Sử dụng tủ lạnh đóng tuyết có tốn điện không?
Trong quá trình sử dụng tủ lạnh, bạn phát hiện tủ lạnh nhà mình đóng tuyết bên trong. Lớp tuyết này từ đâu mà có? Liệu có ảnh hưởng đến hoạt động của tủ không? Làm sao để khắc phục tủ bị đóng tuyết? Bài viết sau sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hiện tượng này. Đồng thời trả lời câu hỏi tủ lạnh đóng tuyết có tốn điện không?
Nguyên nhân gây ra hiện tượng đóng tuyết tủ lạnh
Hiện tượng đóng tuyết tủ lạnh có nhiều nguyên nhân gây ra. Sau đây là một vài nguyên nhân thường gặp nhất mà bạn đọc có thể tự kiểm tra
Đứt cầu chì nhiệt
Cầu chì nhiệt được thiết kế nằm trên ngăn đá. Cầu chì nhiệt có chức năng bảo vệ không để bộ phận xả đá hoạt động quá lâu gây nóng tủ lạnh. Khi cầu chì nhiệt bị đứt, bộ phận xả đá sẽ ngưng hoạt động và gây ra hiện tượng đóng đá tuyết trong tủ.
Sò lạnh hay âm tủ lạnh không thông mạch
Sò lạnh có tên khác là rơ le xả tuyết. Thường nằm sau ngăn đá của tủ, được thiết kế kẹp vào dàn lạnh. Nhằm phát hiện lớp tuyết phủ trên dàn lạnh. Chức năng chính của rơ le này là đảm bảo thanh điện trở xả tuyết hoạt động.Nếu có tuyết phủ đầy dàn lạnh và ngăn không cho thanh điện trở này đốt nóng khi không cần thiết gây lãng phí điện năng. Nếu sò lạnh hỏng, thanh điện trở sẽ nóng lên khi tuyết phủ đầy dàn lạnh.
Rơ le xả không đóng sang tiếp điểm xả đá
Rơ le xả đá (Timer) là bộ phận chuyển mạch ngắt dàn nóng sang chế độ xả đá, được lắp ở hộp điện sau lưng tủ lạnh hoặc ngăn rau củ. Nếu rơ le xả đá không đóng sang tiếp điểm, chế độ xả đá sẽ không hoạt động khiến cho quá trình xả đá bị dừng lại. Hiện tượng này xảy ra có thể do cháy cuộn dây mô tơ, bánh răng mòn gây kẹt hoặc khô mỡ, bám bẩn.
Đứt điện trở gia nhiệt
Bộ phận điện trở gia nhiệt có vai trò điều khiển điện năng khi quá tải. Khi bị đứt, điện trở gia nhiệt không kiểm soát được lượng điện năng của tủ, khiến tủ hoạt động không ổn định.
Liệu tủ lạnh đóng tuyết có tốn điện không?
Có rất nhiều đặc điểm để nhận biết tủ lạnh bị đóng tuyết. Nhưng trước tiên bạn phải hiểu đóng tuyết ở trường hợp này nghĩa là gì. Cùng tìm hiểu tại những nội dung dưới đây nhé.
Đặc điểm tủ lạnh bị đóng tuyết
Với tủ lạnh bị đóng tuyết, trên ngăn đá sẽ xuất hiện một lớp tuyết đóng cứng bên trong. Tủ lạnh đóng tuyết (tủ Coil), có cấu tạo đơn giản chỉ bao gồm Compressor (dàn nóng) và Thermostat. Compressor có tác dụng hạ nhiệt cho gas làm lạnh khi bị nén ở áp lực cao. Còn Thermostat có tác dụng ngắt mạch cho dàn nóng khi tủ đạt được độ lạnh cần thiết. Tủ lạnh đóng tuyết thường có dàn lạnh nằm bên ngoài. Không có quạt như tủ không đóng tuyết.
Đặc điểm của loại tủ đóng tuyết này có thiết kế nhỏ gọn (dưới 160 lít). Do tủ không có quạt và chế độ tự xả đá. Mỗi khi xả đá thì buộc phải ngắt nguồn điện, làm sạch sau khi đá tan. Ngoài ra vì không có dây nhiệt làm nóng, tủ Coil sẽ có hiện tượng tuyết đóng trên dàn lạnh.
