Thông số kỹ thuật cơ bản của máy lạnh
Thông số kỹ thuật của thiết bị điện tử, máy móc là một trong những dữ kiện đánh giá chất lượng của thiết bị đó ra sao, phù hợp sử dụng cho nhu cầu như thế nào. Chính vì thế, đối với máy điều hòa, không chỉ riêng nhà cung cấp thiết bị cần phải nắm được các ý nghĩa của thông số kỹ thuật để có thể đưa ra giải pháp phù hợp cho khách hàng, mà ngay cả người dùng cũng cần hiểu cơ bản về những thông tin này để lựa chọn cho mình sản phẩm chất lượng, tiết kiệm năng lượng điện, thân thiện với môi trường, đồng thời, biết cách sử dụng sao cho hiệu quả ổn định và phát huy khả năng của điều hòa, từ đó thiết bị sẽ hoạt động lâu bền hơn. Ngoài ra, ý nghĩa các thông số còn khẳng định chất lượng máy điều hòa có đạt tiêu chuẩn hay không, từ đó giúp khách hàng đưa ra lựa chọn phù hợp, giảm bớt nguy cơ mua phải hàng kém chất lượng.
Vậy cụ thể những thông số kỹ thuật của điều hòa bao gồm những gì và mang ý nghĩa cụ thể như thế nào? Tham khảo một số thông tin của bài viết dưới đây để có thể hiểu hơn về thiết bị phổ biến này. Nó sẽ giúp ích khá nhiều đến việc sử dụng của khách hàng.
Chỉ số BTU
Chỉ số này liên quan tới công suất của máy điều hòa, giá trị công suất thực bằng 0.0002929 * thông số BTU. Tùy vào loại máy gia dụng hay máy công nghiệp sẽ tính được công suất điện bằng cách lấy công suất lạnh chia cho 2,8 hoặc 3,2.
Khi lựa chọn điều hòa, cần quan tâm tới diện tích không gian lắp đặt là bao nhiêu để có lựa chọn phù hợp, tránh lãng phí hoặc không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng.
Ví dụ: Điều hòa công nghiệp có thông số 24.000 BTU, tương ứng với công suất là 24.000 * 0.0002929 = 7.0296 KW. Vậy công suất điện của sản phẩm= 7.0296 / 3.2= 2.19675.
Chỉ số hiệu suất năng lượng
Trên máy lạnh hiện nay có 2 loại chỉ số đánh giá hiệu suất sử dụng năng lượng của máy lạnh là chỉ số EER (cho máy lạnh thường) và chỉ số CSPF (cho máy lạnh inverter).
Trong trường hợp 2 máy lạnh có cùng số sao thì máy nào có hiệu suất năng lượng cao hơn sẽ có khả năng tiết kiệm điện hơn.
Mức tiêu hao điện năng của máy lạnh
Mức tiêu hao điện năng của máy lạnh bao gồm các chỉ số cơ bản dưới đây. Đối với máy lạnh, loại thấp nhất là 0.5HP
0.5HP ~ 0.5Kw/h 375W
+ 1.0HP ~ 1Kwh ~ 750W (chuẩn)
+ 2.0HP ~ 2Kwh ~ 750×2 = 1500W
Với HP là sức ngựa; Kw/h tương ứng với trị số điện năng tiêu thụ trong 1giờ; W thể hiện công suất riêng của Compressor (ko tính các thiết bị khác kèm theo).
Các loại gas lạnh
Có nhiều loại gas dùng cho máy lạnh nhưng có thể nói, trên thị trường hiện nay có hai loại gas được sử dụng phổ biến nhất là R22 và R410A.
Gas R22 có trị số nén là 158-160 Psi ở nhiệt độ 30*C, công thức là CHF2Cl, được dùng rất phổ biến trong máy lạnh nhiệt độ, trong các máy lạnh năng suất trung bình. R22 với tính chất Toxic nhẹ tuy nhiên nếu cháy sẽ gây độc khi hít phải. Gây hại cho tầng Ozon và dần được thay thế bằng loại GasR410a. Tuy nhiên về giá thành cho máy đồng bộ thay thế R410a này còn quá cao nên chưa được sử dụng phổ biến trên thị trường.
