Những trang bị bảo hộ lao động cần thiết trong nghề điện lạnh
Thợ sửa chữa và kỹ thuật viên điện lạnh là một nghề có mức độ nguy hiểm cao, môi trường làm việc đặc biệt. Họ thường xuyên phải leo trèo hoặc treo mình bên ngoài công trình xây dựng và thực hiện các thao tác kỹ thuật dưới nắng nóng, việc này rất dễ dẫn đến các tai nạn đáng tiếc không mong muốn.
Để tham gia vào nghề kỹ thuật viên điện lạnh, bên ngoài những trang bị cần thiết về công cụ lao động, đồ nghề kỹ thuật, các kỹ thuật viên tự do cũng thường hay quên tự sắm cho mình những tranh bị bảo hộ cá nhân nhằm đảm bảo sự an toàn cho chính mình.
Dưới đây Rada thống kê một số trang bị cần thiết nhằm hướng dẫn thợ và các kỹ thuật viên điện lạnh có thể tự trang bị cho mình trước khi hành nghề để đảm bảo an toàn tối thiểu cho cá nhân mình.
1. Mũ bảo hộ lao động
Đây là trang bị thường được các kỹ thuật viên bỏ qua nhiều nhất, nó không giống như mũ bảo hiểm xe máy để tham gia giao đông. Nó là mũ nhựa, thường có mầu vàng, trắng sáng, có phản quang, dễ nhìn để bảo vệ phần đầu nhằm tránh rơi vãi gạch, vữa trong thi công lắp đặt, sửa chữa.
Mũ bảo hộ lao động nhựa cũng khá nhẹ, thường có mi che nắng phía trước, có đai quanh đầu và đai giữ cằm. Khi làm việc bên ngoài tòa nhà, nó cũng giúp bạn tránh nắng chiếu thẳng vào đầu gây nên hiện tượng chóng mặt hoặc say nắng.
Mũ bảo hộ lao động có thể mua ở các cửa hàng trang bị bảo hộ lao động có giá từ 65.000đ đến 110.000đ tùy loại.
2. Găng tay bảo hộ
Tiếp xúc với điện, các vật dụng, công cụ cũng như linh kiện điều hòa thường có cạnh sắc hoặc hở điện rất nguy hiểm đặt biệt khi đang treo mình trên cao. Chỉ một phút sao nhãng có thể dẫn đến giật mình mà ngã khỏi thang. Một người an toàn, nhiều người vui phải không bạn.
Găng tay bảo hộ lao động có nhiều loại bạn có thể mua ở bất cứ cửa hàng bán đồ tạp hóa ngoài chợ nào, rẻ thì khoảng 5.000đ/đôi khá mềm, ôm tay, thao tác cũng rất dễ dàng. Bạn có thể mua lô để có giá rẻ hơn nữa và sử dụng theo lần, rất tiện lợi.
Găng tay bảo hộ cũng có loại đắt, từ 150.000đ đến 200.000đ, nếu bạn có điều kiện kinh tế thì có thể sắm cho mình loại này để sử dụng lâu dài. Nếu không thì sử dụng loại 5.000đ cũng rất ổn.
3. Giầy bảo hộ lao động
Giầy bảo hộ là một trang bị rất cần thiết nhưng nhiều anh em kỹ thuật viên hay bỏ qua. Một giầy bảo hộ tốt sẽ giúp cho bạn có thể bám chắc trên thang, chống trơn trượt, chống các vật nhọn, vật sắc cạnh cứa vào chân đồng thời cũng bảo vệ bạn nếu chẳng may xấy ra các va đập không mong muốn.
Giầy bảo hộ lao động có nhiều loại, rẻ có các loại từ 150.000đ – 200.000đ/đôi do các nhà sản xuất trong nước làm, đắt có các loại khoảng từ 400.000đ-600.000đ/đôi từ các nhà máy trong nước sản xuất cho các hãng nước ngoài với chất liệu khá tốt.
Các loại giầy có mức giá từ 400.000đ-600.000đ cũng có hình thức đẹp, thời trang, bền có thể sử dụng để đi lại hàng ngày phù hợp với nhiều loại quần áo khác nhau.
