Tủ lạnh tiết kiệm điện, các dấu hiệu nhận biết
Sau khi lựa chọn được kiểu dáng, mẫu mã cũng như so sánh một vài chức năng giữa nhiều chiếc tủ lạnh thì điều chúng ta thường quan tâm tiếp theo là “tiết kiệm điện”.
Tủ lạnh vốn là một thiết bị hoạt động xuyên suốt 24/24 giờ, nên việc lựa chọn một chiếc tủ lạnh tiết kiệm điện là điều rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tiền điện mỗi tháng của gia đình. Vậy làm thế nào để nhận biết được tủ lạnh tiết kiệm điện hay không? Hãy cùng Rada tìm hiểu các bạn nhé.
Nhãn EnergyGuide
Nhãn vàng EnergyGuide là nhãn hiệu do US Department of Energy (Bộ Năng Lượng Mỹ) ban hành và cấp phát cho các loại sản phẩm chiếu sáng, điện tử và đồ gia dụng khi chúng đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn năng lượng nhất định do chính bộ này đặt ra. Các nhà sản xuất tủ lạnh nói chung và những sản phẩm khác nói riêng, đều phải trãi qua bài kiểm tra chuẩn của bộ US Department of Energy để chứng minh tính hiệu quả và năng lượng tiêu thụ của sản phẩm – kết quả sẽ được in trên nhãn EnergyGuide và được dán trên sản phẩm.
Nhãn này ước tính sản phẩm gia dụng tiêu tốn bao nhiêu điện so với các loại sản phẩm tương tự. Kèm theo đó là danh sách dự tính chi phí điện hàng năm của sản phẩm khi vận hành. Chi phí chính xác còn phụ thuộc vào nguồn điện mà nhà bạn sử dụng cũng như giá điện ở địa phương bạn sinh sống. Dựa vào nhãn dán này, người dùng có thể biết được sản phẩm tiêu thụ hết bao nhiêu năng lượng điện và dự trù được mức chi phí. Ngoài ra, người dùng còn có thể dựa vào nhãn này để so sánh mức tiêu thụ điện năng giữa các sản phẩm khác nhau. Vậy nên, hãy đọc kỹ nhãn để so sánh và đưa ra lựa chọn hợp lý khi mua tủ lạnh nói riêng và đồ điện gia dụng nói chung nhé!
Ký hiệu EnergyStar®
EnergyStar® là chương trình hợp tác giữa Bộ Năng Lượng Mỹ và Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường Mỹ. Chương trình này sẽ đặt ra tiêu chuẩn tiết kiệm điện tối thiểu cho các sản phẩm xây dựng và đồ điện gia dụng, sau đó xác định và dán nhãn xác nhận cho các sản phẩm tiết kiệm điện nhất đang có sẵn trên thị trường ở thời điểm hiện tại. Tiêu chuẩn của EnergyStar® còn nghiêm ngặt hơn cả tiêu chuẩn của Liên bang Mỹ và tiêu chuẩn này cũng được quy định khác nhau đối với từng loại sản phẩm. Các sản phẩm muốn nhận được nhãn dán EnergyStar® phải đáp ứng được các hướng dẫn nghiêm ngặt về tiết kiệm năng lượng do Bộ Năng Lượng Mỹ và Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường Mỹ thiết lập.
Nhãn EnergyStar® có tác dụng chứng nhận hiệu quả năng lượng của một sản phẩm đồ điện gia dụng. Xác nhận sản phẩm sử dụng ít hơn 15% so với yêu cầu chuẩn của liên bang Mỹ và ít hơn 40% so với các mẫu thông thường được bán vào năm 2001. Theo các chuyên gia thì những chiếc tủ lạnh có ký hiệu EnergyStar® thường tiêu thụ mức điện năng nhỏ hơn 20% so với những chiếc tủ lạnh không có EnergyStar®. Vậy nên khi chọn mua tủ lạnh, người dùng nên cân nhắc và bỏ qua các sản phẩm không có nhãn dán EnergyStar®.
Nhãn năng lượng
Nhìn vào đánh giá trên nhãn năng lượng là cách đơn giản nhất mà mọi người thường hay làm. Nhãn năng lượng (hay tem năng lượng so sánh) có hình dạng chữ nhất đứng được dán trên tủ lạnh để hiển thị mức hiệu suất tiết kiệm năng lượng khác nhau, được chia làm 5 bậc, mỗi bậc là một sao, 5 sao là cao nhất. Tủ lạnh có số sao càng ít thì khả năng tiết kiệm điện càng kém, sản phẩm có khả năng tiết kiệm điện cao nhất sẽ được đánh giá 5 sao trên nhãn năng lượng.
