Quét mã QR tải app đặt thợ sửa máy lạnh
 

 

 

 

 

Lỗi máy lạnh thường gặp trong gia đình và cách xử lý

Cục lạnh máy lạnh

Lỗi máy lạnh – Bài viết này tổng hợp những lỗi máy lạnh thường gặp nhằm hướng dẫn ban đầu cho kỹ thuật viên và thợ sửa chữa có thể nhanh chóng xác định nguyên nhân khi sửa chữa tuy nhiên nó cũng là nguồn tham khảo tốt đối với người sử dụng để có thể hiểu thêm về cấu tạo và nguyên lý hoạt động mỗi khi cần thợ sửa máy lạnh trong việc xử lý các sự cố mà bạn gặp phải.

Bài viết này cũng nhằm mục đích hướng dẫn người sử dụng của Rada về cấu tạo và các bộ phận của máy lạnh để tránh việc không rõ ràng khi trao đổi với thợ về các hỏng hóc và link kiện cần thay thế liên quan trong quá trình sửa chữa thực tế.

 Xử lý lỗi máy lạnh thường gặp - Các thành phần trong cục nóng máy lạnh
Các thành phần chính trong cục nóng máy lạnh

(block) máy nén không hoạt động

Hiện tượng: Khi máy nén hoạt động, bạn có thể nghe thấy tiếng ì ì từ cục nóng (cục ngoài – outdoor unit) máy lạnh, nó có tác dụng nén dung môi làm lạnh (gas lạnh) tuần hoàn từ cục nóng sang cục lạnh qua ống dẫn gas. Khi máy nén ngừng hoạt động thì bạn sẽ không nghe thấy tiếng động này và máy lạnh của bạn chỉ chạy gió mà không mát.

Hiện tượng & Nguyên nhân:

  • Cháy hoặc chập cuộn dây động cơ máy nén (trường hợp chập có thể làm nhẩy aptomat)
  • Nhẩy cảm biến nhiệt bảo vệ máy nén: Có thể do tụ đề khởi động máy én đã lâu ngày bị lưu hóa nên không đảm bảo dòng đề làm máy nén om gây quá nhiệt; Có thể do quạt dàn nóng bị hư hoặc yếu; Có thể do motor máy nén kẹt không quay được gây quá nhiệt.
  • Mất nguồn cấp cho máy nén: Có thể do mạch điều khiển không đóng cấp tín hiệu đóng nguồn hoặc do hở mạch nguồn đến máy nén

Cách thức xử lý:

Tùy từng nguyên nhân dẫn đến việc ngừng hoạt động của máy nén mà có cách xử lý khác nhau như sau:

  • Đơn giản như hở nguồn cấp (có thể do chuột cắn dây) thì thợ sẽ đấu lại.
  • Cảm biến nhiệt đã già, cũ thì chúng ta có thể thay cảm biến này.
  • Tụ đã cũ, suy hao chỉ số (đo bằng kìm ampe, hoặc mắt thường cảm quan ta thấy phồng) thì ta tiến hành thay tụ điện tương ứng.
  • Quạt giàn nóng yếu (xem xét motor hoặc tụ đề quạt), chúng ta có thể kiểm tra để thay thế.
  • Mạch điều khiển không cấp tín hiệu đóng ngắt mạch máy nén thì chúng ta sẽ phải sửa và thay thế linh kiện trên mạch điều khiển.
  • Kẹt motor, chập hoặc vỡ nứt máy nén. Trường hợp này chúng ta phải thay máy nén mới.

Thiếu gas hoặc hết gas máy lạnh

Gas máy lạnh tuần hoàn khép kín từ giàn nóng đến giàn lạnh và dung môi khó bị phân hủy, nếu quá trình lắp đặt máy ban đầu đúng chuẩn & tốt thì sẽ không có hiện tượng hở hoặc suy hao trong sử dụng.

