Những điểm cần lưu ý khi gọi thợ sửa điều hòa cũ
Sửa điều hòa cũ đã có thời gian hoạt động lâu hoặc những máy điều hòa đã qua tháo lắp nhiều lần thường mang lại những rủi ro đối với cả khách hàng và thợ sửa chữa.
Qua thực tế theo dõi hoạt động sửa chữa trên ứng dụng Rada, chúng tôi nhận thấy việc này khá thường xuyên đối với nhóm khách hàng sử dụng máy điều hòa không khí cũ cũng như thợ cũng kém sẵn sàng khi gặp phải những ca này.
Điều hòa cũ thường có những bệnh gì?
Đối với mạch điều khiển điều hòa
Đối với máy điều hòa cũ, chúng thường có thời gian hoạt động đã lâu vì vậy hệ thống mạch điều khiển của dàn nóng, dàn lạnh thường cũng đã kém, rất dễ bị hư hỏng ở mạch nguồn trên các bo mạch này do tụ hóa sử dụng lâu ngày hoặc đã suy hao, chúng có thể hỏng bất cứ lúc nào chúng ta không thể biết được, tuy nhiên đối với khách hàng thì cũng thường suy diễn nguyên nhân đến từ lần bảo dưỡng gần nhất mà thợ thực hiện và cho rằng việc bảo dưỡng có thể làm bắn nước vào mạch hoặc làm ẩm mạch điều khiển.
Đối với việc ẩm hoặc bắn nước vào mạch gây chập hoặc xung điện thì mạch sẽ hỏng ngay chứ không thể bật máy lên được. Ngay sau khi bảo dưỡng, máy hoạt động bình thường thì chúng ta không nên quy kết do thợ bảo dưỡng làm hỏng mạch được. Đây là hiểu lầm mà khách hàng thường xuyên đổ lỗi cho thợ khi máy hỏng mạch vài ngày sau khi bảo dưỡng.
Đối với cảm biến
Cảm biến nhiệt độ trên dang lạnh, dàn nóng qua quá trình sử dụng lâu dài, chúng cũng suy hao và có sai số nhiều dẫn đến việc thu thập tín hiệu về nhiệt độ không còn chính xác nữa. Khi cảm biến bị sai số chúng ta có thể gặp trường hợp máy quá lạnh mà chưa ngắt hoặc quá nóng mà máy nén điều hòa hoặc quạt gió trên cục nóng chưa chạy.
Việc suy hao trên cảm biến do thời gian chứ không xuất phát từ nguyên nhân bên ngoài. Nếu thợ sửa chữa khi lắp thiết bị vào máy, làm tụt cảm biến thì lập tức máy sẽ không chạy, không làm lạnh được.
Đối với tụ quạt trên cục nóng, cục lạnh của điều hòa cơ
Tụ là linh kiện giúp tăng dòng khởi động để chạy motor quạt trên dàn lạnh; quạt gió dàn nóng và máy nén gas lạnh. Tụ cũng có thời gian hoạt động nhất định, cũng suy giảm trị số theo thời gian vì vậy chúng hoàn toàn có thể hoạt động sai hoặc hỏng mà không cần tác động vào từ bên ngoài. Nếu ta tác động vào làm chúng hỏng thì hệ thống sẽ ngừng hoạt động ngay lập tức chứ không thể chờ đến vài ngày chúng mới hỏng được.
Lưu ý, khi thợ thay tụ các bạn cần biết rằng thợ thay tụ mới hay tụ đã sử dụng tháo lắp từ những máy khác sang (việc dùng tụ đã sử dụng có thể tiết kiệm tiền). Tốt nhất là chúng ta nên yêu cầu thợ thay tụ mới để đảm bảo thời gian hoạt động.
