Quét mã QR tải app đặt thợ sửa máy bơm
 

 

 

 

 

Phân Biệt Các Loại Máy Bơm: Xăng, Điện và Dầu Diesel

Máy bơm nước đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp và duy trì chất lượng nước ổn định cho hộ gia đình. Nếu bạn đang phân vân không biết chọn loại máy bơm nào phù hợp, hãy cùng Rada khám phá và so sánh các loại máy bơm chạy bằng xăng, điện và dầu diesel. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ về ưu điểm và nhược điểm của từng loại máy bơm để bạn có thể lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất!

Tìm hiểu máy bơm chạy bằng xăng

Khi nào nên dùng máy bơm chạy bằng xăng?

Nếu bạn cần sắm một chiếc máy bơm có giá thành rẻ, tốc độ hút nhanh, không gây tiếng ồn lớn trong khi vận hành để cung cấp nguồn nước cho việc tưới tiêu ruộng vườn, ao hồ,… thì hãy chọn mua máy bơm chạy bằng xăng nhé!

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Máy bơm chạy bằng xăng là loại máy bơm sử dụng xăng để đốt cháy nhiên liệu. Máy có cấu tạo gồm 2 bộ phận chính là động cơ đốt bằng xăng và bơm để thực hiện quá trình bơm nước.

Bơm sẽ tạo áp suất hơi trong ống hút, kéo nước từ nguồn cần bơm vào bên trong, sau đó chuyển đổi năng lượng này thành năng lượng nước chảy ra thông qua cơ cấu piston và đẩy nước ra khỏi bơm qua ống dẫn, cung cấp nước đến hồ chứa, hồ bơi,…

Ưu, nhược điểm

Ưu điểm:

  • Máy sử dụng động cơ xăng nên có bơm nước một cách hiệu quả.
  • Tốc độ hút nhanh và đẩy cao, cung cấp nguồn nước dồi dào phục vụ cho sinh hoạt.
  • Máy không yêu cầu về nguồn điện cố định nên bạn có thể thuận tiện di chuyển đến nhiều vị trí khác nhau.
  • Xăng là nguyên liệu khá phổ biến nên nếu xảy ra hư hỏng, bạn không cần tốn kém nhiều chi phí để bảo dưỡng và sửa chữa.
  • Không gây tiếng ồn lớn trong quá trình vận hành.

Nhược điểm:

  • Xăng dễ bốc cháy khi gặp nhiệt độ cao nên không an toàn cho người sử dụng.
  • Máy bơm chạy bằng xăng tiêu thụ nhiên liệu nhiều và có chi phí vận hành cao.
  • Sử dụng nhiên liệu xăng có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng không khí, không thân thiện với môi trường.

Tìm hiểu máy bơm chạy bằng điện

Khi nào nên dùng máy bơm chạy bằng điện?

Do không sử dụng chất đốt mà chỉ kết nối bằng nguồn điện vì vậy máy bơm nước chạy bằng điện phù hợp để sử dụng trong sinh hoạt trực tiếp. Tuy nhiên, bạn cũng có thể sử dụng nó cho chăn nuôi thuỷ sản hay sử dụng làm máy bơm hồ cá mini để giúp thuỷ sản phát triển tốt hơn, đồng thời tránh việc dính phải xăng dầu cho thuỷ sản.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Máy bơm chạy bằng điện có cấu tạo gồm 4 bộ phận chính là:

  • Động cơ điện: Sử dụng điện 1 pha hoặc 3 pha để cung cấp năng lượng cho máy bơm vận hành.
  • Bộ bơm: Gồm cánh quạt hoặc cánh ly tâm (tùy dòng sản phẩm) để tạo ra lưu lượng và áp suất cho nước.
  • Bộ vỏ và trục: Bảo vệ bộ bơm, đồng thời tạo kết nối giữa bơm với động cơ. Trục có khả năng chuyển năng lượng từ động cơ sang bộ bơm phục vụ cho quá trình bơm nước.
  • Bộ điều khiển và bảo vệ: Cho phép người dùng điều chỉnh hoạt động của máy bơm. Bộ bảo vệ giúp ngăn ngừa tình trạng quá tải, quá nhiệt, quá áp hay mất pha điện kém an toàn.
  • Bơm sẽ tạo áp suất hơi trong ống hút để hút nước nào bên trong bơm, sau đó cánh quạt hoặc cánh ly tâm sẽ xoay và tạo lực hút nước vào trung tâm bơm. Lực hút hoặc lực ly tâm sẽ đẩy nước qua ống dẫn và cung cấp đến vị trí cần thiết như hồ chứa, hồ bơi,…

Ưu, nhược điểm

Ưu điểm:

  • Chỉ cần cung cấp nguồn điện là máy có thể vận hành, không cần dùng mồi hay giật nổ như động cơ xăng.
  • Thiết kế nhỏ gọn do không có thùng chứa nguyên liệu nên dễ dàng di chuyển đến nhiều vị trí.
  • Máy bơm chạy bằng điện thường vận hành êm ái, ít gây tiếng ồn hơn so với máy bơm chạy bằng xăng.
  • Dễ dàng sử dụng và bảo trì.
  • Ít gây ô nhiễm môi trường hơn so với máy bơm chạy bằng xăng do không dùng nhiên liệu để đốt cháy.

Nhược điểm:

  • Chi phí vận hành cao nếu giá điện tăng lên và sử dụng ở mức thường xuyên.
  • Nếu có sự cố về điện hay nguồn điện không ổn định, máy bơm không thể hoạt động.
  • Khi tiếp xúc với môi trường có độ ẩm cao, bụi bẩn,… có thể gây chập điện, kém an toàn cho người dùng.