Tuy nhiên việc lắp đặt máy cũng rất khó có thể đánh giá được liệu có đảm bảo tuyệt đối kín hay không và nếu có rò rỉ thì hiện tượng suy hao này cũng diễn ra trong một thời gian rất dài (vài tháng cho đến vài năm) thì mới dẫn đến hiện tượng thiếu gas.

 Xử lý lỗi máy lạnh thường gặp- Loe ống đồng không đảm bảo kỹ thuật dẫn đến hở gas
Loe ống đồng không đảm bảo kỹ thuật dẫn đến hở gas

Gas hở hoặc suy hao chủ yếu phát sinh từ các khớp nối trên đường ống, các cổ van hoặc giắc co đường ống.

Hiện tượng & Nguyên nhân:

  • Trên một số máy lạnh đời mới, khi có hiện tượng thiếu gas máy sẽ thông báo mã lỗi lên màn hình hoặc tự động ngắt máy sau 5-10 phút để bạn nhận biết.
  • Máy nén hoạt động yếu (xem các vấn đề của máy nén ở trên), dòng máy nén yếu (đo bằng kìm ampe) & áp suất gas trong ống dẫn thấp hơn quy định (65-75psi)
  • Tuyết bám trên ống dẫn gas hoặc tại các đầu van của dàn nóng máy lạnh
  • Máy chạy liên tục nhưng không có hơi lạnh

Cách thức xử lý:

Dĩ nhiên trong trường hợp này chúng ta cần thực hiện 3 việc như sau:

  • Đo áp suất gas trong máy nén và đường ống dẫn
  • Dò tìm nơi hở để siết, hàn hoặc thay thế các khớp nối (để dò thì chúng ta cần bơm thêm gas vào máy, gas bơm thêm vào sẽ được tính tiền như gas nạp bổ sung)
  • Nạp bổ sung gas đến mức áp suất quy định còn thiếu sau khi đã làm kín đường ống.

Máy lạnh quá lạnh

Có nghĩa là máy chạy không tự ngắt khi đã đủ nhiệt độ bạn thiết lập trên điều khiển (lưu ý: nhiệt độ trong phòng cơ thể cảm thấy dễ chịu ở mức 24ºC – 28ºC, thấp hơn bạn sẽ thấy lạnh). Tùy theo công suất máy lạnh và diện tích phòng mà thời gian làm mát phòng đến mực thiết lập có thể nhanh hoặc chậm khác nhau.

Nguyên nhân:

  • Do bạn đặt mức nhiệt quá thấp dưới 24ºC
  • Hỏng cảm biến nhiệt độ giàn lạnh (indoor unit)

Cách thức xử lý:

  • Nếu thiết lập nhiệt độ trên điều khiển dưới 24ºC thì nhớ tăng lên bạn nhé, cơ thể chúng ta chỉ thấy thoải mái ở mức 24ºC -28ºC thôi, để thấp hơn vừa tốn điện, vừa dễ ốm.
  • Thay cảm biến nhiệt độ giàn lạnh (chắc chắn là thợ rồi)

Máy nén chạy ồn

Bạn sẽ nhận thấy khi cục nóng ngoài trời kêu lục cục, rè rè hoặc rung lớn mỗi khi máy nén chạy.

Nguyên nhân:

  • Các ống dẫn gas trong cục nóng cọ vào nhau hoặc vào vỏ máy
  • Đinh vít, bulong cố định máy hoặc các ốc siết vỏ máy bị lỏng
  • Có chi tiết trong máy nén gas bị hư
  • Dư gas (gas nạp vào quá lượng cho phép)

Cách thức xử lý:

