Quét mã QR tải app đặt thợ sửa tủ lạnh
 

 

 

 

 

Tủ lạnh kêu to bất thường – Nguyên nhân và cách khắc phục

Khi hoạt động tủ lạnh phát ra tiếng kêu bất thường gây cảm giác khó chịu cho người sử dụng thì có thể tủ lạnh hư hỏng hoặc gặp phải vấn đề mà chúng ta không biết

Trong bài viết ngày hôm nay, Apprada sẽ hướng dẫn các bạn cách nhận biết nguyên nhân vì sao tủ lạnh kêu to và giải pháp sửa chữa tối ưu nhất

Hiện tượng tủ lạnh kêu to

Trước tiên chúng ta cần hiểu rõ hiện tượng tủ lạnh kêu to là tình trạng như thế nào

Là hiện tượng khi hoạt động, tủ lạnh phát ra tiếng kêu, lúc kêu lúc không. Một số trường hợp, tủ vẫn đông đá và làm lạnh bình thường, một số trường hợp khác thì tủ không làm lạnh được. Có nhiều nguyên nhân khiến cho tủ lạnh kêu to, một trong những nguyên nhân thường gặp nhất là do tủ lạnh kê không cân bằng, cánh quạt bị cạ, bộ phận xả đá tủ lạnh bị hư, block tủ lạnh kêu to,…Lỗi hư hỏng này thường xuất hiện trên các hãng tủ lạnh như: Panasonic, Toshiba, LG, Beko, Midea, Samsung, Sharp, AQua, Electrolux,…

Hướng dẫn dưới đây phù hợp với các dòng tủ lạnh ngăn đá trên, ngăn đá dưới, tủ mini, tủ side by side, tủ lạnh nhiều cửa…

Hãy cùng tìm hiểu từng nguyên nhân tủ lạnh kêu to nhé!

Nguyên nhân

Có 10 nguyên nhân phổ biến khiến cho tủ lạnh của bạn phát ra tiếng kêu khi hoạt động

Hãy xem qua lần lượt các nguyên nhân dưới đây để có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân vì sao tủ lạnh kêu to và đưa ra giải pháp sửa chữa hợp lý nhé

1. Quạt gió

Đầu tiên, khi tủ lạnh kêu to mà tiếng kêu phát ra từ ngăn đá thì chúng ta cần nghỉ ngay đến quạt gió. Quạt gió là động cơ motor duy nhất hoạt động bên trong tủ lạnh. Do đó bạn cần phải mở mặt nạ trên ngăn đông ra để kiểm tra quạt gió xem có vấn đề gì bất thường không. Motor bị khô đầu, cánh quạt bị gãy là những nguyên nhân khiến cho tủ lạnh kêu to trong ngăn đá khi hoạt động

2. Sò nóng

Sò nóng là linh kiện thuộc bộ xả đá tủ lạnh, khi sò nóng bị hư hỏng thì quá trình xả tuyết bên trong dàn lạnh sẽ không thể thực hiện. Do đó, tuyết sẽ bám dày bên trong dàn và cạ vào cánh quạt tạo ra tiếng kêu to. Kiểm tra sò nóng bằng cách dùng đồng hồ VOM để do thông mạch, nếu linh kiện không thông mạch thì cần phải thay thế linh kiện khác

3. Sò lạnh

Sò lạnh là linh kiện thuộc bộ xả đá tủ lạnh, là linh kiện thường mở, có chức năng cảm biến nhiệt độ bên trong dàn lạnh ở ngăn đông. Khi nhiệt độ bên trong dàn đạt độ lạnh -4 độ C, sò lạnh sẽ đóng tiếp điểm để quá trình xả tuyết được diễn ra. Nếu sò lạnh bị hư hỏng, thì tủ lạnh sẽ không thể thực hiện chương trình xả tuyết, dẫn đến tình trạng tuyết bám dày trên dàn và cạ vào cánh quạt tạo ra tiếng kêu khi hoạt động. Kiểm tra sò lạnh bằng cách nhìn bằng mắt thường xem có bị thấm nước vào trong không. Dùng đồng hồ VOM để đo thông mạch, sau đó để sò lạnh vào cốc nước đá hoặc môi trường có nhiệt độ âm dưới 4 độ C

