Quét mã QR tải app đặt dịch vụ
 

 

 

 

 

Sau sinh, người mẹ dễ trầm cảm

Có tới 41% phụ nữ bị trầm cảm sau khi sinh và nguy cơ tái phát của bệnh này là 50%. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ sau sinh bị trầm cảm nhưng không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời.

Theo TS.BS Lê Thị Thu Hà – trưởng khoa hậu sản M. Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM, các rối loạn tâm thần ở người mẹ thường xuất hiện khoảng vài ngày đến sáu tuần sau sinh, với nhiều mức độ khác nhau.

 Sau sinh, người mẹ dễ trầm cảm

Nhiều yếu tố 
gây trầm cảm

Chị N.T.T.L. (33 tuổi, TP.HCM) do hiếm muộn nên phải trải qua thời gian thụ tinh trong ống nghiệm. Khi đậu thai, chị lại luôn sống trong tâm trạng lo lắng, bất an vì sợ con bị dị tật.

Năm 2011, sau khi sinh con xong chị L. bị rơi vào trạng thái mệt mỏi, chán nản, sợ con, thậm chí có lúc chị muốn giết con nhưng chị không đi bệnh viện khám bệnh. Được gia đình an ủi, động viên nên tình trạng này có giảm đi.

Tuy nhiên, năm 2013 khi bà nội mất, chị L. lại xuất hiện tình trạng ám ảnh về cái chết, hay sợ, mất ngủ. Một tuần sau bà nội mất, con chị lại bệnh nặng nên triệu chứng trầm cảm của chị bộc phát mạnh hơn. Chị tưởng tượng ra đủ thứ đáng sợ. Đêm chị không ngủ được, có lúc muốn giết con, không muốn sống…

Từ năm 2013 đến tháng 5-2016, chị L. đến một số phòng mạch tư, phòng khám đa khoa tư nhân, kể cả bệnh viện lớn khám bệnh.

Có nơi chẩn đoán chị bị stress, căng thẳng thần kinh, có nơi chẩn đoán bị viêm xoang, nhiễm giun, có nơi chẩn đoán chị bị trầm cảm rồi kê toa thuốc uống nhưng tình trạng bệnh cứ tái diễn. Bác sĩ này khuyên chị nên đến Bệnh viện Sức khỏe tâm thần TP khám bệnh nhưng chị không đến…

Theo TS.BS Hồ Tống Tiễn – cán bộ giảng dạy Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM, một nghiên cứu cho thấy khoảng 4% dân số VN bị trầm cảm. Tỉ lệ nữ mắc bệnh thường cao gấp hai lần nam giới ở tuổi trưởng thành.

Rối loạn trầm cảm sau sinh có thể đến 11-20% phụ nữ sinh đẻ. Hậu quả không những bệnh nhân tự tử (25%) mà còn có thể giết chết con mình (một thống kê ở Mỹ cho thấy có 8/100.000 trẻ dưới 1 tuổi bị giết).

Nguyên nhân gây rối loạn trầm cảm nói chung và trầm cảm sau sinh nói riêng vẫn chưa được hoàn toàn sáng tỏ. Tuy nhiên, phụ nữ sau sinh có nguy cơ trầm cảm tăng vì quá trình mang thai, sinh đẻ và chăm sóc con tiềm ẩn chuỗi stress tâm lý.

TS Thu Hà cho biết thêm ở dạng trầm cảm nhẹ, sau khi sinh khoảng 3-4 ngày người mẹ thường thấy mệt mỏi, các hoạt động vô cùng khó khăn và vụng về, lo lắng thái quá đối với sức khỏe của con và của bản thân, khóc lóc vô cớ… Nếu trầm cảm nặng, từ lo lắng, người mẹ trở nên buồn rầu, hay cáu gắt vô cớ, có những xử sự kỳ quặc với đứa con mới đẻ và những đứa trẻ khác.

Về nguyên nhân trầm cảm sau sinh, TS Thu Hà cho biết mâu thuẫn (tài chính) trong gia đình không được giải quyết triệt để trước và sau khi sinh cũng có thể gây trầm cảm cho bà mẹ. Chưa kể thiếu ngủ, thiếu dinh dưỡng, mặc cảm tự ti vóc dáng, da dẻ…, không có ai bên cạnh chia sẻ, bị bạo hành gia đình… cũng có thể gây trầm cảm sau sinh.

