Quét mã QR tải app đặt dịch vụ
 

 

 

 

 

18 lưu ý phòng tránh nguy cơ lây nhiễm virus Corona khi đi làm, đi học trở lại

Trước tình hình dịch bệnh phổi Vũ Hán lây lan nhanh một cách chóng mặt và nguy hiểm như hiện nay, bác sĩ “nghìn like” Trần Quốc Khánh đã kể mặt chỉ tên những hành động nên và không nên làm để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm.

Tính đến ngày 30/1, trên toàn thế giới đã ghi nhận 170 trường hợp tử vong vì virus corona ở Trung Quốc cùng số ca mắc bệnh tăng vọt. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa triệu tập cuộc họp của Ủy ban Khẩn cấp để xem xét đưa ra báo động toàn cầu về dịch bệnh này.

Trước tình hình bệnh lây lan nhanh và nguy hiểm như hiện nay, bác sĩ Trần Quốc Khánh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đưa ra những lưu ý cần thiết để người dân lưu tâm trong ngày đầu đi học, đi làm sau kì nghỉ Tết.

1. Rửa tay thường xuyên

Với giải pháp đầu tiên giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm virus corona, bác sĩ Khánh đưa lời khuyên mọi người cần rửa tay thường xuyên bằng các loại xà phòng sát khuẩn hoặc dung dịch rửa tay. Hằng ngày, hầu hết những hoạt động của chúng ta đều sử dụng tay như thanh toán thẻ, lái xe, mở cửa… và theo bác sĩ Khánh, những hoạt động này đều ẩn chứa nguy cơ lây nhiễm gián tiếp.

2. Hạn chế sờ tay lên mặt

Bác sĩ Khánh khuyên mọi người nên tuyệt đối không đưa tay lên mặt, gãi mũi, gãi tai… Theo nghiên cứu, cứ 1 tiếng chúng ta thường đưa tay lên mặt khoảng 10 lần; vì thế trong 24 tiếng, tựu chung lại tay sẽ tiếp xúc mặt khoảng 240 lần, chưa kể không kiểm soát được số lần sờ tay lên mặt lúc ngủ. Để hạn chế lây nhiễm, tốt hơn hết, mọi người nên rửa tay sát khuẩn trước và sau khi hoạt động tay.

3. Mở cửa bằng khuỷu tay/vai

Khi đến các nơi công cộng hoặc nhà vệ sinh, với những cánh cửa mở bằng tay nắm, chúng ta nên mang sẵn giấy ăn/giấy vệ sinh để bọc tạm vào tay nắm cửa khi mở/đóng cửa. Sau khi dùng xong, bác sĩ Khánh khuyên mọi người nên vứt giấy vào thùng rác có nắp đậy. Trong trường hợp không mang theo giấy trong người, sau khi vặn tay nắm cửa, chúng ta cần rửa tay sát khuẩn.

Với cửa không có tay nắm hoặc có thể đẩy được, để hạn chế nguy cơ lây nhiễm, chúng ta nên mở/đóng cửa bằng khuỷu tay hoặc vai.

4. Súc họng bằng các dung dịch chuyên dụng hoặc pha nước mặt

Bác sĩ Khánh lưu ý 3 khoảng thời gian cần súc họng: sau khi đi đến những chỗ đông người (đi chùa, thang máy…), trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy. Đặc biệt, bố mẹ nên nhắc con trẻ thường xuyên súc họng.

5. Lưu ý ho khạc, hắt hơi khi đi trên đường

Ho khạc nhổ trên đường vô cùng mất vệ sinh và gây ảnh hưởng tới những người đi sau. Vì vậy, bác sĩ Khánh khuyên nên ho khạc vào bồn cầu hoặc luôn luôn mang theo một túi giấy khô/giấy ướt bên người. Cẩn thận hơn nữa, sau khi ho, chúng ta cần rửa tay sát khuẩn luôn.

6. Sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài

Mỗi người nên đeo khẩu trang ra ngoài trong thời điểm dịch bệnh đang hoành hành, theo bác sĩ Khánh, tốt nhất là đeo 3 lớp và không sử dụng lại sau khi đã dùng 1 lần. Lưu ý, cố gắng để khẩu trang ôm sát phần cằm và sống mũi. Khi muốn tháo khẩu trang, nên cầm vào dây đeo khẩu trang, tránh sờ vào mặt ngoài khẩu trang khi tay chưa sát khuẩn.

