Quét mã QR tải app đặt dịch vụ
 

 

 

 

 

So sánh inverter và non-inverter – cái nhìn đầy đủ và chính xác

So sánh inverter và non-inverter

Trong thời đại bùng nổ công nghệ số như hiện nay thì công nghệ Inverter không còn là khái niệm xa lạ với nhiều người tiêu dùng. Trên các phương tiện thông tin truyền thông, video quảng cáo của các hãng sản xuất đã cho ta thấy những ưu việt vượt bậc của công nghệ Inverter, nó có khả năng tiết kiệm điện từ 30-60% lượng điện năng tiêu thụ so với những thiết bị không có công nghệ này.

Thông thường, khái niệm non-Inverter thường được dùng để chỉ các thiết bị không được trang bị công nghệ Inverter. Và như nhiều người vẫn nhận định rằng: thiết bị sử dụng công nghệ Inverter sẽ tốn điện ít hơn rất nhiều so với thiết bị non-Inverter. Liệu rằng ý kiến trên có hoàn toàn đúng? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu cặn kẽ về 2 công nghệ này để có câu trả lời chính xác nhé.

Định nghĩa về công nghệ non-Inverter và Inverter

Ngày nay, khi tiếp xúc với các thiết bị công nghệ, chúng ta không còn xa lạ gì với cụm từ “Inverter”. Tuy nhiên, để định nghĩa đầy đủ về công nghệ này thì không phải ai cũng biết. Theo cách định nghĩa phổ biến, công nghệ Inverter là công nghệ biến tần giúp kiểm soát công suất của thiết bị điện tử từ 0 đến 100%. Do kiểm soát được công suất một cách chính xác, các thiết bị được trang bị công nghệ Inverter thường tiết kiệm hơn so với các thiết bị không được trang bị công nghệ này. Ngược lại, khái niệm non-Inverter thường được dùng để chỉ các thiết bị không được trang bị công nghệ Inverter.

Chúng ta vẫn thường nghe, các nhà sản xuất khẳng định các thiết bị sử dụng công nghệ Inverter giúp tiết kiệm điện năng được từ 30 – 60% năng lượng tiêu thụ so với các dòng non-Inverter. Mặc dù về cơ bản điều đó cũng không có gì sai, song, nếu chúng ta không hiểu rõ về cơ chế hoạt động của công nghệ Inverter thì sẽ rất dễ lầm tưởng rằng lúc nào Inverter cũng tiết kiệm điện hơn, trong khi sự thật lại hoàn toàn không phải như vậy.

Công nghệ Inverter được quảng cáo là tiết kiệm hơn cho người tiêu dùng
Công nghệ Inverter được quảng cáo là tiết kiệm hơn cho người tiêu dùng

Đi tìm lời giải chính xác nhất về non-Inverter

Một lời khuyên dành cho bạn, khi muốn có kiến thức về mua sắm và sử dụng tốt các thiết bị gia dụng, thì việc hiểu đầy đủ và chính xác về công nghệ non-Inverter là cực kỳ hữu ích và cần thiết. Để làm rõ điều này, chúng ta cùng đi phân tích cơ chế hoạt động của một thiết bị đồ gia dụng hiện đại phổ biến nhất hiện nay, đó là chiếc điều hòa, để thấy rõ sự khác nhau ra sao giữa điều hòa sử dụng công nghệ Inverter và non-Inverter.

Với chiếc điều hòa không có công nghệ Inverter thì khi bạn khởi động nó sẽ hoạt động ở công suất tối đa. Khi cảm biến nhiệt độ của điều hòa nhận thấy nhiệt độ trong phòng đã bằng nhiệt độ trên điều khiển, máy sẽ tự động tắt hẳn chế độ làm lạnh. Ngược lại, khi nhiệt độ phòng tăng lên, điều hòa sẽ khởi động lại và bắt đầu quá trình làm lạnh từ đầu.

Còn với chiếc điều hòa có công nghệ Inverter thì khi sắp đạt tới nhiệt độ được cài đặt trên chiếc điều khiển nó sẽ giảm dần công suất làm lạnh và duy trì ổn định ở mức công suất thấp. Khi nhiệt độ phòng tăng dần, máy cũng sẽ tăng dần công suất cho đến khi nhiệt độ gần đạt tới mức bạn cài đặt thì lại bắt đầu giảm dần công suất.

Điểm khác nhau cốt yếu trong nguyên tắc hoạt động của hai chiếc điều hòa có và không có Inverter là: một bên thì ngắt hẳn còn một bên chỉ giảm công suất hoạt động nên không mất lượng điện năng lớn để khởi động lại điều hòa. Hơn nữa, với cơ chế hoạt động như vậy, công nghệ Inverter cũng giúp điều hòa giảm độ ồn khi chạy, nhiệt độ được giữ ổn định lâu dài, đặc biệt còn giúp các linh kiện kéo dài tuổi thọ sử dụng.

Inverter và non-Inverter khác nhau khi 1 bên ngừng hẳn còn 1 bên thì chỉ chạy chậm lại
Inverter và non-Inverter khác nhau khi 1 bên ngừng hẳn còn 1 bên thì chỉ chạy chậm lại

Nhìn vào ví dụ trên có thể khẳng định, về khả năng tiết kiệm điện, quả đúng là công nghệ Inverter đã tối ưu hóa công suất hoạt động nên giúp cho các thiết bị giảm được một lượng điện năng tiêu thụ. Song điều này lại chỉ xảy ra khi thiết bị có công nghệ Inverter hoạt động liên tục trong thời gian dài. Còn trong trường hợp thiết bị của bạn chỉ hoạt động trong khoảng thời gian ngắn hay ngắt quãng thì cơ hội để công nghệ Inverter thể hiện khả năng tiết kiệm điện hầu như rất ít thậm chí đôi khi còn tốn điện hơn cả dòng non-Inverter.