Cần phát hiện sớm

Theo TS Thu Hà, trầm cảm sau sinh có nhiều mức độ từ nặng đến nhẹ: buồn sau sinh, trầm cảm sau sinh, loạn thần. Vì thế việc phát hiện sớm các dấu hiệu trầm cảm giúp ích rất lớn trong quá trình điều trị.

Gia đình, đặc biệt là người chồng, cần gần gũi, chia sẻ và động viên vợ. Bệnh ở giai đoạn nhẹ nếu được sự giúp đỡ của gia đình người mẹ có thể phục hồi nhanh chóng.

Cần lưu ý khi bị trầm cảm, người mẹ không được khỏe nên cần được nghỉ ngơi nhiều hơn. Một người mẹ trầm cảm không thích sự cô độc, gia đình cần sắp xếp để lúc nào cũng có một người thân tin tưởng ở bên cạnh.

Ngoài ra, một bầu không khí thoải mái, vui vẻ trong gia đình, một thái độ quan tâm ân cần, những lời nói tích cực và chế độ ăn uống thích hợp, cũng như có sự chia sẻ trong việc chăm sóc em bé sẽ là những yếu tố thuận lợi giúp các bà mẹ vượt qua được những khủng hoảng dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh.

Về phía nhân viên y tế cần động viên, gần gũi và chia sẻ với thai phụ về cuộc chuyển dạ và chăm sóc bé sau sinh. Hướng dẫn thai phụ về việc nuôi con bằng sữa mẹ để tăng tình cảm mẹ con.

Về điều trị, TS Tống Tiễn cho biết trầm cảm sau sinh có thể điều trị hiệu quả khi được bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm điều trị. Khi bị bệnh, bệnh nhân có thể đến các bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa tâm thần. Không nên khám ở phòng khám chung nội khoa vì sẽ mất cơ hội được điều trị đúng, đủ ngay từ đầu.

Dấu hiệu trầm cảm sau sinh

  • Suy nhược cơ thể: mệt mỏi triền miên, thờ ơ việc nhà, cảm thấy đau khổ, vô vọng tăng dần, có khi khóc cả ngày không có lý do; cảm giác bị chồng, gia đình, bạn bè bỏ rơi.
  • Lo lắng: cảm giác bị bệnh và luôn than phiền về sức khỏe. Cảm thấy đau dữ dội (thường than đau đầu, cổ, lưng, ngực hoặc tim) nhưng bác sĩ không tìm ra nguyên nhân…
  • Hoảng hốt: với những tình huống xảy ra hằng ngày và khó bình tĩnh lại.
  • Căng thẳng: có cảm giác như muốn nổ tung ra.
  • Cảm giác bị ám ảnh: bị ám ảnh về một người, một tình huống hay một hoạt động cụ thể nào đó. Có khi sợ hãi hoặc đi kèm với cảm giác tội lỗi và tin rằng mình là mối nguy hại cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là đứa trẻ.
  • Mất tập trung: khó tập trung đọc sách, xem tivi hay trò chuyện bình thường, cảm thấy trí nhớ kém.
  • Rối loạn giấc ngủ: rất khó ngủ hoặc không ngủ được, ngủ không liên tục.
  • Tình dục: mất hứng thú tình dục thường kéo dài một thời gian.

Đặt dịch vụ như thế nào?

Đặt trực tiếp từ mẫu tìm dịch vụ tại trang web này

•  Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
•  Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
•  Bước 3: Nhập vào số điện thoại để dịch vụ có thể liên hệ với bạn.
•  Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi dịch vụ, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho dịch vụ biết khi họ gọi điện cho bạn.
•  Bước 5: Nhập vào Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết để gửi đến dịch vụ...
•  Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm dịch vụ gần bạn...

Tải ứng dụng Rada để đặt dịch vụ

•  Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
•  Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
•  Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
•  Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết để gửi đến dịch vụ... bạn cần yêu cầu dịch vụ, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
•  Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm dịch vụ

Lợi ích khi đặt dịch vụ từ hệ thống Rada

•  Mạng lưới dịch vụ liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào dịch vụ cũng có thể đáp ứng
•  Ngay sau khi kết nối thành công, dịch vụ sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
•  Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được dịch vụ cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
•  Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
•  Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với dịch vụ
•  Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 7 năm hoạt động, đến nay đã có 10,271 nhà cung cấp dịch vụ, 137,724 người sử dụng và 226,529 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt dịch vụ từ mạng lưới dịch vụ của mình.


Chat với RadaGPT
Hỏi đáp với Rada GPT ×