Quét mã QR tải app đặt dịch vụ thông tắc
 

 

 

 

 

Sự khác biệt giữa bồn cầu xổm và bồn cầu bệt

Hiện gia đình bạn đang sử dụng loại bồn cầu nào? Bồn cầu bệt hay bồn cầu xổm? Bạn có biết về điểm giống và khác nhau giữa 2 loại bồn cầu này hay không? Bài viết sau đây, Rada sẽ “bật mí’ tất cả.

Cấu tạo bồn cầu bệt

Két nước

Két nước hay còn được gọi là bộ phận xả nước của bồn cầu với nhiệm vụ chính là để xả chất thải đi xuống bể phốt. Cấu tạo của két nước gồm:

  • Ống nạp nước (refill tube) có nhiệm vụ nạp lại nước sau các lần sử dụng
  • Phao (float ball) sẽ kiểm tra mực nước tránh để nước tràn ra ngoài qua nắp bồn cầu
  • Lẫy gạt nước (trip lever) thường được thiết kế ở phía trên hoặc phía hông của thân bồn với chức năng xả nước xuống bồn cầu
  • Két chứa nước (toilet tank) là nới chứa nước và các thiết bị bên trong
  • Đường chống tràn (overflow tube) có tác dụng chống nước tràn ra ngoài sàn khi phao hoặc khóa nước hoạt động không ổn định, nước chỉ sẽ tràn trực tiếp vào bồn cầu
  • Ngoài ra còn có van bơm nước (fill valve), van xả nước (flapper), nút xả nước (flush valve seat) và đường nước xuống bồn cầu (inlet)
Cấu tạo của két nước
Cấu tạo của két nước

Thân bồn cầu (Bệ ngồi)

  • Outlet là đường chất thải đi ra và xuống bể phốt hoặc cũng có thể là nơi chứa theo thiết kế
  • Đập chắn nước (weir) có tác dụng giữ lại một phần nước để tạo thành
  • Water syurface area là diện tích chứa nước của bồn
  • Water aeal có nhiệm vụ tạo ra một phần chân không giữa môi trường và đường ống chất thải để tránh cho mùi hôi khó chịu bốc lên từ bồn cầu
  • Rim holes là đường nước xả từ bình xuống bồn cầu
  • Toilet Bowl là thân bồn cầu hay còn gọi là bệ tolet
  • Trapway là đường đi của chất thải

Cấu tạo của thân bồn cầu

Vòi xịt bồn cầu (vòi xịt toilet)

Vòi xịt bồn cầu là loại vòi phun nước được kích hoạt bằng tay với tác dụng sau đây:

  • Dùng để vệ sinh vành bồn cầu sau khi đi tiểu tiện
  • Xịt trôi các vết bẩn trong các ngóc ngách của nhà vệ sinh
  • Rửa thềm nhà vệ sinh xung quanh bồn cầu
  • Vệ sinh hậu môn sau khi đi đại tiện

Nắp đậy bồn cầu

Có tác dụng là tránh cho vi khuẩn từ bồn cầu thoát ra môi trường và ngăn không cho rắn rết, động vật bên ngoài xâm nhập vào bên trong bồn cầu.

Lưu ý:

Mọi người thường có thói quen giật nước sau khi đi vệ sinh xong nhưng lại không đậy nắp bồn cầu. Điều này rất tai hại. Theo các nghiên cứu gần đây thì nếu bạn không đậy nắp bồn cầu khi giật nước sẽ khiến cho cả đám vi khuẩn bung ra ngoài và bám quanh khu vực nhà vệ sinh. Vi khuẩn sẽ bay cao đến 25cm so với bệ ngồi và tiếp tục phát tán trong không khí đến tận 90 phút sau đó.

Rada khuyên bạn nên đậy nắp bồn cầu khi giật nước vì điều này giúp cho vi khuẩn không bị phát tán rộng, không khí sẽ sạch hơn và cũng tăng cao tính thẩm mỹ. Sẽ có rất ít vi khuẩn được tìm thấy xung quanh bồn cầu, bể chứa nước và cả bên trái, bên phải của toilet cũng như sàn nhà.

Bạn nên đậy nắp bồn cầu khi xả nước
Bạn nên đậy nắp bồn cầu khi xả nước

Cấu tạo bồn cầu ngồi xổm

Bây giờ mọi người đều chuộng sử dụng bồn cầu bệt nên bồn cầu xổm đã trở nên lỗi thời và không còn được sử dụng phổ biến như trước đây nữa. Cấu tạo của bồn cầu xổm rất đơn giản, chỉ cần nhìn vào thôi bạn đã thấy rõ mọi thứ.

Bệ ngồi: nơi để bạn đi vệ sinh

Bộ xả nước: thường được gắn ở phía trên bồn cầu hoặc có thể không có và bạn phải tự “xả nước” bằng gáo hoặc xô.

Nguyên lý hoạt động của hai loại bồn cầu

Về thiết kế có vẻ hai loại bồn cầu này khác nhau nhưng về nguyên lý hoạt động thì đều có điểm tương đồng. Bồn cầu ngồi xổm hiện nay thường được tích hợp hệ thống xả nước tương tự như bồn cầu ngồi bệt và có nguyên lý hoạt động như nhau. Điều khác nhau lớn nhất giữa 2 loại bồn cầu này chỉ là tư thế ngồi.

