Tham khảo toàn diện lựa chọn và sử dụng máy rửa bát đúng cách, hiệu quả tại gia đình
Lựa chọn máy rửa bát phù hợp
Để lựa chọn một chiếc máy rửa bát bạn cần lưu ý 3 tiêu chí cơ bản như sau:
a) Số lượng người sử dụng và nhu cầu thực tế
+ Ít người (2-3 người hoặc vợ chồng son), chỉ cần rửa được bát đũa là tốt lắm rồi (hoặc thêm một nồi be bé): Máy 6 bộ.
+ Ít người (3-4 người), muốn rửa được bát đũa thêm 2 nồi và 1 chảo): Máy 8 bộ là ok
+ ít người, nhưng cần rửa cả bát đũa, nồi niêu (một cách thoải mái): Máy 12 bộ
+ Gia đình có nhiều thành viên (tầm 5-6 người trở lên, ăn uống bày biện nhiều): Máy 12 bộ
b) Kinh phí
+ Từ 5.000.000 đến 6.000.000 đồng: Máy 6 bộ (Nhật bãi, hoặc máy thanh lý, trưng bày…)
+ Từ 6.000.000 đến 7.000.000 đ: máy 6 bộ kiểu Châu Âu.
+ Từ 8.000.000 đến 10.000.000: Máy 8 bộ.
+ Từ 11.000.000 đến 12.000.000 (hoặc cao hơn): Máy 12 bộ trở lên (tầm này rất đa dạng, nhiều lựa chọn)
c) Thiết kế phòng bếp và vị trí đặt máy
+ Bếp nhỏ, chật, ko để vừa máy to: Đương nhiên chỉ còn cách chọn máy nhỏ 6 bộ hoặc 8 bộ thôi
+ Bếp cũ, thiết kế ban đầu chưa tính đến dùng máy rửa bát: Có thể chọn máy 6 bộ, 8 bộ để trên bàn bếp hoặc đầu tư sửa lại bàn bếp để lắp máy to, cái này tùy thuộc nhu cầu.
+ Bếp rộng rãi, đủ chỗ cho máy to: Như vậy thì quá đẹp rồi, cứ máy to cho tiện.
Lưu ý khi sử dụng máy rửa bát
Sử dụng chất tẩy rửa phù hợp
+ Với máy Nhật: (Không có khả năng xử lý nước cứng như máy châu Âu) Với máy này có thể dùng theo 2 cách:
Kinh tế nhất là dùng bột rửa, rẻ và tiện, tùy theo độ cứng của nguồn nước mà định kỳ nên dùng dung dịch vệ sinh, tẩy cặn (Có những khu vực dùng vài năm cũng ko sao nhưng có những khu nước cứng, rửa vài tháng đã bị cặn trắng xóa rồi).
Cách thứ 2 là dùng viên rửa: Giá cao hơn bột khá nhiều, nếu dùng loại viên to của châu Âu thì cần chia nhỏ ra. Mục đích dùng loại này ko phải để làm mềm nước từ đầu nguồn như máy châu Âu nhé, viên này ngoài thành phần tẩy rửa nó còn có một lượng nhỏ thành phần tẩy cặn (giống như trong dung dịch vệ sinh chuyên dụng), nghĩa là nó giúp xử lý phần đã tích tụ của cặn kim loại sau khi rửa bằng nước nóng (chứ ko xử lý nước mềm như cơ chế của máy Âu) do đó nó khó có thể tẩy cặn ở mọi ngõ ngách triệt để như việc xử lý nước từ đầu. Có thể chế thêm lọc thô cấp nước cho máy.
+ Với máy châu Âu: Cần sử dụng kết hợp 3 thành phần là bột rửa/viên rửa với muối làm mềm nước + nước trợ xả. Trường hợp sử dụng viên all in one sẽ phù hợp với những nơi nguồn nước có độ cứng <21dH (cơ chế giống như dùng viên rửa với máy Nhật).
+ Tuyệt đối không sử dụng chất tẩy rửa cho rửa tay với máy
Lưu ý khi vận hành
+ Kiểm tra nguồn nước đầu vào, đầu ra
+ Máy mới khi lắp xong nên cho máy chạy rửa tráng một lượt trước khi cho bát vào rửa
+ Xếp bát nghiêng (sao cho dóc nước và ko bị đọng ở trôn bát), tạo các khe hở phía dưới để tia nước có thể phun khắp nơi).
