Quét mã QR tải app đặt thợ mộc
 

 

 

 

 

Tủ mát bị đóng tuyết, nguyên nhân và hướng khắc phục

Thông thường, nếu bạn thiết lập nhiệt độ vừa phải thì tủ mát sẽ không có tuyết hoặc có nhưng rất ít. Nếu bỗng dưng tủ mát của bạn bị đóng tuyết nhiều và dày thì bạn cần kiểm tra để tìm ra nguyên nhân và hướng xử lý sớm, tránh trường hợp lãng phí điện năng, hiệu quả hoạt động kém, giảm tuổi thọ của tủ và có thể sẽ phát sinh thêm chi phí sửa chữa nếu để quá lâu.

Nguyên nhân tủ mát bị đóng tuyết

Thực phẩm được sắp xếp không hợp lý

Việc bạn sắp xếp các thực phẩm bảo quản trong tủ mát không hợp lý, không đảm bảo độ thông thoáng cũng là nguyên nhân làm tủ đóng tuyết. Khi thực phẩm sắp xếp không hợp lý, quá trình lưu thông của khí lạnh trong tủ mát sẽ bị cản trở, đặc biệt là khu vực ở gần dàn lạnh. Các thực phẩm được sắp đặt ở gần vị trí dàn lạnh thường sẽ bị đóng tuyết, các thực phẩm ở khu vực xa hơn sẽ dễ bị hư hỏng do không đủ lạnh.

Cài đặt nhiệt độ quá thấp

Một trong những nguyên nhân hay gặp nhất khi tủ bị đóng tuyết là do nhiệt độ được cài đặt quá thấp so với khối lượng, số lượng và kích thước của các thực phẩm cần bảo quản. Việc cài đặt nhiệt độ quá thấp so với quy định sẽ khiến chức năng làm mát và bảo quản thực phẩm của tủ không còn đảm bảo, mặc dù bạn vẫn cảm thấy có hơi mát từ tủ bay ra khi mở cửa tủ. Hiện tượng tủ mát đóng tuyết chỉ là một dấu hiệu cho thấy cách sử dụng của bạn chưa đúng.

Bị hỏng bộ cảm biến nhiệt

Với thiết kế của hầu hết các dòng tủ làm mát hiện nay đều có bộ cảm biến nhiệt độ, bộ phận này sẽ đảm nhận nhiệm vụ điều chỉnh và duy trì mức nhiệt cần thiết cho tủ. Khi nhiệt độ không đáp ứng đủ yêu cầu, bộ cảm biến sẽ điều chỉnh dòng điện để block chạy cung cấp độ lạnh cho tủ. Ngược lại, khi nhiệt độ đã lạnh, bộ cảm biến sẽ cảm nhận và block lúc này sẽ ngưng hoạt động để tủ không bị lạnh thêm. Quy trình này được lặp đi lặp lại, nhưng nếu bộ cảm biến nhiệt bị hỏng, block sẽ chạy liên tục, điều này sẽ khiến tủ bị đóng tuyết.

Một số nguyên nhân khác:

  • Tủ bị cháy cuộn dây mô tơ
  • Cầu chì nhiệt bị đứt
  • Điện trở gia nhiệt bị đứt
  • Rơ-le xả đá không đóng tiếp điểm xả đá
  • Sò lạnh không thông mạch
  • Kẹt bánh răng gặp vấn đề
  • Cửa gió vào dàn lạnh bị kẹt
  • Rơ-le cảm biến nhiệt bị hỏng,….

Hậu quả khi tủ mát đóng tuyết

Khả năng làm lạnh bị giảm

Tủ làm mát bị đóng tuyết quá lâu và không được khắc phục sẽ khiến cho công suất hoạt động của tủ giảm sút, vì tủ luôn phải hoạt động với công suất lớn. Điều này sẽ làm khả năng làm lạnh của tủ giảm dần, tủ không còn thực hiện tốt các chức năng, đặc biệt là khả năng làm lạnh như lúc ban đầu.

Tiêu tốn nhiều điện năng

Một trong những trường hợp khiến tủ mát tiêu thụ nhiều điện năng hơn chính là việc tủ mát bị đóng tuyết. Bởi lớp tuyết đóng lại đã chặn đường ống nên hơi lạnh trong tủ không thoát được ra bên ngoài, điều này khiến phải làm việc liên tục với công suất lớn. Đó chính là lý do khiến hóa đơn tiền điện tăng lên mỗi tháng.

