Uống rượu bia bao lâu thì hết nồng độ cồn?
Từ 1/1/2020, tài xế có nồng độ cồn bị xử phạt vi phạm hành chính. Vậy sau khi uống rượu bia bao nhiêu thời gian, người uống mới thải hết nồng độ cồn?
Luật Phòng chống tác hại rượu bia quy định người điều khiển phương tiện kể cả điều khiển xe đạp, xe máy có nồng độ cồn sẽ bị xử phạt. Mức phạt quy định rõ tại nghị định 100/2019 thay thế nghị định 46/2016 có hiệu lực từ 1/1/2020.
Một tài xế vừa bị phạt 40 triệu và tước giấy phép lái xe gần 2 năm đặt câu hỏi: “Tôi uống từ trưa mà tới chiều vẫn còn nồng độ cồn. Vậy không biết tới bao giờ thì mới hết để không bị phạt?”
Có
ý kiến cho rằng, điều này phụ thuộc vào lượng rượu, bia uống vào. Tuy
nhiên thông thường sau khi uống từ 6 – 12h, nồng độ cồn vẫn có thể đo
được trong máu, sau 12 – 24h nồng độ cồn vẫn đo được trong khí thở. Sau
36h vẫn đo được trong nước tiểu…
Một vài ý kiến cho rằng, hiện
nay CSGT kiểm tra nồng độ cồn dựa trên phương pháp đo qua ống thở, do
vậy, 24h sau khi uống vẫn có thể bị phát hiện có nồng độ cồn và đương
nhiên nếu điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt.
Xung
quanh vấn đề này, trao đổi với VietNamNet, Phó chánh văn phòng UB An
toàn giao thông quốc gia Trần Hữu Minh cho rằng, để quy định cụ thể định
lượng rượu bia tương ứng với thời gian nồng độ cồn trở về bằng 0 sẽ rất
khó. Bởi, thời gian phụ thuộc vào cơ địa, khả năng đào thải của mỗi
người.
“Thực tế có người cơ địa đào thải tốt, chỉ 12h là không
còn nồng độ cồn, nhưng có người sau 24h vẫn còn. Do vậy đưa ra khuyến
cáo để người dân định lượng tham khảo chung, quan trọng nhất vẫn là cảm
nhận của cơ thể mỗi người.
Theo ông Minh, việc xử phạt nồng độ cồn cần hết sức thận trọng. Các cơ quan chức năng nên có hướng dẫn quy định theo dạng khuyến cáo định lượng như uống một cốc bia thời gian bao nhiêu sẽ hết nồng độ cồn để người dân định lượng. Như tại Mỹ họ quy định rõ sau khi uống rượu bia phải 36h sau tài xế chuyên nghiệp mới được lái xe.
Một chuyên gia giao thông cho rằng, UB An toàn giao thông quốc gia cần yêu cầu Bộ Y tế (phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới) và Bộ GTVT cung cấp chỉ số định lượng rượu bia đối với nam và nữ thông thường trong thời gian bao lâu sẽ hết nồng độ cồn để người dân biết để thực hiện.
Nguyên Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô VN Nguyễn Văn Thanh cho rằng, việc đưa ra định lượng tương ứng với thời gian nồng độ cồn trở lại bằng 0 là cần thiết nhưng không thể áp dụng chính xác hoàn toàn với tất cả mọi người.
Quan trọng nhất vẫn là người uống rượu bia phải biết được thời điểm mình tỉnh táo hoàn toàn và có thể điều khiển phương tiện đảm bảo an toàn.
“Đây không phải là vấn đề quá khó khăn vì trước khi áp dụng với người điều khiển xe đạp, xe máy có nồng độ cồn bị xử phạt thì Luật Giao thông đường bộ đã áp dụng xử phạt với người có nồng độ cồn điều khiển ô tô”, ông Thanh nói.
Ăn trái cây cũng có thể “dính” nồng độ cồn
Ngoài băn khoăn về thời gian để nồng độ cồn trở lại bằng 0 sau khi sử dụng rượu bia, một vài ý kiến lo ngại ăn trái cây (sầu riêng, vải, chôm chôm…) lên men cũng có nồng độ cồn. Nếu đúng theo quy định thì người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt.
Vị Phó chánh văn phòng UB An toàn giao thông quốc gia cho hay, đúng là có một số loại hoa quả và một số loại nước súc miệng khi sử dụng có lên men và có nồng độ cồn nhất định, tuy nhiên mức độ rất thấp.
“Ăn trái cây, dùng nước súc miệng có lên men không ảnh hưởng nhiều đến an toàn lái xe, nếu theo quy định cứ có nồng độ cồn sẽ phạt liệu có hà khắc quá không? Việc này phải rà soát đánh giá thận trọng”, ông Minh nhìn nhận.
Vị này cũng cho rằng, mục tiêu chính là xử phạt hành vi vi phạm nồng độ cồn để làm sao chấm dứt tình trạng uống rượu bia vẫn lái xe, nhưng trong quá trình thực hiện phát sinh vấn đề gì cũng cần sơ kết, đánh giá, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
Đặt dịch vụ như thế nào?
Đặt trực tiếp từ mẫu tìm dịch vụ tại trang web này
• Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
• Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
• Bước 3: Nhập vào số điện thoại để dịch vụ có thể liên hệ với bạn.
• Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi dịch vụ, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho dịch vụ biết khi họ gọi điện cho bạn.
• Bước 5: Nhập vào Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết để gửi đến dịch vụ...
• Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm dịch vụ gần bạn...
Tải ứng dụng Rada để đặt dịch vụ
• Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
• Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
• Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
• Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết để gửi đến dịch vụ... bạn cần yêu cầu dịch vụ, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
• Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm dịch vụ
Lợi ích khi đặt dịch vụ từ hệ thống Rada
• Mạng lưới dịch vụ liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào dịch vụ cũng có thể đáp ứng
• Ngay sau khi kết nối thành công, dịch vụ sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
• Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được dịch vụ cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
• Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
• Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với dịch vụ
• Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,620 nhà cung cấp dịch vụ, 139,166 người sử dụng và 236,804 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt dịch vụ từ mạng lưới dịch vụ của mình.