Gas R410A là hỗn hợp của hai Freon không đồng sôi, gồm 50% R32 và 50% R125. Đây là môi chất đang được sử dụng phổ biến trong các máy lạnh nhiệt độ hiện nay vì môi chất này không phá hủy tầng ozon. R410A không cháy, không độc hại, bền vững hóa học và không ăn mòn phần lớn các vật liệu.
Hiện nay R410a được ứng dụng trong các loại máy điều hòa Inverter là chủ yếu. Còn các loại thông thường Non-Inverter thì chưa thấy sự có mặt của R410a
Trị số nén của R410a so với R22 là 1.6 => trị số nén của R22 nhân với 1.6 sẽ bằng trị số nén R410a (160 x 1.6 = 256 psi)
Do Gas là thành phần làm lạnh của thiết bị cho nên chất lượng của Gas cũng ảnh hưởng tới độ lạnh. Với loại Gas có chất lượng tốt sẽ làm cho máy chạy lạnh sâu hơn, máy nhẹ tải hơn cũng đồng nghĩa với việc tiết kiệm điện hơn.
Khoảng cách an toàn, quy chuẩn ống máy chạy ổn định giữa UnitIndoor và Outdoor (dàn nóng và dàn lạnh)
Độ cao chênh lệch nhau giữa Indoor và Outdoor là +/- 5-7m ~ 2 tầng lầu
Chiều dài ống đồng nối khoảng cách giữa Indoor và Outdoor không bị thất thoát nhiệt hao phí trên đường ống từ 3-5m. Nếu kéo dài 10m thì mức tiêu hao công suất lạnh sẽ bị giảm từ 15-30% tuỳ theo mức cách nhiệt tốt của đường ống.
Ống đồng theo quy chuẩn cho công suất máy tương ứng: (nếu đi sai sẽ xảy ra tình trạng máy chạy không ổn định, cụ thể là kém lạnh)
- Ống cho 1.0HP: chuẩn 6 + 10
- Ống cho 1.5HP – 2.0HP: chuẩn 6 + 12
Đặt thợ sửa máy lạnh như thế nào?
Đặt trực tiếp từ mẫu tìm thợ sửa máy lạnh tại trang web này
• Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
• Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
• Bước 3: Nhập vào số điện thoại để thợ sửa máy lạnh có thể liên hệ với bạn.
• Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi thợ sửa máy lạnh, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho thợ sửa máy lạnh biết khi họ gọi điện cho bạn.
• Bước 5: Nhập vào Loại máy lạnh, công suất (BTU hoặc HP), bệnh mà bạn gặp phải, nạp gas (nếu bạn biết loại gas thì rất tốt), yêu cầu bảo trì, lắp đặt...
• Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm thợ sửa máy lạnh gần bạn...
Tải ứng dụng Rada để đặt thợ sửa máy lạnh
• Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
• Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
• Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
• Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Loại máy lạnh, công suất (BTU hoặc HP), bệnh mà bạn gặp phải, nạp gas (nếu bạn biết loại gas thì rất tốt), yêu cầu bảo trì, lắp đặt... bạn cần yêu cầu thợ sửa máy lạnh, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
• Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm thợ sửa máy lạnh
Lợi ích khi đặt thợ sửa máy lạnh từ hệ thống Rada
• Mạng lưới thợ sửa máy lạnh liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào thợ sửa máy lạnh cũng có thể đáp ứng
• Ngay sau khi kết nối thành công, thợ sửa máy lạnh sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
• Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được thợ sửa máy lạnh cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
• Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
• Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với thợ sửa máy lạnh
• Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,620 nhà cung cấp dịch vụ, 139,168 người sử dụng và 236,818 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt thợ sửa máy lạnh từ mạng lưới dịch vụ của mình.
Tham khảo thêm: Giá dịch vụ thợ sửa máy lạnh