Độ bền và tuổi thọ bị giảm

Độ bền và tuổi thọ của tủ sẽ giảm khi hiện tượng đóng tuyết kéo dài và tủ phải hoạt động hết công suất trong thời gian dài. Bạn sẽ tốn kém chi phí trong việc thay mới hoặc sửa chữa tủ để đáp ứng các yêu cầu trong quá trình sử dụng.

Làm gì để khắc phục tình trạng đóng tuyết?

Kiểm tra lại nhiệt độ của tủ

Việc đầu tiên khi phát hiện tủ mát bị đóng tuyết là bạn cần kiểm tra lại nhiệt độ của tủ. Xem xét liệu có phải nhiệt độ đang được thiết lập ở mức quá thấp hay không sau đó chỉnh lại nhiệt độ phù hợp. Nếu đã kiểm tra nhiệt độ mà không phát hiện bất thường thì hãy ngắt điện tủ và tiến hành xả tuyết cho tủ mát.

Ngắt nguồn điện

Khi nhiệt độ của tủ đã được điều chỉnh hợp lý, nhưng hiện tượng đóng tuyết vẫn không được giải quyết. Bước tiếp theo bạn cần làm là tắt hết nguồn điện cung cấp cho tủ làm mát để đảm bảo an toàn khi tiến hành các bước xả tuyết, kiểm tra chuyên sâu hoặc sửa chữa tủ, đồng thời tránh lãng phí điện năng không cần thiết.

Lấy hết thực phẩm ra ngoài

Để xả tuyết, bạn hãy đem tất cả thực phẩm hiện có trong tủ ra ngoài để đảm bảo vệ sinh và đem bảo quản bằng túi giữ nhiệt hoặc đặt ở nơi mát nhất trong nhà.

Xả tuyết

Tiếp theo, bạn hãy mở tất cả cửa tủ, đem ngăn kệ ra ngoài và đặt 1 ca nước nóng trong tủ. Hơi nước bốc lên sẽ giúp tuyết tan nhanh chóng. Khi tuyết tan sẽ làm xuất hiện rất nhiều nước, bạn nên chuẩn bị dụng cụ để hứng và lau lượng nước này. Sau khi tuyết đã tan hết, hãy dọn dẹp, vệ sinh cũng như lau sạch vết nước đọng rồi lắp lại các ngăn kệ như ban đầu. Bạn có thể để cửa mở và dùng quạt gió để lòng tủ khô ráo thật nhanh. Ngoài ra, bạn có thể cho 1 ít vỏ cam hoặc bã cà phê vào tủ để khử mùi thực phẩm.

Lắp lại các khay, kệ và kết nối nguồn điện

Lắp xong ngăn kệ, bạn hãy kết nối lại nguồn điện, chờ cho tủ lạnh đều rồi mang thức ăn trở lại tủ để bảo quản. Nhằm tránh việc bị đóng tuyết nhiều và bám chặt vào tủ, bạn có thể thoa 1 lớp mỏng dầu ăn lên thành tủ cũng sẽ giúp giảm bớt hiện tượng này.

Đặt thợ mộc

Đặt thợ mộc như thế nào?

Đặt trực tiếp từ mẫu tìm thợ mộc tại trang web này

•  Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
•  Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
•  Bước 3: Nhập vào số điện thoại để thợ mộc có thể liên hệ với bạn.
•  Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi thợ mộc, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho thợ mộc biết khi họ gọi điện cho bạn.
•  Bước 5: Nhập vào Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết...
•  Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm thợ mộc gần bạn...

Tải ứng dụng Rada để đặt thợ mộc

•  Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
•  Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
•  Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
•  Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết... bạn cần yêu cầu thợ mộc, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
•  Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm thợ mộc

Lợi ích khi đặt thợ mộc từ hệ thống Rada

•  Mạng lưới thợ mộc liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào thợ mộc cũng có thể đáp ứng
•  Ngay sau khi kết nối thành công, thợ mộc sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
•  Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được thợ mộc cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
•  Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
•  Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với thợ mộc
•  Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 7 năm hoạt động, đến nay đã có 10,504 nhà cung cấp dịch vụ, 138,483 người sử dụng và 232,159 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt thợ mộc từ mạng lưới dịch vụ của mình.


Chat với RadaGPT
Hỏi đáp với Rada GenAI Chatbot ×