Chia sẻ kinh nghiệm thi công tủ bếp tại nhà
Hôm nay, chúng tôi xin phép chia sẻ một số kinh nghiệm trong quá trình làm việc đối với thiết kế và thi công tủ bếp gỗ công nghiệp tại nhà.
Về chất liệu
Bạn cần phân biệt rõ giữa cốt gỗ là phần lõi bên trong và bề mặt phủ là tạo thẩm mỹ bên ngoài. Có 7 loại gỗ công nghiệp chính đó là:
1. Ván dăm thường (MFC thường): gỗ tự nhiên ngắn ngày xay dạng dăm, giá rẻ),
2. Ván dăm chống ẩm (MFC chống ẩm): như MFC thường nhưng thành phần có chất chống ẩm),
3. MDF là gỗ tự nhiên ngắn ngay xay mịn, ép chặt dưới áp suất cao, Đặc điểm nổi bật của gỗ MDF như độ bền cao, bề mặt nhẵn, ít cong vênh và có khả năng chống mối mọt tốt. MDF có độ bền rất cao so với các loại gỗ công nghiệp.
4. MDF lõi xanh chống ẩm: khác với gỗ MDF thường, gỗ MDF lõi xanh có khả năng chống ẩm, mốc, mối mọt vượt trội. Đặc biệt phù hợp với khí hậu Việt Nam bởi nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa mang tính chất nóng ẩm, độ ẩm không khí cao, nhiệt độ cao. Đặc biệt, giá thành rẻ, nhất là so với gỗ tự nhiên.
5. HDF: tương tự MDF xong rất cứng, nặng nên ứng dụng chính là dùng trong làm sàn gỗ, giá thành cao.
6. Gỗ Plywood: Nhiều lớp gỗ mỏng có độ dày ~1mm có kích thước bằng nhau, ép chồng vuông góc bằng keo chuyên dụng. Được ứng dụng trong sử dụng làm gỗ trang trí
Xét về các yếu tố cấu tạo, tính ứng dụng trong thi công tủ bếp, MDF lõi xanh chống ẩm là lựa chọn được ưu tiên hàng đầu đối với thi công Tủ bếp, về độ bám vít, chịu lực, chống ẩm, cũng như giá thành thi công.
Lưu ý: Hiện nay rất nhiều đơn vị thi công sử dụng tên gọi gỗ công nghiệp chống ẩm chung chung khi báo giá.
Ví dụ như: gỗ công nghiệp chống ấm MFC khác hoàn toàn MDF, hoặc MDF chống ẩm thì giữa cốt gỗ Trung Quốc, Thái Lan hay An Cường và nó có sự chênh lệch lớn về giá, do đó khi thi công các bạn cần phải nắm được chính xác chất liệu mình đang làm nhé.
Bề mặt phủ
Trên thị trường hiện có có 3 loại: Melamin, Laminate, Acrylic
1. Melamin: Đa dạng về màu sắc, đẹp có khả năng chống va đập, trầy xước cao, dễ vệ sinh,… giá thành tốt
2. Laminate: Màu sắc đa dạng như tương tự Melamin, lớp phủ dày, chống va đập, trầy sước.. giá thành cao
3. Acrylic: Bảng màu phong phú, nhiều màu đơn sắc, bề mặt sáng, bóng gương dễ lau chùi nhưng dễ xước nên cần lưu ý khi vệ sinh.. giá thành cao.
Tùy theo mức đầu tư các bạn có thể chọn bề mặt phủ cho phù hợp đối với căn bếp tại nhà.
Thiết kế
Sắp xếp công năng sử dụng trong phòng bếp
Bếp là nơi vượng hỏa, do đó khi sắp xếp các thiết bị trong nhà bếp cần phân bố từng khu theo tính chất về Thủy, Hỏa.
Ví dụ như: Tủ lạnh, chậu rửa, vòi rửa, máy rửa bát, máy lọc nước, máy rửa bát về một khu vực đảm bảo cách xa bếp nấu ít nhất bếp nấu từ 600-800mm.