4. Rơ le thời gian

Rơ le thời gian là linh kiện thuộc bộ xả đá tủ lạnh, được đặt ở ngăn mát hoặc phía sau bên dưới tủ lạnh. Rơ le thời gian hoạt động giống như chiếc đồng hồ, rơ le thời gian sẽ giúp tủ lạnh hoạt động chương trình làm lạnh 12 tiếng và chương trình xả tuyết trong 10 phút. Nếu rơ le thời gian bị hư hỏng thì tủ lạnh chỉ chạy chương trình làm lạnh mà ko thể tự xả tuyết được. Khi đó tuyết bám dày trên tủ lạnh dẫn đến cạ vào cánh quạt, tạo ra tiếng kêu to khi tủ lạnh hoạt động

5. Điện trở xả đá

Điện trở xả đá là thanh mayso thuộc bộ xả đá tủ lạnh, có chức năng đốt nóng, giúp quá trình xả tuyết diễn ra nhanh hơn. Thông thường điện trở xả tuyết được đặt ngay bên dưới dàn lạnh trong ngăn đá. Nếu điện trở xả tuyết bị hư hỏng sẽ khiến cho quá trình xả tuyết không thể diển ra. Do đó tuyết sẽ bám dày trên dàn lạnh sau một thời gian sử dụng và cạ vào cánh quạt tạo ra tiếng kêu to. Kiểm tra điện trở xả đá bằng cách dùng đồng hồ VOM để đo giá trị điện trở

6. Cảm biến nhiệt độ

Đối với dòng tủ lạnh inverter cảm biến nhiệt độ đặt trên ngăn đông tủ lạnh có chức năng đo nhiệt độ bên trong dàn lạnh để báo về board mạch chạy chương trình xả tuyết. Khi cảm biến nhiệt độ bị hư hỏng, tủ lạnh sẽ chạy block để chạy chương trình làm lạnh liên tục. Việc này dẫn đến tình trạng tủ lạnh bị bám tuyết dày trên dàn lạnh, lớp tuyết này cạ vào cánh quạt khi hoạt động. Mỗi dòng tủ lạnh của từng thương hiệu sẽ sử dụng cảm biến nhiệt độ có giá trị điện trở khác nhau, do đó, bạn cần nắm rỏ thông số giá trị điện trở của cảm biến nhiệt độ mà tủ lạnh mình đang sử dụng. Sau đó dùng đồng hồ VOM để kiểm tra xem cảm biến nhiệt độ còn hoạt động được không

7. Rơ le nhiệt

Rơ le nhiệt là linh kiện được dùng trên các dòng tủ lạnh cơ, được đặt ở ngăn mát tủ lạnh

Có chức năng khống chế nhiệt độ của toàn tủ lạnh, khi độ lạnh trong tủ lạnh đã đạt được nhiệt độ mà người dùng cài đặt, rơ le nhiệt sẽ ngắt nguồn điện cấp cho block nén để tủ lạnh nghỉ ngơi. Nếu rơ le nhiệt bị hư hỏng sẽ không cảm biến được nhiệt độ bên trong tủ lạnh, dẫn đến tình trạng tủ lạnh chạy hoài không ngắt. Lúc này tủ lạnh sẽ bị bám tuyết dày trên dàn lạnh và cạ vào cánh quạt tạo ra tiếng kêu khi hoạt động.