  • Nắn thẳng hay cố định ống sao cho không tiếp xúc với ống hoặc các chi tiết kim loại khác. Kiểm tra xem mặt đế đặt máy nén có bị xiên, lũng hay bị cong làm cho máy nén bị xiên và đụng với thành của võ giàn nóng và gây nên kêu. Kiểm tra xem các bulông phía dưới đáy máy nén xem có lỏng hay không. Nếu lỏng thì siết lại.
  • Tháo các tấm vận chuyển nhằm để cho hệ máy đỡ va chạm và gây kêu.
  • Vặn chặt các bulông, ốc vít. Kiểm tra xem máy nén có đúng với tình trạng như ban đầu hay không.
  • Thay máy nén bằng cách đi mua máy nén đúng mã số, thương hiệu, đúng công suất và thay thế hoặc nhờ tới chuyên viên thay thế.
  • Rút bớt lượng gas đã sạc bằng cách xả ga ra bằng khóa lục giác. Vị trí xả ra ngay tại đầu côn phía cuối của giàn nóng.

Áp suất hút thấp

Nguyên nhân:

  • Bầu cảm biến của van tiết lưu bị xì.
  • Van tiết lưu hay ống mao dẫn bị nghẹt hoàn toàn.
  • Van tiết lưu bị nghẹt.
  • Không đủ không khí đi qua dàn lạnh.
  • Dàn lạnh bị dơ.
  • Lọc gió bị dơ.
  • Đường ống gas lỏng bị cản trở hoặc nghẹt.
  • Thiếu gas.

Cách xử lý:

  • Thử xì.
  • Thay thế chi tiết cản trở.
  • Kiểm tra quạt.
  • Thay van hoặc ống mao.

Áp suất hút cao.

Nguyên nhân:

  • Tải quá nặng.
  • Vị trí lắp cảm biến không đúng.
  • Máy nén hoạt động không hiệu quả.
  • Dư gas.

Cách xử lý:

  • Kiểm tra tải.
  • Đổi vị trí lắp cảm biến.
  • Kiểm tra hiệu suất máy nén.
  • Rút bớt lượng gas đã nạp vào máy.

Máy lạnh chạy liên tục nhưng không lạnh

Nguyên nhân:

  • Thiếu gas.
  • Đường ống gas lỏng bị cản trở hoặc nghẹt.
  • Tải quá nặng.
  • Máy nén hoạt động không hiệu quả.
  • Không khí giải nhiệt không tuần hoàn.
  • Có không khí hay khí không ngưng trong.
  • Dàn ngưng tụ bị dơ hay bị nghẹt một phần.
  • Không đủ không khí đi qua dàn lạnh.
  • Dàn lạnh bị dơ.
  • Lọc gió bị dơ.

Cách xử lý:

  • Kiểm tra tải.
  • Kiểm tra hiệu suất máy nén.
  • Tháo dỡ các vật cản dòng không khí giải nhiệt.
  • Rút gas hút chân không và sạc gas mới.
  • Bảo trì dàn nóng.
  • Kiểm tra quạt.
  • Làm sạch.
  • Thay thế chi tiết cản trở.
  • Thử xì, đo Gas, xạc Gas, kiểm tra phần hút, xả…

Áp suất nén cao

Nguyên nhân:

  • Thiếu không khí hoặc nước giải nhiệt.
  • Nhiệt độ của không khí hoặc nước giải nhiệt cao.
  • Không khí giải nhiệt không tuần hoàn.
  • Có không khí hay khí không ngưng trong máy lạnh.
  • Dàn ngưng tụ bị dơ hay bị nghẹt một phần.
  • Dư gas.

Cách xử lý:

  • Kiểm tra và tăng quá trình giải nhiệt.
  • Cưa máy nén ra kiểm tra, sửa chữa, thay thế.
  • Tháo dỡ các vật cản dòng không khí giải nhiệt.
  • Rút gas hút chân không và sạc gas mới.
  • Bảo trì dàn nóng.
  • Rút bớt lượng gas đã sạc.

Áp suất nén thấp

Nguyên nhân:

  • Máy nén hoạt động không hiệu quả.
  • Thiếu gas.
  • Cách khắc phục:
  • Kiểm tra hiệu suất máy nén.
  • Thử xì.