8. Hạn chế đến nơi đông người

Người già, trẻ nhỏ – những đối tượng dễ lây nhiễm bệnh – nên hạn chế đến những nơi đông người như nhà vệ sinh công cộng, trung tâm mua sắm, chùa chiền, bến ga bến tàu, vườn thú… Bác sĩ Khánh cũng nhắc nhở mọi người nên hạn chế tiếp xúc với động vật trong khoảng thời gian dịch bệnh đang phát tán. Ở những nơi như trên khoang tàu, máy bay, chúng ta nên giữ khoảng cách ít nhất 0.5-1m với người khác, mặc quần áo kín, đeo khẩu trang và hạn chế giao tiếp.

9. Tránh gắp thức ăn cho nhau

10. Tránh dùng chung khăn tắm/các vật dụng cá nhân

11. Sát khuẩn bề mặt các vật dụng hằng ngày (giày dép, điện thoại, máy tính, thẻ ATM…)

Đặc biệt, các nhân viên lễ tân đón tiếp ở sảnh khách sạn/ngân hàng/bệnh viện nên mang theo một lọ dung dịch rửa tay sau khi tiếp xúc với tiền/thẻ thanh toán để giảm thiểu rủi ro lây nhiễm.

12. Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, họng, mũi và bàn tay, chân. Khi ngủ nên để nhiệt độ trên 25 độ C, tốt nhất là 27 độ C.

13. Nấu chín kĩ các loại thức ăn. Tuyệt đối không mua, tiêu thụ và giết mổ bất cứ động vật sống nào trong thời điểm này.

14. Tiêm phòng cúm định kì, 1 lần/năm.

15. Khi nhận thấy bản thân có các triệu chứng ho, sốt

  • Bước đầu nên gọi đến đường dây nóng của Bộ Y tế
  • tiếp theo nên tự cách ly mình với những người khác và
  • trong trường hợp khẩn cấp cần đến bệnh viện,
  • nên tránh di chuyển bằng các phương tiện công cộng để giảm rủi ro lây chéo cho mọi người.

16. Nên điều trị tốt các bệnh lý mãn tính như tiểu đường, viêm họng, viêm phổi, nhiễm trùng sau phẫu thuật

Những người có sức khỏe yếu, sức đề kháng kém không nên ra đường nhiều vào thời gian này.

17. Thường xuyên mở cửa thông thoáng nếu thời tiết có nắng ấm, dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh tay nắm cửa, bàn ăn, bàn học…

18. Bổ sung vitamin C, trái cây để tăng cường sức đề kháng, uống nhiều nước. Tập thể dục hằng ngày, ngủ đủ giấc tinh thần thoải mái.

Nguồn: BS Trần Quốc Khánh

Đặt dịch vụ như thế nào?

Đặt trực tiếp từ mẫu tìm dịch vụ tại trang web này

•  Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
•  Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
•  Bước 3: Nhập vào số điện thoại để dịch vụ có thể liên hệ với bạn.
•  Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi dịch vụ, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho dịch vụ biết khi họ gọi điện cho bạn.
•  Bước 5: Nhập vào Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết để gửi đến dịch vụ...
•  Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm dịch vụ gần bạn...

Tải ứng dụng Rada để đặt dịch vụ

•  Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
•  Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
•  Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
•  Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết để gửi đến dịch vụ... bạn cần yêu cầu dịch vụ, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
•  Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm dịch vụ

Lợi ích khi đặt dịch vụ từ hệ thống Rada

•  Mạng lưới dịch vụ liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào dịch vụ cũng có thể đáp ứng
•  Ngay sau khi kết nối thành công, dịch vụ sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
•  Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được dịch vụ cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
•  Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
•  Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với dịch vụ
•  Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,620 nhà cung cấp dịch vụ, 139,166 người sử dụng và 236,804 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt dịch vụ từ mạng lưới dịch vụ của mình.


Chat với RadaGPT
Hỏi đáp với Rada ×