Tìm hiểu máy bơm chạy bằng dầu diesel

Khi nào nên dùng máy bơm chạy bằng dầu diesel?

Máy bơm chạy bằng dầu diesel có thể đáp ứng nhu cầu bơm nước thường xuyên ở mọi nơi để phục vụ cho việc tưới tiêu, chăn nuôi thủy sản, đồng thời còn có thể sử dụng cho công tác chữa cháy.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Máy bơm chạy bằng dầu diesel được cấu tạo từ 5 bộ phận chính gồm:

  • Động cơ dầu diesel: Tạo ra lực cơ học nhằm cung cấp năng lượng cho máy bơm hoạt động.
  • Bộ bơm: Tạo áp suất và lưu lượng để bơm dầu hoặc chất lỏng khác ra khỏi máy bơm.
  • Bộ vỏ và trục: Giữ chặt bộ bơm và trục cùng với động cơ khỏi các tác động vật lý.
  • Hệ thống nhiên liệu: Cung cấp dầu diesel từ bình chứa nguyên liệu vào động cơ.
  • Bộ điều khiển và bảo vệ: Cho phép người dùng điều chỉnh hoạt động của máy bơm và ngăn ngừa các vấn đề quá tải, quá nhiệt hay quá áp.
  • Bơm sẽ tạo áp suất hơi trong ống hút để lấy dầu diesel từ nguồn nguyên liệu vào bên trong, sau đó tạo áp suất để bơm dầu ra khỏi máy bơm. Áp suất tạo ra từ bơm đẩy dầu qua ống dẫn và cung cấp dầu đến vị trí cần sử dụng.

Ưu, nhược điểm

Ưu điểm:

  • Máy bơm chạy bằng dầu diesel có hiệu suất cao, cho phép người dùng hút nước được ở khoảng cách xa.
  • Máy có thể vận hành trong môi trường khắc nghiệt, ít gây nguy hiểm cho người sử dụng vì dầu diesel không bốc cháy bởi nhiệt độ thường.
  • Độ bền cao và tiết kiệm nhiên liệu.
  • Dầu diesel có giá thành khá rẻ, giúp tiết kiệm chi phí.

Nhược điểm:

  • Máy có trọng lượng nặng và khá cồng kềnh nên không phù hợp để di chuyển đến nhiều vị trí.
  • Máy tạo ra tiếng ồn lớn trong quá trình vận hành.
  • Máy bơm này không thích hợp để bơm nước sạch dùng hằng ngày do nguy cơ ô nhiễm từ khí thải và dầu diesel cao.
  • Chi phí vệ sinh và bảo dưỡng tương đối cao.

Một số lưu ý khi mua máy bơm mà bạn nên biết

Xác định nhu cầu sử dụng: Bạn hãy xác định lưu lượng nước, áp suất và khoảng cách bơm để chọn được chiếc máy bơm phù hợp với nhu cầu.

Chọn loại máy bơm: Trên thị trường hiện nay có 3 loại máy bơm phổ biến gồm máy bơm chạy bằng điện, máy bơm chạy bằng xăng và máy bơm chạy bằng dầu diesel, bạn hãy căn cứ theo điều kiện sử dụng và tính năng để chọn mua được sản phẩm phù hợp.

Hiệu suất và công suất: Bạn nên chọn mua máy bơm có hiệu suất cao và công suất lớn để giúp bơm nước hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian tối đa.

Tính năng bảo vệ: Bạn nên ưu tiên chọn mua các sản phẩm được trang bị tính năng bảo vệ quá nhiệt, quá áp, quá tải,… để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.

Dễ sử dụng và bảo trì: Chọn mua máy bơm dễ sử dụng sẽ giúp bạn vận hành máy hiệu quả và thuận tiện bảo trì khi có vấn đề xảy ra.

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin giúp bạn phân biệt máy bơm chạy xăng, điện và dầu diesel cùng ưu, nhược điểm từng loại, từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Đặt thợ sửa máy bơm

Đặt thợ sửa máy bơm như thế nào?

Đặt trực tiếp từ mẫu tìm thợ sửa máy bơm tại trang web này

•  Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
•  Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
•  Bước 3: Nhập vào số điện thoại để thợ sửa máy bơm có thể liên hệ với bạn.
•  Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi thợ sửa máy bơm, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho thợ sửa máy bơm biết khi họ gọi điện cho bạn.
•  Bước 5: Nhập vào Loại máy bơm hoặc nhãn hiệu máy bơm bạn đang sử dụng (bơm hút vào bể ngầm, bơm đẩy lên sân thượng), bệnh hoặc hư hỏng bạn gặp phải...
•  Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm thợ sửa máy bơm gần bạn...

Tải ứng dụng Rada để đặt thợ sửa máy bơm

•  Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
•  Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
•  Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
•  Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Loại máy bơm hoặc nhãn hiệu máy bơm bạn đang sử dụng (bơm hút vào bể ngầm, bơm đẩy lên sân thượng), bệnh hoặc hư hỏng bạn gặp phải... bạn cần yêu cầu thợ sửa máy bơm, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
•  Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm thợ sửa máy bơm

Lợi ích khi đặt thợ sửa máy bơm từ hệ thống Rada

•  Mạng lưới thợ sửa máy bơm liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào thợ sửa máy bơm cũng có thể đáp ứng
•  Ngay sau khi kết nối thành công, thợ sửa máy bơm sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
•  Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được thợ sửa máy bơm cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
•  Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
•  Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với thợ sửa máy bơm
•  Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,620 nhà cung cấp dịch vụ, 139,169 người sử dụng và 236,822 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt thợ sửa máy bơm từ mạng lưới dịch vụ của mình.


Tham khảo thêm: Giá dịch vụ thợ sửa máy bơm

Thông tin mới cập nhật

Chat với RadaGPT
Hỏi đáp với Rada ×