Giờ vàng trong cấp cứu đột quỵ và làm gì để cứu người bị đột quỵ?
1. Ba dấu hiệu cảnh báo đột quỵ
Ba dấu hiện cảnh báo đột quỵ mà ai cũng có thể nhận biết, đó là: méo miệng, liệt tay và chân cùng bên, rối loạn ngôn ngữ.
Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ. Trong đó, 50% tử vong, số được cứu sống có nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm như rối loạn nhận thức, mất khả năng vận động, nhiễm trùng đường tiết niệu, khó khăn trong việc nói và nuốt, rối loạn tâm lý.
Thân nhân người bị đột quỵ thường bất ngờ, lúng túng, bấn loạn không biết cách xử lý. Nhiều trường hợp cạo gió, cắt lễ, xông hơi… khiến tình trạng người bị đột quỵ càng nặng hơn.
Lời khuyên của chuyên gia y tế với tình huống đột quỵ
Tiến sĩ – bác sĩ Nguyễn Huy Thắng, Chủ tịch Hội đột quỵ TP.HCM, cho biết 95% người đột quỵ não với 3 dấu hiện cảnh báo: méo miệng, liệt tay và chân cùng bên, rối loạn ngôn ngữ.
“Không chỉ nhân viên y tế mà người nhà bệnh nhân có thể biết 3 dấu hiệu trên. Nếu phát hiện thì không làm gì cả, quan trọng nhất là nghĩ xung quanh gần nhà mình có bệnh viện nào gần nhất điều trị đột quỵ hiệu quả. Bởi nếu chuyển đến bệnh viện không có quy trình điều trị đột quỵ thì sẽ tăng nguy cơ tử vong và tàn phế”, bác sĩ Nguyễn Huy Thắng nói.
Bác sĩ Nguyễn Huy Thắng đã chia sẻ những thông tin trên tại hội thảo cập nhật các phương pháp điều trị đột quỵ và ra mắt Đơn vị đột quỵ của Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn diễn ra ngày 17.11.
Bác sĩ Thắng cảnh báo, nếu bệnh nhân đến bệnh viện không có quy trình điều trị đột quỵ nhưng bệnh viện vẫn giữ bệnh nhân lại, nếu có chuyển viện thì bệnh nhân cũng phải trải qua chụp CT Scanner, MRI… làm mất giờ vàng của bệnh nhân.
Có nhiều bác sĩ thích chụp MRI, nhưng MRI đọc khó hơn so với CT Scanner, nếu bệnh viện không có chuyên gia đọc MRI thì bác sĩ đọc rất dễ nhầm lẫn nhồi máu não và xuất huyết não.
Từ tháng 2.2017 đến 2.2018, Bệnh viện Nhân dân 115 TP.HCM đã tiếp nhận 2.544 ca đột quỵ. Trong đó có 14% bệnh nhân đến sớm trong thời gian 4,5 giờ; hơn 9% đến 4,5 – 6 giờ, gần 41% đến từ 6 – 24 giờ và gần 36% đến sau 24 giờ.
2. Cần làm gì khi chờ xe cấp cứu hoặc taxi tới?
xử lý khi người thân bị đột quỵ
Một chuyên gia về điều trị đột quỵ ở TP.HCM cho biết: 95% người đột quỵ não với 3 dấu hiện cảnh báo: méo miệng, liệt tay và chân cùng bên, rối loạn ngôn ngữ.
Không chỉ có nhân viên y tế, người dân cũng có thể nhận biết 3 dấu hiệu này để đưa người thân đi bệnh viện và không được làm gì cả.
“Trong khi chờ xe đến chuyển đi bệnh viện thì nên cho bệnh nhân nằm nơi thoáng mát để thở dễ dàng. Tốt nhất là có xe chuyên dụng nhưng thực tế kẹt xe ở Việt Nam thì xe chuyên dụng sẽ đến không kịp”, chuyên gia nói.
Một thực tế là tại Bệnh viện Nhân dân 115 mỗi năm có khoảng 12.000 bệnh nhân đột quỵ não (khoảng 7.000 đột quỵ tim). Tuy nhiên, có trên 90% bệnh nhân đến Bệnh viện Nhân dân 115 là đi xe gia đình hoặc xe taxi, gần 10% đi bằng xe cấp cứu chuyên dụng, trong đó thì trên 75% bệnh nhân đến trễ.
“Đột quỵ não không nặng lúc đầu, bệnh nhân tỉnh táo, có thể di chuyển bằng xe gia đình, xe công cộng. Nhưng đến bệnh viện càng sớm khả khăng điều trị thành công càng cao. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp xảy ra, có trường hợp dù đến sớm nhưng cục huyết khối quá lớn lấy không ra được “, chuyên gia cho biết.
