Tìm hiểu về máy giặt và những hư hỏng thường gặp?
Cấu tạo máy giặt bạn cần tìm hiểu trước khi gọi kỹ thuật viên
Máy giặt của bạn hoạt động không như mong muốn và khi kỹ thuật viên đến tháo máy ra thì thường hay thông báo với chúng ta những tin chẳng mấy thú vị như hỏng bộ phận này, cần thay thế bộ phận kia, vậy nó là cái gì. Hãy cùng Rada tìm hiểu nhanh cấu tạo của máy giặt để tìm hiểu cách thức hoạt động và các nguyên nhân chúng thường gặp phải trước khi làm việc với kỹ thuật viên sửa chữa các bạn nhé.
1. Đường cấp nước nóng/lạnh
Đường cấp nước nóng/lạnh là nơi chúng ta cấp nước giặt cho máy. Tùy từng loại máy sẽ được thiết kế 1 đường cấp hoặc hai đường cấp nóng/lạnh riêng biệt. Thông thường các máy giặt chỉ có 1 đường cấp và máy giặt cao cấp có chức năng tự làm nóng nước giặt theo từng chế độ riêng biệt để làm tan chất tẩy rửa hoặc làm tan bột giặt trong máy.
Đây là nơi có thể phát sinh các trục trặc đầu tiên có thể kể đến như máy không vào nước, máy vào nước chậm dẫn đến máy không hoặt động hoặc một chu trình giặt sẽ kết thúc rất lâu.
Nguyên nhân có thể đến từ nhiều phía, có thể do áp lực nước của bạn không đủ mạnh, nước đóng cặn hoặc lẫn nhiều tạp chất làm tắc được dẫn nước hoặc bơm hút nước, rơ le đóng ngắt trong máy gặp trục trặc trong quá trình hoạt động. Nếu nguyên nhân xuất phát từ bơm, rơ le thì kỹ thuật viên có thể xử lý ngay (có thể sửa hoặc thay), trường hợp đường nước thì cần có các xử lý bên ngoài.
2. Đường xả nước & Bộ lọc/cốc lọc
Như tên gọi, nó là nơi xả nước giặt ra ngoài của máy được cấu thành nên từ rơ le xả nước được điều khiển đồng bộ từ mạch điều khiển, cốc lọc để ngăn rác bẩn hoặc các vật nhỏ lọt qua đường xả ra ngoài cùng với hệ thống ống xả thường nằm ở đáy của khoang chứa lồng giặt. Một số máy hiện đại có thể có thêm bơm xả để tăng cường tốc độ xả nước giúp cho quá trình giặt nhanh hơn.
Như vậy là các bạn có thể biết được, nếu máy không xả nước thì nguyên nhân có thể xuất phát từ đâu. Nó có thể từ bộ điều khiển (không ra lệnh xả để đóng rơ le cửa xả chẳng hạn, cái này là lỗi phần điều khiển trên mạch); có thể do rơ le bị hỏng, máy bơm hỏng hoặc đơn giản là tắc đường nước xả do có dị vật lọt vào.
Đối với cốc lọc, máy giặt thường thiết kế để bạn có thể dễ dàng tự tháo ra và vệ sinh. Hãy nhớ tháo và vệ sinh thường xuyên bộ lọc trong túi này nhé (cực bẩn).
3. Dây curoa
Lồng giặt xoay được là do động lực được truyền từ motor chính thông qua dây curoa đến trục lồng. Dây curoa được dùng khá thông dụng trong hầu hết các loại máy giặt thông dụng nhằm giảm độ giật khi máy hoạt động. Một số máy giặt đời mới có cơ chế truyền động trực tiếp, có nghĩa là motor sẽ truyền lực quay trực tiếp đến trục giặt thông qua hộp số (như ô tô hoặc xe máy vậy). Cơ chế truyền động trực tiếp phức tạp và đắt tiền hơn nhiều so với cơ chế dây curoa.
Vì là bộ phận chuyển động vì vậy dây curoa rất dễ bị hao mòn hoặc đứt nếu chúng ta thường xuyên giặt quá nặng, quá công suất của máy. Khi dây curoa gặp trục trặc, bạn có thể dễ dàng nhận thấy bằng việc nó không kéo nổi lồng giặt hoặc kêu lục cục trong máy khi motor kéo xoay.
Thay thế dây này cũng đơn giản nếu bạn biết một chút thì có thể tự đi mua đúng chủng loại về rồi tháo lưng máy ra để thay.
4. Motor chính
Đây là motor chính để tạo ra động lực kéo lồng giặt. Về nguyên lý nó cũng không khác gì các motor dùng cho máy bơm, máy quay, máy cưa hay quạt cả, nó cũng bao gồm Rotor và Stator, quận cảm, tụ đề (xem lại kiến thức vật lý điện phổ thông nhé các bạn). Dĩ nhiên thì thiết kế về hình dạng, các loại vòng bi, trục, bạc và thông số thì có thể khác nhau nhưng mục đích chính chỉ để biến điện năng thành động năng.