Máy chạy và ngưng liên tục.

Nguyên nhân:

  • Bầu cảm biến của van tiết lưu bị xì.
  • Van tiết lưu hay ống mao bị nghẹt hoàn toàn.
  • Dàn ngưng tụ bị dơ hay bị nghẹt một phần.
  • Dư gas.
  • Đường ống gas lỏng bị cản trở hoặc nghẹt.
  • Thiếu gas.
  • Điện thế thấp.
  • Cuộn dây khởi động từ máy nén bị hư.

Cách xử lý:

  • Thay van.
  • Thay van hoặc ống mao.
  • Bảo trì dàn nóng.
  • Rút bớt lượng gas đã sạc.
  • Thay thế chi tiết cản trở.
  • Thử xì.
  • Kiểm tra điện thế.
  • Kiểm tra thông mạch của van tiết lưu điện từ và các tiếp điểm.

Máy nén chạy và dừng liên tục do quá tải.

Nguyên nhân:

  • Dàn ngưng tụ bị dơ hay bị nghẹt một phần.
  • Dư gas.
  • Thiếu gas.
  • Điện thế thấp.
  • Cuộn dây khởi động từ máy nén bị hư.

Cách xử lý:

  • Bảo trì dàn nóng.
  • Rút bớt lượng gas đã sạc.
  • Thử xì.
  • Kiểm tra điện thế.
  • Kiểm tra thông mạch của van tiết lưu điện từ và các tiếp điểm.

Lỗi máy lạnh: Quạt dàn lạnh không chạy.

Nguyên nhân:

  • Động cơ quạt bị ngắn mạch hay chạm vỏ.
  • Cuộn dây khởi động từ quạt bị hư.
  • Tụ điện bị hư hay ngắn mạch.
  • Ngắn mạch hay đứt dây.

Cách xử lý:

  • Kiểm tra độ cách điện bằng đồng hồ.
  • Kiểm tra thông mạch của van tiết lưu điện từ và các tiếp điểm.
  • Kiểm tra tụ điện bằng đồng hồ.
  • Kiểm tra mạch điện bằng đồng hồ.

Lỗi máy lạnh: Quạt dàn nóng không chạy.

Nguyên nhân:

  • Động cơ quạt bị ngắn mạch hay chạm vỏ.
  • Cuộn dây khởi động từ quạt bị hư.
  • Tụ điện bị hư hay ngắn mạch.
  • Bộ điều khiển nhiệt độ (thermostat) bị hư.
  • Ngắn mạch hay đứt dây.

Cách xử lý:

  • Kiểm tra độ cách điện bằng đồng hồ.
  • Kiểm tra thông mạch của van tiết lưu điện từ và các tiếp điểm.
  • Kiểm tra tụ điện bằng đồng hồ.
  • Kiểm tra thông mạch của bộ điều khiển nhiệt độ và dây dẫn.
  • Kiểm tra mạch điện bằng đồng hồ.

Máy nén và quạt dàn ngưng không chạy

Nguyên nhân:

  • Cuộn dây khởi động từ máy nén bị hư.
  • Bộ điều khiển nhiệt độ (thermostat) bị hư.
  • Ngắn mạch hay đứt dây.

Cách xử lý:

  • Kiểm tra thông mạch của van tiết lưu điện từ và các tiếp điểm.
  • Kiểm tra thông mạch của bộ điều khiển nhiệt độ và dây dẫn.
  • Kiểm tra mạch điện bằng đồng hồ.

Lỗi máy lạnh: Máy không chạy

Nguyên nhân:

  • Biến thế bị hư.
  • Thiết bị an toàn mở.
  • Ngắn mạch hay đứt dây.
  • Lỏng mối nối điện.
  • Đứt cầu chì hoặc nổ tụ chống sét nguồn (varistor).
  • Không có điện nguồn.

