Mẹo sử dụng đèn LED đúng cách để kéo dài tuổi thọ và chất lượng ánh sáng
Đèn bàn LED là thiết bị chiếu sáng thú vị cho các nhu cầu sử dụng trong gia đình. Sản phẩm này có kiểu dáng hiện đại, công nghệ chiếu sáng cao cấp và chất lượng cao. Bạn đang phân vân không biết cách sử dụng đèn LED sao cho đúng cách và hiệu quả? Hãy cùng Rada khám phá những kinh nghiệm trong bài viết này nhé!
Điều chỉnh độ sáng
Hiện nay, trên thị trường có các loại đèn bàn cao cấp được trang bị nút chỉnh độ sáng và nhiệt độ ánh sáng, cho phép người dùng tùy vào nhu cầu sử dụng, có thể linh hoạt lựa chọn độ sáng phù hợp.
Tuy nhiên, bạn không nên chỉnh độ sáng quá nhẹ do ánh sáng phát ra không đủ sẽ khiến mắt nhanh bị mỏi, cũng không chỉnh độ sáng quá mạnh/cao sẽ làm mắt bị chói và nhìn chữ viết, hình ảnh không thoải mái
Điều chỉnh khớp xoay, độ cao đèn phù hợp
Các sản phẩm đèn bàn LED hiện đại thường có thiết kế khớp xoay, nút chỉnh chiều cao để bạn dễ dàng điều chỉnh góc độ chiếu sáng và độ cao đèn linh hoạt.
Đặc biệt, trước khi sử dụng đèn, bạn nên điều chỉnh chiều cao để đảm bảo góc chiếu sáng và độ cao đèn phù hợp với tầm nhìn, phạm vi chiếu sáng vừa vặn và độ cao của đèn không gây vướng víu khi bạn học tập, làm việc.
Sử dụng với nguồn điện ổn định
Trong quá trình sử dụng đèn bàn LED, bạn nên lưu ý chỉ dùng với nguồn điện ổn định, không dùng đèn khi nguồn điện đang chập chờn vì độ sáng của đèn sẽ không chiếu sáng liên tục, dễ làm mỏi mắt người dùng và khiến đèn nhanh hỏng hơn.
Sử dụng đúng dây điện, Adapter
Hiện nay, các sản phẩm đèn bàn đều có thiết kế dây điện, Adapter đi kèm, khi sử dụng bạn nên dùng đúng loại dây nguồn của chính sản phẩm đã chọn mua. Nếu bạn sử dụng dây điện hoặc Adapter không cùng loại sẽ dễ gây hỏng hóc sản phẩm và khiến đèn không đạt được độ chiếu sáng chuẩn nhất.
Lắp đặt ở vị trí cân bằng
Bạn nên đặt đèn bàn ở vị trí bằng phẳng, không nên đặt ở nơi có độ dốc, dễ làm đèn bị nghiêng, đổ. Ngoài ra, bạn cần hạn chế đặt nhiều đồ dùng xung quanh đèn vì sẽ chắn tầm chiếu sáng của đèn, làm giảm hiệu suất chiếu sáng.
Những lưu ý khi lựa chọn đèn LED
Không để ngang bộ phận phát sáng của đèn với mặt gây chói mắt, nên đặt ở góc nghiêng 80 – 90 độ so với mặt bàn.
- Nên chọn màu ánh sáng vàng (3000 – 3500k) hoặc ánh sáng trung tính (4000 – 4500k) vì ở hai dải ánh sáng này sẽ đem lại cảm giác nhẹ dịu cho mắt không chói lóa như ánh sáng trắng (6000 – 6500k).
- Màu sắc thân đèn không quá sặc sỡ, giảm sự tập trung của mắt khi tiếp xúc với đèn.
- Không nên chỉ bật duy nhất đèn bàn học trong phòng, cần có thêm nguồn sáng khác trong phòng để mắt giảm điều tiết, không bị mỏi.
Tránh nước tuyệt đối
Mặc dù đèn học LED sử dụng nguồn điện 220 – 240V và qua bộ đổi nguồn nhưng vẫn có thể gây nguy hiểm khi tiếp xúc với nước. Vì thế, bạn hãy luôn đặt đèn ở nơi khô ráo, thoáng mát để đảm bảo độ bền lâu dài cho sản phẩm.
Không nên ngồi dưới bóng đèn LED quá lâu
Nếu bạn dùng đèn bàn quá lâu để đọc sách hay học tập, làm việc thì sẽ khiến mắt phải điều tiết liên tục gây hại cho đôi mắt. Trường hợp phải dùng thiết bị trong thời gian dài, bạn nên có thời gian nghỉ, tắt đèn bàn học và cho mắt nghỉ ngơi để tránh mệt mỏi.
Vệ sinh bóng đèn sạch sẽ thường xuyên
Đèn bàn LED cần được vệ sinh thường xuyên để đảm bảo cho ánh sáng tốt nhất và sử dụng được lâu dài. Trong quá trình vệ sinh, bạn nên chuẩn bị khăn vải mềm để lau bụi bẩn. Chú ý không sử dụng các chất tẩy rửa để làm sạch đèn, vì có thể khiến đèn bị hư hại các chi tiết và giảm tuổi thọ bóng đèn.
Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn cách sử dụng đèn bàn LED đúng cách để không ảnh hưởng nhiều đến đôi mắt của Rada. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận và chúng tôi sẽ phản hồi bạn sớm nhất nhé!
Đặt thợ điện như thế nào?
Đặt trực tiếp từ mẫu tìm thợ điện tại trang web này
• Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
• Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
• Bước 3: Nhập vào số điện thoại để thợ điện có thể liên hệ với bạn.
• Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi thợ điện, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho thợ điện biết khi họ gọi điện cho bạn.
• Bước 5: Nhập vào Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết...
• Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm thợ điện gần bạn...
Tải ứng dụng Rada để đặt thợ điện
• Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
• Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
• Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
• Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết... bạn cần yêu cầu thợ điện, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
• Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm thợ điện
Lợi ích khi đặt thợ điện từ hệ thống Rada
• Mạng lưới thợ điện liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào thợ điện cũng có thể đáp ứng
• Ngay sau khi kết nối thành công, thợ điện sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
• Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được thợ điện cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
• Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
• Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với thợ điện
• Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 8 năm hoạt động, đến nay đã có 10,636 nhà cung cấp dịch vụ, 139,297 người sử dụng và 238,049 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt thợ điện từ mạng lưới dịch vụ của mình.