Với máy Âu, nên lưu ý khi xếp tránh làm kẹt nắp bật của khay chứa chất tẩy rửa, làm chất tẩy ko rơi ra được. Nồi niêu, bát to, đĩa to nên để khay dưới, bát đĩa nhỏ, cốc chén nhỏ khay trên. Việc xếp bát đúng cách có thể sẽ quyết định phần lớn đến kết quả nhé, cho nên một số bạn mới dùng máy nên tham khảo cách xếp sao cho đúng, và nếu ở những lần rửa đầu tiên kết quả ko như mong đợi thì cũng đừng vội nản, từ từ tìm nguyên nhân và khắc phục dần dần.
+ Chọn chế độ rửa phù hợp: Với hầu hết các máy, chế độ rửa nhanh, rửa tráng chỉ phù hợp với đồ ít bẩn hoặc mục đích tráng qua bát đĩa để dồn bữa sau rửa một thể. Với máy Nhật nên chọn chế độ rửa tiêu chuẩn, thời gian tùy máy 70-80ph, với máy Âu có thể chọn nhiều chế độ hơn, trung bình tầm 2-3h. Nếu rửa đồ thủy tinh nhiều nên chọn chế độ rửa ly tách, chế độ này sẽ giúp đồ thủy tinh sáng bóng, ko nên rửa ở chế độ nhiệt độ quá cao!
+ Sử dụng chất liệu phù hợp với máy rửa bát: Một số bát ăn cơm có chôn quá sâu sẽ dễ bị tình trạng đọng nước, đồ nhựa mỏng, đồ gang thép, nhôm, sắt, đồng, thiếc… được khuyến nghị không nên cho vào máy. Một số loại nồi chống dính cũng dễ bị bong chóc khi rửa nước nóng.
Các lỗi thường gặp với máy
+ Lỗi cấp thoát nước: Lỗi này nên xem lại phần đấu nối nguồn nước đầu vào và đầu ra: Nước đầu vào cần đủ áp lực (giống như máy giặt vậy)
+ Tiếp đất cho máy để tránh bị điện giật trong quá trình sử dụng: Máy nào cũng cần có tiếp địa, máy Âu, Nhật hay Hàn thì cũng cần có.
+ Các lỗi liên quan tới kỹ thuật: Thường máy sẽ có cảnh báo lỗi rất rõ ràng, tùy vào từng model, loại máy mà xử lý, một số lỗi phổ biến đã được các bạn trên nhóm đưa ra và giải đáp, nhà mình có thể tìm kiếm trên nhóm, rất nhanh và cụ thể!
+ Bát rửa xong không sạch, nhớt, không khô, mùi quá: Đây là vấn đề hay gặp nhất và cũng khiến các bạn rầu rĩ nhất!
Một số yếu tố xem xét nguyên nhân gây ra lỗi đối với máy rửa bát như sau:
a. Lỗi kỹ thuật của máy (cái này ít thôi): Máy phun áp lực yếu, ko đủ để làm sạch, bộ phận đun nước nước của máy có vấn đề, ko rửa nước nóng được… ==> Gọi bảo hành, hết bảo hành vẫn gọi hoặc gọi thợ sửa chữa uy tín tới kiểm tra.
b. Lỗi do xếp đồ***: Lỗi này rất phổ biến, xếp trồng nhau tia nước không bắn tới được, xếp ngửa khiến nước đọng, xếp đồ quá cao làm tay quay bị mắc, không quay được…
c. Lỗi do sử dụng và cài đặt chưa phù hợp chất tẩy rửa: Cài đặt mức nước trợ xả quá cao hoặc nước quá mềm đều là những lý do gây ra hiện tượng đồ bị nhớt sau khi rửa xong, nếu các bạn gặp tình trạng này, hãy thử điều chỉnh dần dần, từ nước trợ xả cho đến cài đặt muối. Trong nhóm cũng đã có bạn chia sẻ rất rõ về vấn đề này rồi, các bạn chịu khó tìm kiếm lại nhé!
d. Đồ nhựa rửa ko khô và bị xước dăm: Đồ nhựa (nhất là nhựa kém) nên hạn chế dùng trong máy, vì khi rửa nhiệt độ cao, đồ nhựa dễ bị biến dạng, biến chất gây độc hại. Nồi inox bị loang, là hiện tượng thường gặp, ko vấn đề gì đâu ạ. Máy nó cũng không thần thánh gì, nồi chảo bẩn quá, két xung quanh, thậm chí nồi luộc thịt, luộc rau có váng ở thành nồi cũng đều nên cọ qua mới sạch được.