Một khi đã nắm được cơ chế hoạt động của công nghệ Inverter cũng như hiểu đúng về non-Inverter thì chắc chắn bạn sẽ có thêm kiến thức để lựa chọn mua sắm các thiết bị gia dụng, đặc biệt là điều hòa và tủ lạnh.

“Điểm danh” 5 ưu điểm của non-Inverter so với Inverter

Qua những so sánh và tìm hiểu ở trên, có thể thấy rằng, công nghệ non-Inverter tuy có không được lòng người tiêu dùng hiện đại nhưng không phải chúng hoàn toàn “vô dụng”. Mà thực tế, chúng cũng có khá nhiều những ưu điểm so với công nghệ Inverter mà chúng ta không thể không thừa nhận. Hãy cùng chúng tôi điểm danh 5 ưu điểm này:

  • Một là, thiết bị của bạn sẽ có tuổi thọ và có độ bền khá cao nếu bạn sử dụng hợp lý và bảo dưỡng thường xuyên.
  • Hai là, chi phí bỏ ra để sở hữu các các thiết bị này khá mềm, hợp với túi tiền của đa số mọi người.
  • Ba là, do sở hữu nguyên lý hoạt động đơn giản nên việc sửa chữa chúng khá dễ dàng, không mấy phức tạp.
  • Bốn là, nếu không may một hay vài linh kiện của thiết bị bị hỏng, bạn cũng không phải quá lo lắng vì giá cả thay thế rẻ hơn nhiều so với dòng Inverter.
  • Cuối cùng là, chi phí bảo dưỡng thiết bị cùng rẻ hơn dòng Inverter.
Nếu bạn có điều kiện tài chính hãy cân nhắc sử dụng thiết bị có Inverter có độ bền cao hơn
Nếu bạn có điều kiện tài chính hãy cân nhắc sử dụng thiết bị có Inverter có độ bền cao hơn

Vậy bạn sẽ chọn thiết bị Inverter hay non-Inverter?

Khảo sát thị trường hiện nay có thể thấy, hầu hết các thiết bị Inverter thường là các thiết bị hiện đại đi kèm với nó là giá thành để sở hữu cũng khá đắt đỏ so với các thiết bị non-Inverter nhưng lại có độ bền cao hơn.

Một lời khuyên dành cho bạn nếu đang phân vân giữa việc chọn thiết bị có hay không có Inverter là hãy căn cứ vào khả năng tài chính, nhu cầu sử dụng của chính bản thân bạn để lựa chọn được thiết bị phù hợp nhất, không nên phụ thuộc vào ý kiến của người khác quá nhiều.

Trong trường hợp điều kiện tài chính của bạn rủng rỉnh thì hãy cân nhắc đến các thiết bị Inverter sẽ tiết kiệm điện năng và có độ bền cao hơn.

Hoặc khi nhu cầu sử dụng của bạn liên tục trong thời gian dài (trên 2h mỗi lần) thì bạn cũng nên hướng tới các thiết bị có Inverter sẽ tốt hơn.

Còn nếu ví tiền của bạn còn eo hẹp thì lựa chọn thiết bị non-Inverter với việc bảo dưỡng định kỳ thường xuyên cũng là một lựa chọn hợp lý. Bởi lẽ, khi không may hỏng hóc thì chi phí thay thế, sữa chữa cũng khá mềm.

Hy vọng với việc cung cấp đầy đủ những thông tin về công nghệ Inverter và non-Inverter, Rada đã mang lại cho bạn vốn kiến thức và hành trang để trở thành một người tiêu dùng thông minh thời đại 4.0. Và qua bài viết này, chắc rằng bạn không còn phải quá phân vân khi đưa ra quyết định chọn lựa các thiết bị có Inverter và non-Inverter.

Đặt dịch vụ như thế nào?

Đặt trực tiếp từ mẫu tìm dịch vụ tại trang web này

•  Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
•  Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
•  Bước 3: Nhập vào số điện thoại để dịch vụ có thể liên hệ với bạn.
•  Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi dịch vụ, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho dịch vụ biết khi họ gọi điện cho bạn.
•  Bước 5: Nhập vào Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết để gửi đến dịch vụ...
•  Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm dịch vụ gần bạn...

Tải ứng dụng Rada để đặt dịch vụ

•  Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
•  Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
•  Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
•  Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết để gửi đến dịch vụ... bạn cần yêu cầu dịch vụ, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
•  Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm dịch vụ

Lợi ích khi đặt dịch vụ từ hệ thống Rada

•  Mạng lưới dịch vụ liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào dịch vụ cũng có thể đáp ứng
•  Ngay sau khi kết nối thành công, dịch vụ sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
•  Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được dịch vụ cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
•  Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
•  Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với dịch vụ
•  Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,620 nhà cung cấp dịch vụ, 139,166 người sử dụng và 236,804 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt dịch vụ từ mạng lưới dịch vụ của mình.


Chat với RadaGPT
Hỏi đáp với Rada ×