Hỏng ở khu vực này nếu nhẹ nhàng thì là thay tụ, còn trường hợp khác thì thường là thay thế (dĩ nhiên thì thợ họ vẫn có thể sửa được, nhưng lâu và mất thời gian cũng như khó kiểm chứng được độ ổn định về sau)
5. Thanh gia nhiệt
Một số máy giặt có thêm chế độ làm nóng nước để tan nước cứng, tan bột giặt, làm mềm quần áo trước khi giặt sẽ có thêm bộ phân này. Cơ bản thì nó không khác gì thanh đun nước nóng trong cái ấm điện hay trong bình nóng lạnh của bạn cả. Đơn giản và dễ hiểu phải không?
Nó cũng được điều khiển từ bảng mạch trung tâm, kết hợp với cảm biến nhiệt độ (để biết phải đun nước đến bao nhiê độ) hoặc cảm biến mực nước (để biết có nước thì mới đun, chứ không khô rang mà đun thì cháy ấm à:) cháy thùng giặt) để đun nước thôi.
Cái thanh này thì nó là thanh đun vì vậy nó cũng có thể cháy, bị đóng cặn nước cứng làm giảm khả năng truyền nhiệt (kéo dài thời gian đun) và chả có gì sửa chữa cả. Hỏng thì thay thôi.
6. Lồng giặt
Các máy giặt đời mới thường thiết kế lồng giặt bằng thép không rỉ, nằm trong thùng giặt (bằng nhựa). Về cơ bản thì lồng giặt cũng khó mà hỏng hóc, nhìn vào bên trong thì lúc nào cũng sáng bóng trông rất sạch sẽ, tuy nhiên phần tiếp giáp giữa lồng và thùng giặt nếu bạn bảo dưỡng hoặc vệ sinh máy giặt thì bạn sẽ thấy một thế giới khác mà ít ai có thể tưởng tượng được.
7. Màn hình điều khiển
Máy xịn thì có màn hình LCD, máy thấp hơn chút thì hiện thị tín hiệu bằng đèn led, hàng siêu hiện đại có thể có màn hình mầu, kết nối Internet:) để bạn biết được trạng thái hoạt động của máy. Vì nó hoạt động trong mô trường cũng không được khô ráo là mấy (nếu bạn không giữ) thì nó cũng dễ bị oxi hóa mạch và chập cheng thôi. Cũng đơn giản, các kỹ thuật viên hoàn toàn có thể sửa hoặc nhanh nhất là thay thế nó bằng hàng mới hoặc tận dụng hàng lấy từ các máy cũ ra cho nó rẻ hơn chút.
8. Hộp đựng nước/bột giặt, chất làm mềm (nước xả vải)
Nó là các khay đựng được chia vạch, bạn cần tham khảo tài liệu hướng dẫn sử dụng theo máy để biết nên sử dụng chất tẩy rửa nào, nước xả nào và bao nhiêu là phù hợp trước khi dùng. Về cấu tạo thì nó cũng có đường nước vào với rơ le đóng ngắt, máy hiện đại thì có các máy bơm nước riêng rẽ, có điều khiển để để biết chính xác khi nào thì bơm chất tẩy rửa, khi nào thì bơm chất làm mềm vải vào lồng giặt.
Có các rơ le, có các máy bơm thì chắc chắn là có thể hỏng, tắc và có thể phải thông hoặc thay thế nếu nó hoạt động không như mong muốn.
9. Cửa máy giặt
Đối với máy giặt cửa trên thì nó đơn giản chỉ là cái nắp để chống bụi hoặc vật lạ lọt vào vì vậy không có gì đặc biệt cả. Đối với máy giặc cửa ngang thì nó còn đảm nhận thêm chức năng ngăn nước, tạo gờ đảo quần áo. Nó cấu tạo bao gồm nắp, gioăng ngăn nước, tay mở, công tắc và rơ le công tắc cửa.
Nắp máy giặt cửa ngang khá phức tạp, việc điều khiển công tắc đóng, mở được thực hiện từ mạch điều khiển để tránh chuyện ai đó mở cửa ra khi đang giặt, hoặc mở cửa ra khi nước đang đầy trong thùng giặt.
Bộ phận dễ hư nhất là cái gioăng và cái công tắc hoặc tay mở. Gioăng cửa máy giặt lồng ngang khá đắt và cũng khá dễ hỏng nếu bạn hay giặt quá tải, giặt quần áo quá cứng hoặc sót các vật cứng, vật nhọn vào trong lồng giặt. Hãy cẩn thận.
10. Puli bánh đà
Đây là bộ phận kết nối giữa dây curoa và lồng giặt, nó bao gồm bánh đà, trục và chạc ba nối với lồng giặt (chạc ba nằm trong thùng giặt). Vì nó là bộ phận truyền động vì vậy nó cũng dễ bị gẫy (đặc biệt là chạc ba) hoặc có hiện tượng giơ, vỡ bi sau một thời gian dài hoạt động hoặc do hoạt động quá tải.
Khi đã hỏng bộ phận này, cách tốt nhất là thay thế, bạn cũng có thể lựa chọn thay thế đồ chính hãng hoặc đồ được tận dụng từ các máy đã tháo ra để sử dụng nhằm tiết kiệm chi phí vì nó cũng không hề rẻ.