Tác hại khi tủ lạnh bị đóng tuyết
Lớp tuyết đóng trong tủ không chỉ làm tốn diện tích. Mà còn gây lãng phí điện năng nếu như không sớm tìm ra giải pháp khắc phục kịp thời. Khi tủ lạnh bị đóng tuyết, hơi lạnh trên ngăn đá sẽ bị cản trở lưu thông dẫn tới hiện tượng ứ đọng không thổi ra ngoài được để làm đông đá. Lớp tuyết này còn có thể làm cản trở hơi lạnh thổi xuống ngăn mát, khiến cho ngăn mát không làm lạnh được.
Do đó động cơ của tủ lạnh dù vẫn hoạt động hết công suất nhưng các ngăn của tủ lạnh lại không có hơi lạnh để bảo quản thực phẩm và rau củ gây lãng phí điện năng.
Cách xử lý khi tủ bị đóng tuyết
Khi phát hiện tủ lạnh bị đóng tuyết, bạn đọc thực hiện theo các bước sau để xử lý
Bước 1: Ngắt toàn bộ nguồn điện cho tủ lạnh. Để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình xử lý và tránh lãng phí điện năng.
Bước 2: Lấy toàn bộ thực phẩm trong tủ ra ngoài. Khi bị đóng tuyết, đồ ăn, thực phẩm để trong tủ không còn được đảm bảo vệ sinh nên cần lấy ra ngoài.
Bước 3: Tháo các khay đựng đá, ngăn đựng thức ăn ra ngoài. Bạn đọc lưu ý kiểm tra các điểm chốt, ốc vít gắn những khay này với tủ, nếu bất cẩn có thể làm vỡ những tiếp điểm này.
Bước 4: Đợi tuyết đóng trong tủ tan ra. Khi mở tủ và ngắt điện, tủ ngưng hoạt động thì lớp tuyết đóng trong tủ sẽ tan dần. Có thể dùng nước nóng để làm tuyết tan nhanh hơn. Bạn đọc nên chuẩn bị trước lót nền xung quanh tủ để nước không chảy ra ngoài và khăn, giẻ để lau dọn.
Giải đáp cho câu hỏi tủ lạnh đóng tuyết có tốn điện không?
Qua bài viết, hẳn bạn đọc đã có thể trả lời câu hỏi dùng tủ lạnh đóng tuyết có tốn điện không? Thực tế cho thấy khi bị đóng tuyết tủ lạnh sẽ tiêu tốn điện năng hơn.
Tuy nhiên loại tủ này vẫn được nhiều người lựa chọn do giá thành rẻ, linh kiện dễ thay thế và phù hợp với người có nhu cầu sử dụng tủ thấp. Cân nhắc giữa các yếu tố nhu cầu, chức năng và kinh phí sẽ giúp bạn đọc lựa chọn được chiếc tủ lạnh phù hợp với mình.
Đặt thợ sửa tủ lạnh như thế nào?
Đặt trực tiếp từ mẫu tìm thợ sửa tủ lạnh tại trang web này
• Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
• Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
• Bước 3: Nhập vào số điện thoại để thợ sửa tủ lạnh có thể liên hệ với bạn.
• Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi thợ sửa tủ lạnh, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho thợ sửa tủ lạnh biết khi họ gọi điện cho bạn.
• Bước 5: Nhập vào Loại tủ lạnh mà bạn đang sử dụng, hư hỏng bạn gặp phải...
• Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm thợ sửa tủ lạnh gần bạn...
Tải ứng dụng Rada để đặt thợ sửa tủ lạnh
• Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
• Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
• Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
• Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Loại tủ lạnh mà bạn đang sử dụng, hư hỏng bạn gặp phải... bạn cần yêu cầu thợ sửa tủ lạnh, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
• Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm thợ sửa tủ lạnh
Lợi ích khi đặt thợ sửa tủ lạnh từ hệ thống Rada
• Mạng lưới thợ sửa tủ lạnh liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào thợ sửa tủ lạnh cũng có thể đáp ứng
• Ngay sau khi kết nối thành công, thợ sửa tủ lạnh sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
• Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được thợ sửa tủ lạnh cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
• Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
• Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với thợ sửa tủ lạnh
• Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,620 nhà cung cấp dịch vụ, 139,169 người sử dụng và 236,822 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt thợ sửa tủ lạnh từ mạng lưới dịch vụ của mình.
Tham khảo thêm: Giá dịch vụ thợ sửa tủ lạnh