Cách xử lý:

  • Kiểm tra mạch điều khiển bằng đồng hồ.
  • Kiểm tra thông mạch của thiết bị bảo vệ.
  • Kiểm tra mạch điện bằng đồng hồ.
  • Kiểm tra mối nối điện – siết chặt lại.
  • Kiểm tra cỡ và loại cầu chì.
  • Kiểm tra điện thế.

Lỗi máy lạnh: Máy nén không chạy, quạt chạy

Nguyên nhân:

  • Máy nén bị kẹt.
  • Máy nén bị ngắn mạch hay chạm vỏ.
  • Cuộn dây khởi động từ máy nén bị hư.
  • Tụ điện bị hư hay ngắn mạch.
  • Bộ điều khiển nhiệt độ (thermostat) bị hư.
  • Ngắn mạch hay đứt dây.

Cách xử lý:

  • Kiểm tra độ cách điện bằng đồng hồ.
  • Kiểm tra thông mạch của van tiết lưu điện từ và các tiếp điểm.
  • Kiểm tra tụ điện bằng đồng hồ.
  • Kiểm tra thông mạch của bộ điều khiển nhiệt độ và dây dẫn.
  • Kiểm tra mạch điện bằng đồng hồ.

Điều khiển bấm không có tác dụng

Khi hướng điều khiển về mạch nhận tín hiệu trên dàn lạnh và bấm các nút điều khiển mà không nghe tín hiệu bíp hồi đáp.

  • Mạch điều khiển nhận tín hiệu trên dàn lạnh hư: Thay cảm biến hồng ngoại hoặc thay mạch điều khiển.
  • Điều khiển hư: Sử dụng điều khiển cùng loại khác để kiểm tra.
  • Pin yếu hoặc hết pin: Phải thay pin mới.

Lỗi máy lạnh: Dàn lạnh bị chảy nước

Vỏ/cửa gió dàn lạnh bị đọng sương, gió thổi ra ở dạng sương hoặc thổi ra giọt nước, dàn lạnh bị đóng tuyết.

  • Dàn lạnh bị đóng tuyết: Quạt dàn lạnh không quay hoặc quay chậm. Nên sửa quạt ngay nếu không có thể dẫn tới hư máy nén (block).
  • Nếu dàn lạnh thổi ra giọt nước: Dàn lạnh quá dơ. Trong một số trường hợp là do lỗi nhà sản xuất, các dàn lạnh này có một số khe hở quá lớn nên quạt hút luôn các giọt nước thổi ra ngoài.
  • Nếu dàn lạnh bị chảy nước nhiều: Ống nước xả bị nghẹt hoặc bị sút
  • Đa số các trường hợp này là do dàn lạnh bị dơ, cần phải vệ sinh.

Gió thổi ra khỏi dàn lạnh có mùi hôi

  • Có mùi hắc của gas: Dàn lạnh bị xì gas. Trường hợp này nên tắt máy và mở cửa phòng và quạt hút cho thông thoáng. Gas lạnh ở nồng độ cao sẽ gây choáng hoặc bất tỉnh nếu hít phải.
  • Có mùi hôi nhà vệ sinh: Do ống nước xả dàn lạnh nối trực tiếp với hệ thống ống nước xả nhà vệ sinh hoặc hố gas mà không có bẫy hơi, mùi hôi trong ống xả hoặc hố gas đi ngược vào dàn lạnh gây hôi.
  • Có mùi hôi nấm mốc: Do lâu ngày không sử dụng nên có nấm mốc trong dàn lạnh. Máy chạy khoảng một chút sẽ hết mùi hôi. Nên vệ sinh máy vì nấm mốc không tốt cho sức khỏe.

Lỗi máy lạnh: Máy kém lạnh

  • Máy không đủ công suất do lắp vào phòng quá lớn (máy 1HP chỉ có thể làm lạnh cho phòng sinh hoạt gia đình tối đa 45m3 ở nhiệt độ khoảng 24ºC-25oºC)
  • Dàn lạnh và dàn nóng bị dơ: Cần phải vệ sinh máy lạnh.
  • Bị thiếu gas: Quan sát 2 ống đồng nối vào dàn nóng, ống nhỏ bị bám tuyết, ống lớn không ướt nếu sờ vào không lạnh lắm. Gió thổi ra dàn nóng không nóng lắm.