11. Đối trọng, giảm sóc
Trong máy giặt cũng bao gồm các thanh treo, thanh giằng, thanh giảm sóc và các cục đối trọng bằng bê tông giúp cho máy có thể loại trừ rung lắc và động cân bằng. Qua thời gian hoạt động, các bộ phận này có thể bị hỏng và cần được thay thế (tùy thuộc bạn giặt nhiều hay ít) để tránh hiện tượng rung lắc, kêu to khi giặt.
Thanh giảm sóc lồng máy giặt
12. Cảm biến, mạch điều khiển & vỏ máy
Cơ bản thì 11 nhóm cấu thành được đề cập đến ở trên là đầy đủ các thành phần của một máy giặt cơ bản mà bạn cần tìm hiểu, tuy nhiên để hoạt động thì nó cần có các chương trình điều khiển nằm trên bảng mạch điều khiển chính để tiếp nhận tín hiệu từ các cảm biến đo đếm từ mực nước, nhiệt độ, độ cân bằng, độ rung, cảm biến nước vào, nước thoát… sau đó ra lệnh cho các bộ phận thực thi như motor, rơ le hoạt động.
Các chương trình điều khiển được lưu trên ROM của máy giặt (thường là nằm trong chip), có loại ROM có thể nạp chương trình được, có loại không tùy từng máy. Việc thay thế bảng mạch thường có giá thành cao vì vậy kỹ thuật viên lành nghề có thể sửa chữa bằng cách đo và thay thế linh kiện tương ứng trên mạch điều khiển để tiết kiệm chi phí.
Vỉ máy giặt, qua quá trình sử dụng có thể bị rỉ sét, mọt, bạn cần lưu ý để máy giặt ở nơi khô thoáng hoặc nếu phát hiện ra các vết rỉ sét, bạn có thể tự mua chống rỉ sơn dầu về, dùng giấy nháp đánh sạch vết rỉ sét sau đó sơn lại để đảm bảo độ bền cho máy.
13. Giá thành thay thế & sửa chữa
Mời bạn xem thêm thông tin về bảng giá sửa chữa: Bảng giá sửa chữa máy giặt
14. Đặt kỹ thuật viên từ hệ thống Rada
Kỹ thuật viên từ hệ thống ứng dụng Rada sẽ giúp bạn để xử lý các tình huống khó khăn mà bạn gặp phải với máy giặt khi đặt từ ứng dụng. Họ sẽ rất vui vẻ khi bạn đã tự trang bị cho mình những kiến thức ở trên để có thể trao đổi và hiểu nhau hơn khi tiến hành sửa chữa.
Chúc các bạn luôn xử lý tình huống một cách gọn gàng!
Rada team.
Đặt thợ sửa máy giặt, máy sấy quần áo như thế nào?
Đặt trực tiếp từ mẫu tìm thợ sửa máy giặt, máy sấy quần áo tại trang web này
• Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm
• Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt (lưu ý, nếu hệ thống đã tự động chọn đúng dịch vụ bạn cần chuyển đến bước 3)
• Bước 3: Nhập vào số điện thoại để thợ sửa máy giặt, máy sấy quần áo có thể liên hệ với bạn.
• Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi thợ sửa máy giặt, máy sấy quần áo, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho thợ sửa máy giặt, máy sấy quần áo biết khi họ gọi điện cho bạn.
• Bước 5: Nhập vào loại máy giặt, máy sấy quần áo mà bạn đang dùng, ghi rõ yêu cầu bảo dưỡng hoặc hư hỏng bạn gặp phải...
• Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm thợ sửa máy giặt, máy sấy quần áo gần bạn...
Tải ứng dụng Rada để đặt thợ sửa máy giặt, máy sấy quần áo
• Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng dưới mẫu đặt dịch vụ; Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng
• Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản
• Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình
• Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung loại máy giặt, máy sấy quần áo mà bạn đang dùng, ghi rõ yêu cầu bảo dưỡng hoặc hư hỏng bạn gặp phải... bạn cần yêu cầu thợ sửa máy giặt, máy sấy quần áo, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ
• Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm thợ sửa máy giặt, máy sấy quần áo
Lợi ích khi đặt thợ sửa máy giặt, máy sấy quần áo từ hệ thống Rada
• Mạng lưới thợ sửa máy giặt, máy sấy quần áo liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào thợ sửa máy giặt, máy sấy quần áo cũng có thể đáp ứng
• Ngay sau khi kết nối thành công, thợ sửa máy giặt, máy sấy quần áo sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết
• Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được thợ sửa máy giặt, máy sấy quần áo cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng
• Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn
• Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với thợ sửa máy giặt, máy sấy quần áo
• Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 với hơn 7 năm hoạt động, đến nay đã có 10,543 nhà cung cấp dịch vụ, 138,764 người sử dụng và 233,928 yêu cầu đã thực hiện thành công sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất khi bạn đặt thợ sửa máy giặt, máy sấy quần áo từ mạng lưới dịch vụ của mình.
Tham khảo thêm: Giá dịch vụ thợ sửa máy giặt, máy sấy quần áo