8. Board mạch

Đối với dòng tủ lạnh sử dụng board mạch để điều khiển, thì board mạch nắm vai trò điều khiển tủ lạnh chạy block để làm lạnh và ngưng block để chạy chương trình xả tuyết. Vì một lý do nào đó khiến cho board mạch bị hư hỏng sẽ dẫn đến tình trạng tủ lạnh không xả tuyết được. Khi đó dàn lạnh của tủ lạnh sẽ bị bám một lớp tuyết dày, lớp tuyết này cạ vào cánh quạt khi tủ lạnh hoạt động và tạo ra tiếng kêu

9. Block nén

Nếu bạn nghe thấy tiếng kêu phát ra phía sau bên dưới tủ lạnh, thì khả năng cao block nén đang là “thủ phạm” tạo ra tiếng kêu ồn khó chịu. Khi hoạt động, block nén sẽ có tiếng kêu nhất định nhưng trong mức cho phép. Trường hợp block nén kêu to liên tục thì khả năng block bị kẹt cơ, khô dầu và hư hỏng. Đối với trường hợp này cần phải thay thế block nén khác để tủ hoạt động êm hơn.

10. Va chạm các linh kiện

Một nguyên nhân khác cũng có thể xảy ra khi tủ lạnh kêu to là do các linh kiện trên tủ lạnh va chạm vào nhau khi tủ lạnh hoạt động, từ đó tạo ra tiếng kêu khó chịu. Khi block nén hoạt động, tủ lạnh sẽ có độ rung nhẹ, nếu các linh kiện trên tủ lạnh lỏng lẻo sẽ va chạm vào nhau và tạo ra tiếng kêu. Kiểm tra máng nước phía sau tủ lạnh, các đường ống đồng xem có va chạm vào nhau khi tủ lạnh hoạt động không. Nếu có hay tìm cách cố định chúng ta sẽ giúp bạn giải quyết được tiếng kêu khi tủ lạnh hoạt động

Lời khuyên của chúng tôi

Nếu tiếng kêu phát ra từ ngăn đông của tủ lạnh, bạn có thể xác định tiếng kêu được phát ra từ quạt gió. Nếu tiếng kêu phát ra phía sau bên dưới tủ lạnh thì khả năng tiếng kêu phát ra từ block nén

Dù nguyên nhân tủ lạnh kêu to là gì, thì chúng ta cũng nên rút nguồn điện tủ lạnh và liên hệ kỹ thuật viên đến kiểm tra và sửa chữa tủ lạnh kịp thời, tránh tình trạng tủ lạnh gặp phải các hư hỏng khác phức tạp hơn

Tổng hợp từ Internet

Đặt thợ sửa tủ lạnh

Đặt thợ sửa tủ lạnh như thế nào?

Đặt trực tiếp từ mẫu tìm thợ sửa tủ lạnh tại trang web này

•  Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
•  Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
•  Bước 3: Nhập vào số điện thoại để thợ sửa tủ lạnh có thể liên hệ với bạn.
•  Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi thợ sửa tủ lạnh, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho thợ sửa tủ lạnh biết khi họ gọi điện cho bạn.
•  Bước 5: Nhập vào Loại tủ lạnh mà bạn đang sử dụng, hư hỏng bạn gặp phải...
•  Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm thợ sửa tủ lạnh gần bạn...

Tải ứng dụng Rada để đặt thợ sửa tủ lạnh

•  Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
•  Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
•  Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
•  Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Loại tủ lạnh mà bạn đang sử dụng, hư hỏng bạn gặp phải... bạn cần yêu cầu thợ sửa tủ lạnh, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
•  Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm thợ sửa tủ lạnh

Lợi ích khi đặt thợ sửa tủ lạnh từ hệ thống Rada

•  Mạng lưới thợ sửa tủ lạnh liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào thợ sửa tủ lạnh cũng có thể đáp ứng
•  Ngay sau khi kết nối thành công, thợ sửa tủ lạnh sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
•  Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được thợ sửa tủ lạnh cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
•  Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
•  Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với thợ sửa tủ lạnh
•  Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,659 nhà cung cấp dịch vụ, 139,479 người sử dụng và 239,459 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt thợ sửa tủ lạnh từ mạng lưới dịch vụ của mình.


Tham khảo thêm: Giá dịch vụ thợ sửa tủ lạnh

Thông tin mới cập nhật

Chat với RadaGPT
Hỏi đáp với Rada ×