Máy không lạnh hoặc lúc lạnh lúc không

  • Trường hợp máy lúc lạnh lúc không là do chỉnh điều khiển ở chế độ Dry hoặc sự cố ở dàn nóng hoặc bị thiếu gas.
  • Mạch điều khiển điều khiển trên dàn lạnh hư.
  • Máy nén (block) bị sự cố: Quạt dàn nóng quay nhưng máy nén không chạy (không nghe tiếng máy nén chạy)
  • Quạt dàn nóng bị sự cố: Theo dõi khoảnh 10-20 phút không thấy quạt dàn nóng quay hoặc quay chậm hơn bình thường. Khi quạt dàn nóng không quay hoặc quay chậm, máy nén (block) sẽ chạy và ngưng bất thường (lắng nghe tiếng máy nén chạy)
  • Xì hết gas: Kiểm tra rất dễ bằng cách quan sát 2 ống đồng nối vào dàn nóng, cả 2 ống nhỏ và lớn đều không ướt, sờ vào không lạnh (khi máy lạnh hoạt động tốt, cả 2 ống đều có nhiệt độ gần bằng nhau khoảng 57ºC, nhìn bằng mắt 2 ống đều bị ướt). Gió thổi ra dàn nóng không nóng.
  • Chỉnh chế độ hoạt động trên điều khiển không đúng: Kiểm tra trên điều khiển đã chỉnh đúng chế độ (mode) Cool hoặc Auto không, nếu không thì chỉnh lại. Các chế độ Dry, Fan, Heat đều không làm lạnh. Một số trường hợp bật chế độ Timer cũng có thể không lạnh.

Thaitq – Tổng hợp

Đặt thợ sửa máy lạnh

Đặt thợ sửa máy lạnh như thế nào?

Đặt trực tiếp từ mẫu tìm thợ sửa máy lạnh tại trang web này

•  Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
•  Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
•  Bước 3: Nhập vào số điện thoại để thợ sửa máy lạnh có thể liên hệ với bạn.
•  Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi thợ sửa máy lạnh, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho thợ sửa máy lạnh biết khi họ gọi điện cho bạn.
•  Bước 5: Nhập vào Loại máy lạnh, công suất (BTU hoặc HP), bệnh mà bạn gặp phải, nạp gas (nếu bạn biết loại gas thì rất tốt), yêu cầu bảo trì, lắp đặt...
•  Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm thợ sửa máy lạnh gần bạn...

Tải ứng dụng Rada để đặt thợ sửa máy lạnh

•  Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
•  Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
•  Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
•  Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Loại máy lạnh, công suất (BTU hoặc HP), bệnh mà bạn gặp phải, nạp gas (nếu bạn biết loại gas thì rất tốt), yêu cầu bảo trì, lắp đặt... bạn cần yêu cầu thợ sửa máy lạnh, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
•  Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm thợ sửa máy lạnh

Lợi ích khi đặt thợ sửa máy lạnh từ hệ thống Rada

•  Mạng lưới thợ sửa máy lạnh liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào thợ sửa máy lạnh cũng có thể đáp ứng
•  Ngay sau khi kết nối thành công, thợ sửa máy lạnh sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
•  Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được thợ sửa máy lạnh cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
•  Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
•  Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với thợ sửa máy lạnh
•  Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,636 nhà cung cấp dịch vụ, 139,299 người sử dụng và 238,070 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt thợ sửa máy lạnh từ mạng lưới dịch vụ của mình.


Tham khảo thêm: Giá dịch vụ thợ sửa máy lạnh

Thông tin mới cập nhật

Chat với RadaGPT
Hỏi đáp với Rada ×