần tử điện.

15. Hãy đọc và hiểu được những nhãn dán trên thiết bị. Thay thế những nhãn bị hỏng. Chú ý đến những ký hiệu an toàn trên nhãn và trong tài liệu hướng dẫn.

Chú ý đến bảng cảnh báo: Nguy hiểm, Coi chừng, Chú ý ở nơi nguy hiểm tiềm tàng.

NGUY HIỂM có nghĩa là có nguy cơ cao nhất.

COI CHỪNG (WARNING) là có nguy cơ ở mức độ thấp hơn.

CHÚ Ý (CAUTION) là cần lưu ý tới những hướng dẫn an toàn cần phải tuân theo để tránh thiệt hại.

Những bảng báo về an toàn thường sử dụng màu sắc để truyền đạt thông tin. Màu đỏ và màu trắng được sử dụng để ghi bảng nguy hiểm, màu đen và màu vàng thường dùng để ghi bảng báo coi chừng hay chú ý.

Hãy chú ý tới ký hiệu báo nguy cơ về an toàn. Hình báo phải làm nổi bật được ý nghĩa về nguy cơ và những hậu quả nếu không theo đúng chỉ dẫn.

Cần biết những ký hiệu thông báo phổ biến. Màu sắc thường dùng để nói lên tình trạng vận hành.

16. Đừng bao giờ làm việc một mình. Cần phải có người biết bạn đang làm việc trong xưởng và để ý tới bạn để giúp đỡ nếu xảy ra sự cố.

17. Đừng đeo đồ trang sức hay những vật bằng kim loại khác khi đang làm việc với máy móc thiết bị.

18. Phải đảm bảo quần áo, tay chân và nền nhà khô ráo sạch sẽ.

19. Hãy dùng dụng cụ có cách điện nếu có thể được.

Hãy chọn dụng cụ thích hợp với công việc và sử dụng nó đúng cách.Bảo quản tốt dụng cụ khi không sử dụng.

Hãy bảo vệ mắt khi cắt dây điện bằng kềm. Những mảnh kim loại có thể bay vào mắt khi đứt, nên đeo kính bảo vệ.Sử dụng dụng cụ cắt phù hợp với kích cỡ của dây điện cần cắt.

20. Đựng nước bình ắc quy trong dụng cụ không kim loại, dùng phễu nhựa để rót nước bình. Không chứa chất điện giải ở nơi nóng và có ánh nắng.

21. Tồn trữ, sữ dụng và loại bỏ các vật liệu nguy hiểm đúng cách. Đừng đổ a xít xuống cống hay đổ vào dòng sông, suối, ao hồ vì chất lỏng này làm hại môi trường và sinh thái. Những bình ắc quy hư hỏng cần được tái chế để hạn chế rác thải.

22. Hãy nhớ rằng bạn và người đồng sự của mình góp phần vào sự an toàn của nhau. Bạn có muốn làm việc với người có những hành vi không an toàn không ?

Khi xảy ra tình huống liên quan tới vấn đề an toàn hãy là người quyết định, đừng hùa theo người khác. An toàn là việc của tất cả mọi người.

Đặt thợ điện

Đặt thợ điện như thế nào?

Đặt trực tiếp từ mẫu tìm thợ điện tại trang web này

•  Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
•  Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
•  Bước 3: Nhập vào số điện thoại để thợ điện có thể liên hệ với bạn.
•  Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi thợ điện, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho thợ điện biết khi họ gọi điện cho bạn.
•  Bước 5: Nhập vào Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết...
•  Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm thợ điện gần bạn...

Tải ứng dụng Rada để đặt thợ điện

•  Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
•  Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
•  Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
•  Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết... bạn cần yêu cầu thợ điện, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
•  Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm thợ điện

Lợi ích khi đặt thợ điện từ hệ thống Rada

•  Mạng lưới thợ điện liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào thợ điện cũng có thể đáp ứng
•  Ngay sau khi kết nối thành công, thợ điện sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
•  Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được thợ điện cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
•  Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
•  Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với thợ điện
•  Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,617 nhà cung cấp dịch vụ, 139,164 người sử dụng và 236,777 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt thợ điện từ mạng lưới dịch vụ của mình.


Chat với RadaGPT
Hỏi đáp với Rada ×