Một số quy định của pháp luật về công việc giúp việc nhà
Công việc giúp việc nhà ngày càng trở nên phổ biến và trở thành nghề chính thức được quy định trong Bộ Luật Lao động từ năm 2012. Tuy nhiên, phần lớn người thuê và người giúp việc đều không nắm rõ quy định của pháp luật về công việc giúp việc nhà này. Hãy cùng Rada tìm hiểu về những quy định này với bài viết dưới đây nhé.
Tổng quan về nghề giúp việc nhà
Lao động giúp việc nhà là người lao động làm thường xuyên các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia đình (không theo hình thức khoán việc). Các công việc trong gia đình bao gồm công việc nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho hộ gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại.
Nghề giúp việc nhà không chỉ mang lại cơ hội việc làm đối với một bộ phận lao động, mà còn giúp chăm sóc người già, trẻ em, người khuyết tật một cách chuyên nghiệp và có chất lượng hơn.
Ở tầm nhìn cao hơn, nghề này còn tạo ra một kênh phân phối lại thu nhập trong nước của các quốc gia và giữa các quốc gia khi đưa lao động giúp việc nhà từ nước này sang làm việc tại nước khác.
Ngày nay, nghề giúp việc nhà đã trở thành một công việc phổ biến. Theo thống kế, trên thế giới, cứ 13 lao động làm công ăn lương thì có 1 người là lao động giúp việc nhà. Đến nay, toàn thế giới có 67 triệu lao động giúp việc gia đình, trong đó hơn 80% là phụ nữ (theo thống kê của Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng, GFCD).
Tại Việt Nam, số lượng người giúp việc cũng ngày càng tăng và trở thành một bộ phận quan trọng. Số lượng lao động giúp việc gia đình tại Việt Nam ước tính năm 2015 là hơn 246.000 người, theo số liệu thống kê của Trung tâm Quốc gia Dự báo và Thông tin thị trường lao động. Đến năm 2020, dự báo con số này có thể lên đến 350.000 người, trong đó lao động nữ chiếm trên 95%.
Thực trạng nghề giúp việc nhà tại Việt Nam
Tại Việt Nam, phổ biến hai hình thức giúp việc: người giúp việc có định, sống tại nhà chủ và người giúp việc theo giờ, chỉ đến làm khi chủ nhà yêu cầu.
Theo thống kê của Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng (GFCD) năm 2018, tỉ lệ người giúp việc gia đình tại Việt Nam trên 98% là phụ nữ, trong đó khoảng 75% là người di cư (từ địa phương khác tới) và có tới trên 96% lao động giúp việc chưa qua đào tạo. Có khoảng 77% lao động chỉ học từ tiểu học đến cấp THCS với trình độ học vấn khá thấp.
Việc trình độ học vấn kém chính là nguyên nhân khiến nhiều lao động giúp việc nhà chưa tiếp cận được với các thông tin pháp luật nên chưa hiểu hết về quyền lợi của mình. Kết quả là, có đến 97% lao động giúp việc không tham gia bảo hiểm xã hội; trên 91% không có lương hưu hoặc trợ cấp thường xuyên và chỉ có 19,5% có bảo hiểm y tế.
Các khảo sát liên quan đến nhóm lao động này cũng đã chỉ ra gần 90% lao động giúp việc gia đình đang làm việc mà không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người sử dụng lao động, nên không có cơ sở để đòi quyền lợi.
Một số quy định của pháp luật về công việc giúp việc nhà.
Từ năm 2012, Việt Nam đã ban hành một số quy định pháp luật về công việc giúp việc nhà nhằm đảm đảm bảo quyền và nghĩa vụ của cả người lao động và người thuê lao động. Tuy nhiên, trên thực tế phần lớn người sử dụng lao động cũng như người lao động chưa hiểu hết hoặc chưa nắm hết những quy định của pháp luật đối với lao động. Dưới đây là một số quy định pháp luật về lao động giúp việc gia đình trong Bộ luật Lao động 2012
Hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình
- Người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc gia đình.
- Thời hạn của hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình do hai bên thoả thuận. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bất kỳ khi nào nhưng phải báo trước 15 ngày.
- Hai bên thỏa thuận, ghi rõ trong hợp đồng lao động về hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, thời giờ làm việc hằng ngày, chỗ ở.
Nghĩa vụ của người thuê giúp việc nhà
- Thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động.
- Trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động tự lo bảo hiểm.
- Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người giúp việc gia đình.
- Bố trí chỗ ăn, ở sạch sẽ, hợp vệ sinh cho người giúp việc gia đình, nếu có thoả thuận.
- Tạo cơ hội cho người giúp việc gia đình được tham gia học văn hóa, học nghề.
- Trả tiền tàu xe đi đường khi người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.
Nghĩa vụ của người giúp việc nhà
- Thực hiện đầy đủ thỏa thuận mà hai bên đã ký kết trong hợp đồng lao động.
- Phải bồi thường theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật nếu làm hỏng, mất tài sản của người sử dụng lao động.
- Thông báo kịp thời với người sử dụng lao động về những khả năng, nguy cơ gây tai nạn, đe dọa an toàn, sức khỏe, tính mạng, tài sản của gia đình người sử dụng lao động và bản thân.
- Tố cáo với cơ quan có thẩm quyền nếu người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động hoặc có những hành vi khác vi phạm pháp luật.
Những hành vi bị nghiêm cấm đối với người thuê giúp việc nhà
- Ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực đối với lao động là người giúp việc gia đình.
- Giao việc cho người giúp việc gia đình không theo hợp đồng lao động.
- Giữ giấy tờ tùy thân của người lao động
Đặt giúp việc như thế nào?
Đặt trực tiếp từ mẫu tìm giúp việc tại trang web này
• Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
• Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
• Bước 3: Nhập vào số điện thoại để giúp việc có thể liên hệ với bạn.
• Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi giúp việc, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho giúp việc biết khi họ gọi điện cho bạn.
• Bước 5: Nhập vào Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết...
• Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm giúp việc gần bạn...
Tải ứng dụng Rada để đặt giúp việc
• Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
• Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
• Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
• Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết... bạn cần yêu cầu giúp việc, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
• Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm giúp việc
Lợi ích khi đặt giúp việc từ hệ thống Rada
• Mạng lưới giúp việc liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào giúp việc cũng có thể đáp ứng
• Ngay sau khi kết nối thành công, giúp việc sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
• Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được giúp việc cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
• Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
• Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với giúp việc
• Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,634 nhà cung cấp dịch vụ, 139,294 người sử dụng và 238,014 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt giúp việc từ mạng lưới dịch vụ của mình.