4. Dây bảo hiểm
Dây đai bảo hiểm có hai loại: Loại bản to đeo ở eo dùng cho việc bảo hiểm khi leo trèo ở khu vực có mức độ nguy hiểm vừa phải; Loại đeo khoác vai và hai bên đùi để đeo bảo hiểm khi phải treo người ra ngoài khoảng không, nếu trượt chân thì dây đeo sẽ bám nhiều điểm, tránh tác động lên một vùng cơ thể.
Dây đeo bảo hiểm có giá từ 220.000đ đến 550.000đ tùy vào số lượng móc và tải trọng chịu lực cũng như móc giảm tốc (để tránh rơi đột ngột) có thể mua được từ các cửa hàng bảo hộ lao động.
5. Quần áo bảo hộ lao động
Quần áo bảo hộ lao động đồng bộ được may dài tay, vải dầy, thấm mồ hôi, có nhiều túi tiện ích để chúng ta đựng đồ. Nó cũng bảo vệ chúng ta tránh những va chạm, xước sát chạm vào da khi lao động, bảo vệ tránh ánh nắng trực tiếp.
Khi ra ngoài nắng, có cũng giữ mồ hôi tránh làm bay hơi nhiều gây ra hiện tượng khô, tăng nhiệt cho da. Với quần áo bảo hộ lao động, nếu chúng ta in thương hiệu dịch vụ của chúng ta lên, nó cũng góp phần tăng nhận diện thương hiệu về dịch vụ của chúng ta trong mắt khách hàng.
Một bộ quần áo bảo hộ lao động có giá trong khoảng từ 250.000đ đến 450.000đ tùy từng chất liệu, kiểu cách và mẫu mã. Chúng ta có thể mua lẻ hoặc đặt theo nhóm để có giá thành rẻ hơn từ các nhà cung cấp.
6. Lưu ý
Công cụ bảo hộ lao động không phải công cụ để làm việc trong hành nghề (như thang, thang dây hay các bộ đồ nghề), nó chỉ giúp chúng ta phòng tránh các rủi ro có thể xẩy ra trong quá trình làm việc nhằm đảm bảo giảm thiểu tối đa tác động gặp phải khi sự cố xẩy ra.
Sử dụng công cụ bảo hộ lao động sẽ góp phần đảm bảo an toàn cho chính người thợ, giữ gìn nó sạch sẽ cũng đảm bảo tính chuyên nghiệp cũng như hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng, mang lại thiện cảm nhiều hơn và dĩ nhiên cũng sẽ mang lại thu nhập cao hơn vì khách hàng sẽ sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho thợ chuyên nghiệp.
Chúc các bạn luôn an toàn trong lao động!
Rada team
Đặt thợ sửa điều hòa như thế nào?
Đặt trực tiếp từ mẫu tìm thợ sửa điều hòa tại trang web này
• Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
• Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
• Bước 3: Nhập vào số điện thoại để thợ sửa điều hòa có thể liên hệ với bạn.
• Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi thợ sửa điều hòa, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho thợ sửa điều hòa biết khi họ gọi điện cho bạn.
• Bước 5: Nhập vào Loại máy điều hòa, công suất (BTU), bệnh mà bạn gặp phải, nạp gas (nếu bạn biết loại gas thì rất tốt), yêu cầu bảo dưỡng, lắp đặt...
• Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm thợ sửa điều hòa gần bạn...
Tải ứng dụng Rada để đặt thợ sửa điều hòa
• Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
• Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
• Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
• Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Loại máy điều hòa, công suất (BTU), bệnh mà bạn gặp phải, nạp gas (nếu bạn biết loại gas thì rất tốt), yêu cầu bảo dưỡng, lắp đặt... bạn cần yêu cầu thợ sửa điều hòa, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
• Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm thợ sửa điều hòa
Lợi ích khi đặt thợ sửa điều hòa từ hệ thống Rada
• Mạng lưới thợ sửa điều hòa liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào thợ sửa điều hòa cũng có thể đáp ứng
• Ngay sau khi kết nối thành công, thợ sửa điều hòa sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
• Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được thợ sửa điều hòa cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
• Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
• Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với thợ sửa điều hòa
• Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,636 nhà cung cấp dịch vụ, 139,299 người sử dụng và 238,070 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt thợ sửa điều hòa từ mạng lưới dịch vụ của mình.
Tham khảo thêm: Giá dịch vụ thợ sửa điều hòa