Quét mã QR tải app đặt thợ điện
 

 

 

 

 

Quạt trần và quạt cây thì quạt nào tốn điện hơn?

Bạn đang muốn trang bị cho nhà mình một chiếc quạt nhưng bạn đang lại phân vân giữa quạt trần và quạt cây thì nên mua loại quạt nào để có thể tiết kiệm chi phí tiền điện? Thì bạn nên tham khảo bài viết này nhé vì chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn.

Quạt trần có những đặc điểm gì?

Quạt trần là loại quạt được thiết kế gắn cố định trên trần nhà với nguyên lý hoạt động dựa vào chuyển động của động cơ truyền đến cánh quạt làm cánh quạt quay. Quạt có cấu tạo gồm: cánh quạt, động cơ, móc quạt trần, hộp số, hộp điện, ống treo, phễu trên và phụ kiện đi kèm.

Quạt thường được người dùng chọn mua để lắp đặt ở trần phòng ngủ, phòng khách, phòng học,… hoặc những nơi có không gian lớn. Vì sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu làm mát ở diện tích rộng.

Ưu điểm

  • Hoạt động ổn định, bền bỉ và lâu dài.
  • Đáp ứng tốt nhu cầu làm mát trên diện rộng.
  • Đa dạng về kích thước, mẫu mã và có thể tận dụng làm vật trang trí cho căn nhà.
  • Do được gắn cố định trên trần nhà nên tiết kiệm được diện tích không gian hiệu quả.

Nhược điểm

  • Khó tháo lắp hoặc di chuyển khi cần.
  • Tốn công lắp đặt trước khi đưa vào sử dụng.
  • Vì được gắn cố định trên cao nên khá khó khăn khi vệ sinh.

Quạt cây có những đặc điểm gì?

Quạt cây hay còn gọi là quạt dáng đứng, có thiết kế chắc chắn, giúp đứng vững trên sàn nhà. Chiều cao quạt khoảng 100 – 150cm và bạn có thể tùy chỉnh độ cao linh hoạt, dễ dàng. Cấu tạo chính của quạt gồm: lồng quạt, cánh quạt, thân quạt, động cơ quạt và đế quạt.

Quạt có thể quay 180 độ hoặc đa chiều nên phù hợp dùng cho các không gian từ 20 – 30m2 như: phòng khách, phòng ăn,… Đồng thời, bạn cũng có thể di chuyển quạt dễ dàng đến mọi vị trí cần làm mát.

Ưu điểm

  • Cấu tạo dễ tháo lắp và vệ sinh.
  • Không tốn nhiều công sức lắp đặt.
  • Thuận tiện di chuyển quạt đến mọi vị trí.
  • Làm mát tốt ở khu vực có diện tích khá rộng.
  • Người dùng dễ dàng điều chỉnh độ cao theo nhu cầu sử dụng.

Nhược điểm

  • Do quạt cây nên sẽ chiếm một phần không gian trong nhà.
  • Kém an toàn với nhà có trẻ nhỏ do trẻ nghịch phá có thể chạm tay vào lồng quạt, dây điện dưới sàn.

Quạt trần có tốn điện nhiều không?

Những mẫu quạt trần sử dụng động cơ AC sẽ có công suất dao động từ 50 – 85W. Một số mẫu mã khác áp dụng động cơ DC tiết kiệm điện có công suất từ 40 – 55W.

Các mẫu quạt trần tích hợp các chế độ và tiện ích khác nhau sẽ có mức tiêu thụ điện tăng, giảm không giống nhau. Vì thế, để tính lượng điện năng tiêu thụ và tiền điện chính xác bạn phải biết được công suất chạy (xem trên nhãn quạt hoặc bảng thông số kỹ thuật) và chi phí điện trong khu vực.

Với:

  • 1kWh thường được gọi là 1 số điện (miền Bắc) hoặc 1 ký điện (miền Nam).
  • 1kW = 1000W (để quy đổi W sang kW, hãy lấy số W chia cho 1000).
  • 1 ngày = 24 giờ.

Từ công suất hoạt động, bạn dễ dàng tính được lượng điện năng tiêu thụ với công thức:

A= P x t

Trong đó:

  • A: Lượng điện tiêu thụ trong thời gian t (kWh).
  • P: Công suất (đơn vị kW).
  • t: Thời gian sử dụng (đơn vị giờ).

Ví dụ: Quạt trần có công suất 50W = 0.05kW, hoạt động trong 24 giờ sẽ tiêu thụ lượng điện là 0.05 x 24 = 2.4kWh.

Dưới đây là công thức tính tiền điện cho quạt trần:

  • Chi phí trong một giờ (đồng/giờ)= P x t x giá điện (đồng) (t= 1)

Theo đó:

  • Chi phí mỗi tháng (đồng)= P x t x số ngày trong tháng x giá điện (đồng)

Ví dụ: Quạt trần có công suất 50W = 0.05kW, hoạt động trong 2 giờ/ngày thì tiền điện tháng đó (30 ngày) là 0.05 x 2 x 30 x giá điện.

Nên mua quạt trần hay quạt cây để tiết kiệm điện hơn?

Thông thường, quạt cây sẽ có công suất khoảng từ 36 – 55W nên quạt trần sẽ tốn điện hơn so với quạt cây thông thường. Tuy nhiên, nếu phòng lớn, có đông người thì sử dụng 1 chiếc quạt trần sẽ làm mát tốt hơn so với việc dùng quạt cây.

Do vậy, bạn có thể cân nhắc chọn loại quạt thích hợp cho mục đích sử dụng, tránh dùng dòng quạt vừa không hợp với nhu cầu làm mát vừa gây lãng phí điện năng, không mang lại hiệu quả sử dụng cao.

Trên đây là một vài thông tin về việc sử dụng quạt trần và quạt cây thì quạt nào tốn điện hơn. Chúc bạn lựa chọn được cho mình loại quạt phù hợp nhé!

Đặt thợ xây như thế nào?

Đặt trực tiếp từ mẫu tìm thợ xây tại trang web này

•  Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
•  Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
•  Bước 3: Nhập vào số điện thoại để thợ xây có thể liên hệ với bạn.
•  Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi thợ xây, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho thợ xây biết khi họ gọi điện cho bạn.
•  Bước 5: Nhập vào Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết...
•  Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm thợ xây gần bạn...

Tải ứng dụng Rada để đặt thợ xây

•  Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
•  Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
•  Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
•  Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết... bạn cần yêu cầu thợ xây, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
•  Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm thợ xây

Lợi ích khi đặt thợ xây từ hệ thống Rada

•  Mạng lưới thợ xây liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào thợ xây cũng có thể đáp ứng
•  Ngay sau khi kết nối thành công, thợ xây sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
•  Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được thợ xây cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
•  Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
•  Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với thợ xây
•  Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 7 năm hoạt động, đến nay đã có 10,333 nhà cung cấp dịch vụ, 137,880 người sử dụng và 228,192 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt thợ xây từ mạng lưới dịch vụ của mình.


Tham khảo thêm: Giá dịch vụ thợ xây
Chat với RadaGPT
Hỏi đáp với Rada GPT ×