Thu hồi sản phẩm (Product Recall) là gì? Ví dụ về thu hồi sản phẩm
Thu hồi sản phẩm (tiếng Anh: Product Recall) là việc thu hồi hàng hóa bị lỗi hoặc hàng hóa không an toàn và bồi thường cho người tiêu dùng. Các công ty thường thiết lập chiến dịch quan hệ công chúng để xử lí tác động từ sự kiện tiêu cực này.
Thu hồi sản phẩm
Khái niệm
Thu hồi sản phẩm trong tiếng Anh là Product Recall.
Thu hồi sản phẩm là việc thu hồi hàng hóa bị lỗi hoặc hàng hóa không an toàn và đồng thời bồi thường cho người tiêu dùng. Việc thu hồi thường xảy ra do những lo ngại về an toàn đối với lỗi sản xuất trong sản phẩm có thể gây hại cho người dùng.
Mặc dù quá trình thu hồi sản phẩm có thể khác nhau tùy theo luật pháp địa phương, chúng thường có một số bước chung. Ví dụ: nếu nhà sản xuất thức ăn cho thú cưng bán ra một lô sản phẩm có chứa thành phần có thể vô tình gây hại cho động vật, công ty sẽ thông báo công khai về sự nguy hiểm của sản phẩm đó và yêu cầu khách hàng trả lại sản phẩm cho công ty hoặc đơn giản là vứt nó đi.
Khách hàng thường sẽ được hoàn tiền đầy đủ hoặc nhận được một sản phẩm thay thế khác. Ngoài ra, công ty thường sẽ thiết lập một chiến dịch quan hệ công chúng để xử lí tác động từ sự kiện tiêu cực này.
Một vụ thu hồi sản phẩm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giá cổ phiếu của một công ty. Nguyên nhân là sự lo ngại về triển vọng của một công ty khi bán ra sản phẩm nguy hiểm hoặc bị lỗi, dẫn đến khả năng doanh số giảm do khách hàng từ chối mua hàng hóa của công ty trong tương lai.
Một số vụ thu hồi sản phẩm có thể cấm bán một mặt hàng, hoặc yêu cầu người tiêu dùng tự nguyện trả lại một mặt hàng bị lỗi để thay thế hoặc sửa chữa. Trong một số ví dụ nhất định, như thu hồi ô tô, người bán có thể cung cấp một bộ phận mới cho ô tô.
Ví dụ về thu hồi sản phẩm
Trong những năm gần đây, hàng chục triệu xe ô tô tại nhiều nước trên thế giới đã bị thu hồi do sử dụng túi khí Takata; những túi khí này khi tiếp xúc lâu với nhiệt và độ ẩm có thể phát nổ. Vụ thu hồi đặc biệt này được thực hiện theo kiểu phân chia giai đoạn và ưu tiên việc sửa chữa, vì các hãng ô tô không có sẵn đủ túi khí thay thế cho mọi chiếc xe đã bán ra; và một số loại xe có nguy cơ nổ túi khí cao hơn nhiều so với các loại khác.
Năm 2009, một đợt bùng phát khuẩn salmonella lớn từ các sản phẩm bơ đậu phộng do Tập đoàn Peanut của Mỹ chế biến được báo cáo đã giết chết một số người và làm hàng trăm người mắc bệnh.
Vụ thu hồi sản phẩm lớn này còn có liên quan tới hàng ngàn sản phẩm có chứa bơ đậu phộng có khả năng bị nhiễm độc từ nhiều công ty khác nhau. Tập đoàn Peanut đã ngừng hoạt động ngay sau đó và nhiều công ty khác hoạt động cùng ngành với nó đã bị ảnh hưởng nặng.
Một số nhà sản xuất đồ chơi, bao gồm Mattel và Fisher-Price, đã buộc phải thu hồi hàng triệu đồ chơi trẻ em của họ vào giữa những năm 2000 do lượng chì quá lớn trong lớp sơn của sản phẩm.
(Theo investopedia)
Đặt dịch vụ như thế nào?
Đặt trực tiếp từ mẫu tìm dịch vụ tại trang web này
• Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
• Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
• Bước 3: Nhập vào số điện thoại để dịch vụ có thể liên hệ với bạn.
• Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi dịch vụ, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho dịch vụ biết khi họ gọi điện cho bạn.
• Bước 5: Nhập vào Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết để gửi đến dịch vụ...
• Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm dịch vụ gần bạn...
Tải ứng dụng Rada để đặt dịch vụ
• Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
• Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
• Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
• Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết để gửi đến dịch vụ... bạn cần yêu cầu dịch vụ, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
• Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm dịch vụ
Lợi ích khi đặt dịch vụ từ hệ thống Rada
• Mạng lưới dịch vụ liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào dịch vụ cũng có thể đáp ứng
• Ngay sau khi kết nối thành công, dịch vụ sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
• Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được dịch vụ cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
• Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
• Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với dịch vụ
• Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,659 nhà cung cấp dịch vụ, 139,479 người sử dụng và 239,459 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt dịch vụ từ mạng lưới dịch vụ của mình.