e. Máy lâu ngày ko được vệ sinh: Có thể nhìn qua máy rất sạch, nhưng những chỗ không nhìn thấy được như lỗ phun nước lại rất bẩn do lâu ngày đồ ăn, cặn kim loại tích tụ. Việc này có thể khiến áp lực phun nước yếu đi ==> đồ rửa ko sạch, rửa xong có bọt đọng lại nhiều ở đáy máy… Lời khuyên là nên thường xuyên tháo rửa tay phun, lọc rác để vệ sinh, nhặt bỏ vụn xương, cọng rau mắc lại nhé!
f. Máy rửa xong sạch sẽ nhưng mùi: Nếu bạn là người rất nhạy cảm, nên sử dụng chất tẩy rửa nhẹ mùi hơn, rửa xong nên hé cửa một lát hoặc dùng tinh dầu treo vào máy cho thơm, cho vỏ chanh, cam quýt vào…
Vệ sinh máy rửa bát
– Vệ sinh hàng ngày: lau chùi bề mặt (Cái này chăm thì làm, ko thì thôi), tránh để nơi ẩm ướt, tránh chuột bọ, kiến gián xâm nhập (trên nhóm cũng có chia sẻ về cách phòng gián, chuột cho máy rồi các bạn nhé!
– Vệ sinh hàng tuần, hàng tháng: theo khuyến nghị của nhà sản xuất là hàng tháng nên sử dụng viên tẩy cặn cho máy (dạng viên cứng, đóng vỉ ấy), 3 tháng 1 lần nên dùng dung dịch vệ sinh chuyên dụng (dạng chai nước, kiểu tổng vệ sinh toàn diện). Làm được như vậy thì rất tốt, tuy nhiên hơi tốn kém và thực tế thì các bạn dùng máy rửa bát cũng thấy, nó khá sạch, tầm 6 tháng (thậm chí 1 năm) làm vệ sinh 1 lần là ok rồi).
Ngoài ra nên thường xuyên vệ sinh lọc rác, tay phun nước (tháo ra, xịt nước và gắp bỏ vụn thức ăn thừa mắc vào lỗ phun)
– Vệ sinh thường xuyên bằng dấm ăn, nước cốt chanh, banking soda cũng rất tốt, giúp khử mùi và tẩy cặn ok tuy không bằng dung dịch chuyên dụng nhưng là những thứ sẵn có, rẻ tiền tại nhà.
***Update: Cho máy chạy không tải chế độ rửa kỹ (không cho bát đũa), sau khi máy chạy được khoảng 10-15p (khi nước đầu tiên xả ra) thì mở cửa máy, cho hỗn hợp banking soda với nước cốt chanh (hoặc dấm ăn) vào, ấn cho máy chạy tiếp cho đến hết chu trình.
Chi phí phát sinh khi sử dụng máy rửa bát
– Nước: lượng nước tiêu thụ là rất ít, ít hơn rất nhiều so với rửa tay
– Điện: Mỗi lần rửa hết trung bình 1 số điện, tùy loại máy và chương trình rửa.
– Chất tẩy rửa: với máy Nhật, tháng hết tầm 30-50k, máy Âu trung bình tầm 100-150k
Nguồn: Đỗ Hường (tổng hợp từ hội sử dụng máy rửa bát)
Đặt thợ sửa máy rửa bát như thế nào?
Đặt trực tiếp từ mẫu tìm thợ sửa máy rửa bát tại trang web này
• Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
• Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
• Bước 3: Nhập vào số điện thoại để thợ sửa máy rửa bát có thể liên hệ với bạn.
• Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi thợ sửa máy rửa bát, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho thợ sửa máy rửa bát biết khi họ gọi điện cho bạn.
• Bước 5: Nhập vào Loại máy rửa bát mà bạn đang dùng, yêu cầu bảo dưỡng hoặc hư hỏng bạn gặp phải...
• Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm thợ sửa máy rửa bát gần bạn...
Tải ứng dụng Rada để đặt thợ sửa máy rửa bát
• Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
• Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
• Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
• Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Loại máy rửa bát mà bạn đang dùng, yêu cầu bảo dưỡng hoặc hư hỏng bạn gặp phải... bạn cần yêu cầu thợ sửa máy rửa bát, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
• Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm thợ sửa máy rửa bát
Lợi ích khi đặt thợ sửa máy rửa bát từ hệ thống Rada
• Mạng lưới thợ sửa máy rửa bát liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào thợ sửa máy rửa bát cũng có thể đáp ứng
• Ngay sau khi kết nối thành công, thợ sửa máy rửa bát sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
• Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được thợ sửa máy rửa bát cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
• Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
• Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với thợ sửa máy rửa bát
• Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,659 nhà cung cấp dịch vụ, 139,479 người sử dụng và 239,459 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt thợ sửa máy rửa bát từ mạng lưới dịch vụ của mình.