Máy nén hay lốc máy lạnh
Máy nén là bộ phận có giá trị cao nhất trên hệ thống máy lạnh, nếu đã sử dụng lâu, chúng chắc chắn sẽ bị hao mòn và cũng dễ bị chết bất thường mà nguyên nhât xuất phát từ hàng chục lần thay tụ, bơm quá áp suất hoặc thiếu áp suất từ những lần trước.
Chúng cũng có thể bị chết bất thường mà khó có thể đoán định được để quy kết nguyên nhân cho ai. Thợ cũng sẽ ngại các trường hợp này, biết đâu chỉ là vệ sinh máy mà xui cái máy nén tự nhiên chết, khách hàng đổ riết cho thợ đòi bảo hành, sửa chữa mà không trả chi phí.
Hệ thống dàn lạnh và ống dẫn gas
Đây cũng là bệnh gây tranh cãi nhiều nhất giữa thợ và khách hàng. Chỉ vì một lần bơm bổ sung gas điều hòa hoặc hàn ống cho những máy đã mất hết gas. Làm xong thì máy mát, đo áp cả tiếng không suy hao nhưng khi thợ về thì vài ngày sau hoặc một vài tuần sau máy lại hết gas, không làm lạnh được nữa. Trường hợp này khách hàng thường đổ cho thợ về việc không kiểm tra áp lực gas hoặc hệ thống còn chỗ nào rò rỉ không.
Thực sự thì việc rò rỉ này thường rất khó có thể phát hiện ngay sau khi nạp bổ sung gas lạnh hoặc hàn nối ống xong, nó diễn ra từ từ và có thể bị rò rỉ ở rất nhiều điểm khác nhau như trên máy nén, trên hệ thống ống dàn lạnh, ống của dàn nóng hoặc trên hệ thống ống dẫn gas cũ.
Để kiểm tra được xem liệu có còn chỗ rò rỉ gas nào trên hệ thống thì cũng rất phức tạp, mất công sức và thời gian. Có nghĩa là thợ sẽ phải tháp toàn bộ hệ thống dàn nóng, dàn lạnh ra, ngâm trong nước, thử bơm thử áp để phát hiện. Đối với ống đồng cũ cũng vậy, phải gỡ toàn bộ bảo ôn, cách nhiệt ra mà nhiều khi ống chôn trong tường thì phải đục. Công lao động để thử toàn bộ việc này chắc không khéo sẽ đắt hơn cả giá trị của máy điều hòa.
Trong trường hợp này thợ thường đề nghị khách đi lại hệ thống ống dẫn gas mới, tuy nhiên việc này cũng sẽ không đảm bảo được liệu dàn lạnh, dàn nóng hoặc máy nén có bị rò rỉ hay không. Đây chính là lý do thợ sẽ ngại hoặc từ chối sửa chửa nếu găph những máy này.
Chúng ta cần làm gì khi gặp trường hợp trên
Đối với khách hàng
Sử dụng một máy cũ, tận dụng hệ thống ống dẫn cũ giúp ta tiết kiệm chi phí là một việc nên làm, tuy nhiên chúng ta cần biết rằng đối với những máy hoặc hệ thống dẫn ga đã quá lâu thì chúng có thể bị hỏng hóc ở đâu, bất cứ lúc nào.
Khi chúng ta gọi thợ sửa chữa, lắp đặt, nối hàn ống hoặc nạp ga bổ sung xong mà máy chạy được như mong muốn có nghĩa là anh thợ đó đã hoàn thành nhiệm vụ.
Sau một thời gian sử dụng nó có thể bị hỏng tiếp thì lúc nào chúng ta không nên quy kết trách nhiệm cho thợ và ép buộc họ phải sửa chữa vì phần lớn khả năng là nó đã hỏng hóc ở bộ phận khác ví dụ như họ sửa mạch dàn lạnh, sao đó máy hỏng tiếp, thợ đến kiểm tra thấy hỏng tụ, thậm chí máy nén thì lúc đó chúng ta cũng cần hiểu rằng để khắc phục thì phải trả tiền để sửa hoặc thay thế những bộ phận khác, chứ không phải do sửa mạch mà làm hỏng máy nén.