Thứ tự sắp xếp nên là Tủ lạnh => chậu rửa => bếp đảm bảo sự tiện dụng trong sử dụng cũng như sắp xếp về mặt phong thủy…
Kích thước tiêu chuẩn
a. Tủ bếp trên tiêu chuẩn: cao 700 -750mm, sâu 350mm
b. Tủ bếp dưới tiêu chuẩn: cao từ 810-860mm tuỳ thuộc vào chiều cao người làm bếp, cũng như nhu cầu sử dụng các thiết bị trong nhà bếp, rộng của mặt đá: 600 – 610mm, sâu tủ: 590mm.
c. Khoảng cách từ mặt bàn đá đến đáy tủ trên: 600 – 650mm
Khi thi công các bác cũng nên chú ý đến phần kích thước, có một số bên thi công cạnh tranh về giá họ hạ kích thước tiêu chuẩn xuống, dẫn đến việc là có một số thiết bị mình muốn lắp sau nó không đảm bảo kích thước sẽ rất là mất thẩm mỹ, và phát sinh nhiều vấn đề.
Các kiểu tủ bếp
Hiện nay tùy vào thiết kế cũng như mong muốn của gia chủ, bếp sẽ có hình dạng phổ biến chữ L, U, I.
Đá bếp
Trên thị trường hiện nay có 4 dòng đá chính trong thi công mặt bàn bếp:
1. Đá tự nhiên Granite loại dùng phổ biến nhất là đá kim sa trung Với đặc điểm độ cứng cao, chịu lực tốt bề mặt nhẵn bóng, không thấm nước, các loại dầu mỡ, không bị xước, dễ dàng vệ sinh, chi phí thấp.
2. Đá marble hay cẩm thạch: màu sắc đẹp đa dạng như: trắng sứ, vân mây kem oman, vàng,… đá dễ bị ố vàng, bám bẩn. Khả năng chống trầy xước của nó cũng không cao, tính ứng dụng trong làm mặt bàn bếp không tốt, chi phí cao
3. Đá nhân tạo gốc thạch anh VICOSTONE: Là dòng đá cao cấp có độ cứng thậm chí còn cao hơn cả độ bền của đá tự nhiên. Màu sắc đẹp, đa dạng, dễ dàng vệ sinh trong quá trình sử dụng, và có thể làm mới lại … Chi phí cao
4. Đá nhân tạo Solid Surface LG: Đá có độ bền cao, khả năng chống bám bẩn, ăn mòn, chống nước hoàn hảo 100%, tính linh hoạt trong thiết kế, có thể uốn cong 3D nhiều hình dạng, dễ dàng vệ sinh, đá có độ bóng mờ. Màu sắc đa dạng, sang trọng, có thể sửa chữa được…chi phí cao.
Để làm tủ bếp còn khá nhiều kiến thức liên quan về thiết bị, rồi kể cả phong thủy, trang trí trong nhà bếp… chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu tới bạn đọc trong loạt bài kế tiếp.
Đặt thợ mộc như thế nào?
Đặt trực tiếp từ mẫu tìm thợ mộc tại trang web này
• Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
• Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
• Bước 3: Nhập vào số điện thoại để thợ mộc có thể liên hệ với bạn.
• Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi thợ mộc, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho thợ mộc biết khi họ gọi điện cho bạn.
• Bước 5: Nhập vào Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết...
• Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm thợ mộc gần bạn...
Tải ứng dụng Rada để đặt thợ mộc
• Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
• Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
• Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
• Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết... bạn cần yêu cầu thợ mộc, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
• Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm thợ mộc
Lợi ích khi đặt thợ mộc từ hệ thống Rada
• Mạng lưới thợ mộc liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào thợ mộc cũng có thể đáp ứng
• Ngay sau khi kết nối thành công, thợ mộc sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
• Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được thợ mộc cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
• Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
• Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với thợ mộc
• Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,657 nhà cung cấp dịch vụ, 139,420 người sử dụng và 239,116 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt thợ mộc từ mạng lưới dịch vụ của mình.