Khi bạn đi vệ sinh, chất thải sẽ được giữ lại ở dưới đáy bồn cầu. Khi gạt cần xả, nước sẽ được đi vòng tròn và tạo ra áp lực để đẩy chất thải xuống dưới bể phốt. Phía dưới đáy bồn cầu sẽ có một phần cong tên “weir” – gờ giữ mực nước ban đầu của bồn cầu. Nơi đây đóng vai trò như lớp màng bảo vệ, ngăn mùi từ bể phốt lên trên nhà vệ sinh.

Bồn cầu ngồi xổm được tích hợp hệ thống xả nước tương tự như bồn cầu ngồi bệt
Bồn cầu ngồi xổm được tích hợp hệ thống xả nước tương tự như bồn cầu ngồi bệt

Lưu ý khi sử dụng bồn cầu ngồi bệt: Đối với bồn cầu bệt bạn không nên ngồi cả 2 chân lên như bồn cầu xổm vì điều này rất nguy hiểm, bồn cầu bệt có thể bị bể, vỡ gây chấn thương.

Sử dụng bồn cầu nào thì tốt cho sức khỏe?

Một số nhà khoa học đã nghiên cứu về các thiết bị vệ sinh trong gia đình và họ phát hiện ra tư thế ngồi bồn cầu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Sau đây chúng ta sẽ cùng so sánh lợi và hại giữa tư thế ngồi của 2 loại bồn cầu bệt và xổm.

Ngồi bồn cầu bệt:

Ưu điểm: không gây tê chân, mỏi chân như bồn cầu ngồi xổm

Nhược điểm: Khiến người dùng trở nên lười nhác làm ảnh hưởng đến quá trình bài tiết, gây hại đến đại tràng và các bệnh liên quan đến xương chậu. Ngoài ra, nếu bạn ngồi lâu trên bồn cầu bệt sẽ gây ứ máu trong khoang chậu và khúc cong của tĩnh mạch trĩ, về lâu dài sẽ gây ra bệnh trĩ.

Lời khuyên: Bạn nên đặt 2 chân lên trên 1 chiếc ghế nhỏ để tạo độ cao, độ cong cho hông giúp việc bài tiết được dễ dàng hơn.

 Bạn nên kê một chiếc ghế dưới chân khi ngồi bồn cầu bệt
Bạn nên kê một chiếc ghế dưới chân khi ngồi bồn cầu bệt

Ngồi bồn cầu xổm:

Thật là bất ngờ khi các nghiên cứu đều chứng minh được rằng ngồi bồn cầu xổm có lợi cho sức khỏe hơn và giúp cho quá trình bài tiết diễn ra nhanh hơn, dễ dàng hơn so với bồn cầu ngồi bệt. Vì khi độ uốn hông càng lớn thì độ thẳng của trực tràng càng cao, và tư thế đó chỉ xuất hiện ở bồn cầu ngồi xổm.

Ưu điểm:

  • Vừa đi vệ sinh vừa tập squat: tư thế ngồi bồn cầu xổm tương tự như tư thế tập squat giúp căng cơ mông, căng cơ chân và săn chắc phần dưới.
  • Không ngồi cùng bồn cầu với ai: nếu như ngồi bồn cầu bệt bạn sẽ phải ngồi trên một bề mặt đã được nhiều người ngồi cùng thì khi sử dụng bồn cầu xổm bạn sẽ không phải lo ngại gì nữa. Việc này không chỉ giúp bạn tránh bị dính bẩn, dính nước mà còn giúp ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm ngoài da.
  • Thiết kế đơn giản, dễ dàng tẩy rửa: nếu như bồn cầu bệt bạn phải vệ sinh bồn cầu, nắp đậy và bình chứa nước thì bồn cầu xổm có thiết kế đơn giản hơn, việc vệ sinh cũng nhanh hơn nhiều.
Đặt dịch vụ thông tắc

Đặt dịch vụ thông tắc như thế nào?

Đặt trực tiếp từ mẫu tìm dịch vụ thông tắc tại trang web này

•  Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
•  Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
•  Bước 3: Nhập vào số điện thoại để dịch vụ thông tắc có thể liên hệ với bạn.
•  Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi dịch vụ thông tắc, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho dịch vụ thông tắc biết khi họ gọi điện cho bạn.
•  Bước 5: Nhập vào Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết...
•  Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm dịch vụ thông tắc gần bạn...

Tải ứng dụng Rada để đặt dịch vụ thông tắc

•  Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
•  Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
•  Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
•  Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết... bạn cần yêu cầu dịch vụ thông tắc, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
•  Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm dịch vụ thông tắc

Lợi ích khi đặt dịch vụ thông tắc từ hệ thống Rada

•  Mạng lưới dịch vụ thông tắc liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào dịch vụ thông tắc cũng có thể đáp ứng
•  Ngay sau khi kết nối thành công, dịch vụ thông tắc sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
•  Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được dịch vụ thông tắc cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
•  Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
•  Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với dịch vụ thông tắc
•  Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,614 nhà cung cấp dịch vụ, 139,163 người sử dụng và 236,753 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt dịch vụ thông tắc từ mạng lưới dịch vụ của mình.


Chat với RadaGPT
Hỏi đáp với Rada ×