3. Danh sách 50 cơ sở ý tế có quy trình can thiệp đột quỵ trên toàn quốc
TT | Tên Bệnh Viện | Tỉnh/thành |
---|---|---|
1 | Bệnh viện Nhân dân 115 TP.HCM | TP Hồ Chí Minh |
2 | Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định | Bình Định |
3 | Bệnh viện Nhân dân Gia Định TP.HCM | TP Hồ Chí Minh |
4 | Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội | Hà nội |
5 | Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP.HCM | TP Hồ Chí Minh |
6 | Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai | Đồng Nai |
7 | Bệnh viện Đà Nẵng | Đà Nẵng |
8 | Bệnh viện Quân y 103 Hà Nội | Hà nội |
9 | Bệnh viện Q.Thủ Đức TP.HCM | TP Hồ Chí Minh |
10 | Bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng | Hải Phòng |
11 | Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội | Hà nội |
12 | Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ | Phú Thọ |
13 | Bệnh viện đa khoa T.Ư Thái Nguyên | Thái Nguyên |
14 | Bệnh viện T.Ư Huế | Huế |
15 | Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa | Thanh Hóa |
16 | Bệnh viện An Bình TP.HCM | TP Hồ Chí Minh |
17 | Bệnh viện đa khoa tỉnh Sóc Trăng | Sóc Trăng |
18 | Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái | Yên Bái |
19 | Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị | Quảng Trị |
20 | Bệnh viện đa khoa T.Ư Cần Thơ | Cần Thơ |
21 | Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM (cơ sở 1) | TP Hồ Chí Minh |
22 | Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh | Hà Tĩnh |
23 | Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc | Vĩnh Phúc |
24 | Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương | Hải Dương |
25 | Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An | Nghệ An |
26 | Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh | Quảng Ninh |
27 | Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM | TP Hồ Chí Minh |
28 | Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình | Thái Bình |
29 | Bệnh viện Thanh Nhàn Hà Nội | Hà nội |
30 | Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Tháp | Đồng Tháp |
31 | Bệnh viện Q.2 TP.HCM | TP Hồ Chí Minh |
32 | Công ty TNHH MTV Bệnh viện đa khoa Hợp Lực tỉnh Thanh Hóa | Thanh Hóa |
33 | Bệnh viện đa khoa Kiên Giang | Kiên Giang |
34 | Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 Hà Nội | Hà nội |
35 | Bệnh viện 105 Hà Nội | Hà nội |
36 | Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình | Ninh Bình |
37 | Bệnh viện E Hà Nội | Hà nội |
38 | Bệnh viện đại học y Hà Nội | Hà nội |
39 | Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí Quảng Ninh | Quảng Ninh |
40 | Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định | Nam Định |
41 | Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội | Hà nội |
42 | Bệnh viện Quân y 120 Tiền Giang | Tiền Giang |
43 | Bệnh viện đa khoa trung âm An Giang | An Giang |
44 | Bệnh viện đa khoa Thống Nhất Đồng Nai | Đồng Nai |
45 | Bệnh viện khoa khoa khu vực Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc | Vĩnh Phúc |
46 | Bệnh viện tỉnh Lào Cai | Lào Cai |
47 | Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận | Ninh Thuận |
48 | Công ty cổ phần Bệnh viện Đại học Y dược Hoàng Anh Gia Lai | Gia Lai |
49 | Bệnh viện đa khoa tỉnh An Giang | An Giang |
50 | Công ty cổ phần Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn | TP Hồ Chí Minh |
Đặt dịch vụ như thế nào?
Đặt trực tiếp từ mẫu tìm dịch vụ tại trang web này
• Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
• Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
• Bước 3: Nhập vào số điện thoại để dịch vụ có thể liên hệ với bạn.
• Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi dịch vụ, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho dịch vụ biết khi họ gọi điện cho bạn.
• Bước 5: Nhập vào Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết để gửi đến dịch vụ...
• Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm dịch vụ gần bạn...
Tải ứng dụng Rada để đặt dịch vụ
• Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
• Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
• Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
• Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết để gửi đến dịch vụ... bạn cần yêu cầu dịch vụ, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
• Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm dịch vụ
Lợi ích khi đặt dịch vụ từ hệ thống Rada
• Mạng lưới dịch vụ liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào dịch vụ cũng có thể đáp ứng
• Ngay sau khi kết nối thành công, dịch vụ sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
• Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được dịch vụ cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
• Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
• Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với dịch vụ
• Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,636 nhà cung cấp dịch vụ, 139,306 người sử dụng và 238,171 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt dịch vụ từ mạng lưới dịch vụ của mình.