Nhưng nếu bạn đang muốn so sánh mức tiêu thụ điện giữa 2 chiếc tủ có số sao bằng nhau thì phải làm sao? Nhất là khi hiện nay có rất nhiều mẫu tủ lạnh inverter đều có nhãn năng lượng 5 sao (mức cao nhất). Lúc này, hãy lưu ý đến một thông số khác trên nhãn năng lượng. (xem tiếp để rõ hơn)
Mức điện năng tiêu thụ trên nhãn năng lượng
Phía trên là hình ảnh 2 nhãn năng lượng của 2 sản phẩm khác nhau có gần dung tích và đều được xếp hạn 5 sao. Nhìn vào tủ 1, mức điện năng tiêu thụ là 420 KWH/năm 1. Còn tủ 2 thì mức điện năng tiêu thụ là 337 KWH/năm. Vậy là, tủ 2 tiêu thụ điện ít hơn tủ 1, chúng ta sẽ phải trả tiền điện ít hơn nếu lựa chọn tủ 2.
Tuy nhiên, tủ 1 lại có dung tích lớn hơn tủ 2. Vậy tủ 2 có thật sự tiết kiệm điện hơn? Hãy cùng nhau kiểm chứng qua một bài toán khác. Hãy lấy số điện tiêu thụ trong 1 năm chia cho số dung tích (lít) của tủ để xem với mỗi dung tích tủ tiêu thụ bao nhiêu điện.
Ví dụ:
Tủ 1 có dung tích 335 lít và điện năng tiêu thụ 420 KWH/NĂM sẽ là: 420 (KWH)/335 = ~ 1.25 (KWH).
Tủ 2 có dung tích 322 lít và điện năng tiêu thụ 337 KWH/NĂM: 337 (KWH)/322 = ~ 1.05 (KWH).
Vậy, với mỗi 1 lít thế tích thì tủ số 1 tiêu thụ ~ 1.25 KWH, cao hơn khá nhiều so với tủ số 2 (chỉ 1.05 KWH). Đồng nghĩa với việc chiếc tủ lạnh số 2 thực sự tiết kiệm điện hơn tủ số 1. Nếu muốn biết mỗi ngày tủ lạnh tiêu tốn khoảng bao nhiêu điện thì hãy lấy số điện tiêu thụ trong 1 năm chia cho 365 ngày.
Ví dụ:
337 KWH / 365 ngày = ~ 0.92 KWH/ngày
Giả sử giá điện hiện tại là 3,500 đ/kWh, như vậy mỗi ngày bạn sẽ tốn khoảng: 0.92 x 3,500đ = 3,220đ cho chiếc tủ lạnh số 2 này.
Thanh Hằng – Tổng hợp
Đặt thợ sửa tủ lạnh như thế nào?
Đặt trực tiếp từ mẫu tìm thợ sửa tủ lạnh tại trang web này
• Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
• Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
• Bước 3: Nhập vào số điện thoại để thợ sửa tủ lạnh có thể liên hệ với bạn.
• Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi thợ sửa tủ lạnh, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho thợ sửa tủ lạnh biết khi họ gọi điện cho bạn.
• Bước 5: Nhập vào Loại tủ lạnh mà bạn đang sử dụng, hư hỏng bạn gặp phải...
• Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm thợ sửa tủ lạnh gần bạn...
Tải ứng dụng Rada để đặt thợ sửa tủ lạnh
• Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
• Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
• Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
• Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Loại tủ lạnh mà bạn đang sử dụng, hư hỏng bạn gặp phải... bạn cần yêu cầu thợ sửa tủ lạnh, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
• Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm thợ sửa tủ lạnh
Lợi ích khi đặt thợ sửa tủ lạnh từ hệ thống Rada
• Mạng lưới thợ sửa tủ lạnh liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào thợ sửa tủ lạnh cũng có thể đáp ứng
• Ngay sau khi kết nối thành công, thợ sửa tủ lạnh sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
• Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được thợ sửa tủ lạnh cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
• Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
• Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với thợ sửa tủ lạnh
• Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,620 nhà cung cấp dịch vụ, 139,168 người sử dụng và 236,822 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt thợ sửa tủ lạnh từ mạng lưới dịch vụ của mình.
Tham khảo thêm: Giá dịch vụ thợ sửa tủ lạnh