Các bạn chỉ cần biết rằng, nếu thợ sửa bộ phận khác, không giống lần trước sau đó máy chạy được, ngon lành có nghĩa là họ đã hoàn thành nhiệm vụ.
Trường hợp máy phải sửa chữa nhiều lần ở nhiều bộ phận khác nhau, các bạn cũng nên cân nhắc việc thay máy mới vì sửa chữa nhiều lúc cũng sẽ tốn tất nhiều.
Đối với thợ và kỹ thuật viên sửa chữa
Khách hàng là người sử dụng vì vậy khi hỏng máy cũng thường có tâm lý đổ lỗi cho thợ ở lần sửa chữa trước, đây cũng là tâm lý dễ hiểu, của đau con xót vì vậy các bạn cần:
- Giải thích rõ ràng phạm vi công việc, các khả năng có thể và không thể kiểm soát trên máy cũ để khách hàng biết được trước khi sửa chữa.
- Khi sửa chữa, bảo dưỡng máy thì cần chạy test để khách hàng nghiệm thu rằng máy đã hoạt động bình thường.
- Đối với trường hợp nạp ga mới cần cho khách xem đồng hồ đo áp suất trong một khoảng thời gian nhất định, thử bằng bọt xà phòng cho khách hàng xem để khẳng định không bị giảm áp nhanh hoặc rò rỉ.
- Nên trao đổi rõ để khách hàng xác nhận rằng đã hiểu những gì mình nói và để khách hàng quyết định nên hay không nên làm.
Kết luận
Với những máy điều hòa cũ, đã tháo lắp và sửa chữa nhiều lần, chúng ta cần là những khách hàng thông thái, hiểu biết để tránh những tranh cãi không đáng có khi gọi thợ sửa chữa.
Đối với thợ, chúng ta cũng nên giải thích kỹ càng, nhã nhặn, thực hiện kiểm tra, bàn giao trạng thái mỗi ca sửa chữa một cách nghiêm túc để tránh đưa mình vào tình trạng bán tín bán nghi của khách hàng.
Chúc các bạn nhanh chóng giải quyết vấn đề trong sự hiểu biết!
Rada Team
Đặt thợ sửa điều hòa như thế nào?
Đặt trực tiếp từ mẫu tìm thợ sửa điều hòa tại trang web này
• Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
• Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
• Bước 3: Nhập vào số điện thoại để thợ sửa điều hòa có thể liên hệ với bạn.
• Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi thợ sửa điều hòa, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho thợ sửa điều hòa biết khi họ gọi điện cho bạn.
• Bước 5: Nhập vào Loại máy điều hòa, công suất (BTU), bệnh mà bạn gặp phải, nạp gas (nếu bạn biết loại gas thì rất tốt), yêu cầu bảo dưỡng, lắp đặt...
• Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm thợ sửa điều hòa gần bạn...
Tải ứng dụng Rada để đặt thợ sửa điều hòa
• Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
• Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
• Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
• Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Loại máy điều hòa, công suất (BTU), bệnh mà bạn gặp phải, nạp gas (nếu bạn biết loại gas thì rất tốt), yêu cầu bảo dưỡng, lắp đặt... bạn cần yêu cầu thợ sửa điều hòa, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
• Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm thợ sửa điều hòa
Lợi ích khi đặt thợ sửa điều hòa từ hệ thống Rada
• Mạng lưới thợ sửa điều hòa liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào thợ sửa điều hòa cũng có thể đáp ứng
• Ngay sau khi kết nối thành công, thợ sửa điều hòa sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
• Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được thợ sửa điều hòa cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
• Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
• Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với thợ sửa điều hòa
• Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,616 nhà cung cấp dịch vụ, 139,163 người sử dụng và 236,759 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt thợ sửa điều hòa từ mạng lưới dịch vụ của mình.
Tham khảo thêm: Giá dịch vụ thợ sửa điều hòa